Ba đại học Ivy League phải sơ tán vì bị dọa đánh bom
Vài tiếng sau thông báo sơ tán, ba trường Cornell, Columbia và Brown mở cửa trở lại do cảnh sát không tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về mối đe dọa.
Trưa 7/11, ba đại học thuộc khối Ivy League phát đi thông báo sơ tán tạm thời sau khi nhận được những lời đe dọa đánh bom. Sự việc xảy ra tại Đại học Cornell, Columbia và Brown, hai ngày sau khi có đe dọa tương tự ở Đại học Yale hôm 5/11.
Sở Cảnh sát thành phố New York được gọi đến Đại học Columbia lúc khoảng 14h30. Lúc này, sinh viên và khách được yêu cầu sơ tán. Khoảng hai giờ sau, nhà trường tuyên bố, các mối đe dọa là “không đáng tin cậy và các tòa nhà trong khuôn viên trường đã mở cửa trở lại”.
Cảnh sát có mặt tại khuôn viên Đại học Columbia ở thành phố New York hôm 7/11, sau khi nhận được tin đánh bom. Ảnh: Reuters
Đại học Brown cho hay cảnh sát được gọi tới sau khi trường nhận được đe dọa đánh bom qua điện thoại. Sau đó, khoảng 17h45, trường thông báo các nhà điều tra không tìm thấy bằng chứng về mối đe dọa.
Video đang HOT
“Các tòa nhà được sơ tán hiện đã mở cửa và hoạt động của trường trở lại bình thường”, trích thông báo của Đại học Brown.
Trong khi đó, khoảng 16h10, Đại học Cornell bố trí một vành đai an ninh khi cảnh sát điều tra các mối đe dọa. Khoảng 19h34, trường đã mở cửa lại khuôn viên.
“Chúng tôi thấy nhẹ nhõm khi thông báo rằng mối đe dọa này dường như là một trò lừa bịp. Dù tàn nhẫn nhưng may mắn vẫn chỉ là trò lừa bịp”, đại diện Đại học Cornell cho biết trong một tuyên bố.
Cảnh sát trước đó phải đóng cửa khuôn viên Đại học Yale và một số doanh nghiệp địa phương trong hơn bốn tiếng trước khi đưa ra thông báo rõ ràng. Tối qua, họ vẫn đang điều tra các mối đe dọa tại Đại học Cornell và Đại học Brown.
Không có thiết bị đáng ngờ nào được tìm thấy tại các trường học nào và các nhà điều tra đã không thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ nào.
Thí nghiệm treo ngược tê giác giành giải 'Nobel ngược đời'
Nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm treo ngược bốn chân con tê giác lên đã giành một giải Ig Nobel, hay còn gọi là "Nobel ngược đời".
Giải thưởng mang tính hài hước này thực chất không liên quan đến giải Nobel nổi tiếng thế giới. Ig Nobel đã được tạp chí khoa học Annals of Improbable Research tổ chức từ năm 1991 đến nay nhằm tôn vinh những khám phá khoa học kỳ lạ.
Nhóm nhà khoa học giành giải thưởng, gồm các nhà khoa học từ các nước Namibia, Nam Phi, Tanzania, Zimbabwe, Brazil, Anh và Mỹ, đã nỗ lực thử nghiệm để xem liệu họ có thể vận chuyển tê giác bằng máy bay an toàn hơn hay không khi treo ngược chúng.
Ông Robin Radcliffe (bên trái) và nhóm nghiên cứu. Ảnh: CNN
Nằm trong thí nghiệm do giảng viên về thiên nhiên hoang dã Robin Radcliffe tại Đại học Cornell thực hiện, nhóm nghiên cứu đã bắn phi tiêu tiêm thuốc an thần cho 12 con tê giác đen ở Namibia, sau đó trói chân chúng và treo ngược lên trời. Sau đó, họ đo các chỉ số về hô hấp của tê giác trong lúc trong suốt khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay.
Mặc dù phương pháp nghiên cứu nghe có vẻ kỳ lạ nhưng những phát hiện sau đó lại mang ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Tê giác thường xuyên được di chuyển, chủ yếu bằng xe ô tô song đôi khi bằng máy bay trực thăng, đến những khu vực khác nhau của vùng đồng cỏ châu Phi nhằm đảm bảo loài động vật này duy trì được nguồn gien đa dạng.
Trong một thập kỷ qua, các nhà bảo tồn thường dùng trực thăng di chuyển chúng đến những khu vực khó tiếp cận bằng cách cho chúng nằm nghiêng trên cáng hoặc treo ngược chân lên trời. Thế nhưng, vẫn chưa biết phương pháp vận chuyển nào tốt hơn cho sức khoẻ của tê giác.
Trả lời kênh CNN, ông Radcliffe thông báo nhóm của ông kết luận việc treo ngược tê giác khi vận chuyển sẽ gây hại đến sức khoẻ của chúng. Bởi lẽ, họ phát hiện mức độ ôxy trong máu của chúng tăng cao hơn khi bị treo ngược. Kết quả này được trình bày trên tạp chí Wildlife Diseases hồi tháng 1 năm nay.
Trong số những nhà khoa học được vinh danh năm nay còn có nhóm nhà nghiên cứu quan sát vi khuẩn sống trong những mẩu bã kẹo cao su bám trên vỉa hè, cùng với những người phát hiện hiện tượng cực khoái có thể giúp con người khỏi nghẹt mũi.
Giải Ig Nobel năm ngoái được trao cho nhóm nhà khoa học người Áo và Nhật Bản với thí nghiệm đặt một con cá sấu vào hộp chứa đầy khí heli khiến nó phát ra tiếng động lạ lùng. Một thí nghiệm khác lại phát hiện rằng có thể biết được người nào hay tự ái bằng cách quan sát lông mày của họ.
Giải Ig Nobel ra đời năm 1991 với lễ trao giải được tổ chức vào đầu mùa Thu hàng năm, gần thời gian công bố các giải Nobel chính thức. Giải Ig Nobel phần lớn được trao cho các công trình khoa học có tính hài hước, gây ngạc nhiên hay đôi khi mang cả màu sắc chỉ trích.
Theo truyền thống, các giải Ig Nobel sẽ được các cá nhân từng đoạt giải Nobel chính thức trao tặng. Những người đoạt giải Ig Nobel phải tự túc kinh phí đến lễ nhận giải và có 60 giây để phát biểu cảm tưởng khi được trao giải. Đây là khoảng thời gian do một bé gái 8 tuổi ấn định.
Bi kịch của cậu ấm thừa kế hàng tỷ USD ở tuổi 23 Với số tiền thừa kế hàng tỷ USD, Tyler Huang, một thanh niên người Anh gốc Singapore ngoài 20 tuổi, có thể mua những thứ mà nhiều người mơ ước, nhưng cuộc sống của cậu vẫn đầy bi kịch. Tỷ phú Tyler Huang (Ảnh: Vice). Cuộc sống trong nhung lụa Ở tuổi mà nhiều người vẫn phải đau đầu với các khoản tài...