Ba đại gia “khai quốc công thần” làng game Việt giờ ra sao? So với họ, Garena không đủ tuổi ngồi chung mâm
Cách đây hơn một “con giáp”, làng game Việt có ba ông lớn đứng đầu với rất nhiều tựa game lớn.
Thị trường game Việt đã trải qua một quá trình phát triển từ con số không đến một thế lực thực sự của thị trường Đông Nam Á. Trong đó, không thể bỏ qua ba “khai quốc công thần”, những người được xem đã đặt nền móng vững chãi cho làng game Việt hưng thịnh được như ngày hôm nay. Đó chính là Vinagame (VNG sau này), FPT Online và VTC Game, những ông lớn từng một thời rất rồng phượng mà Garena thời kỳ đó gần như “không được xếp chung mâm”.
Một người vẫn thăng hoa
Đó chắc chắn là VNG (Vinagame) ngày trước. Đến bây giờ, tức là 16 năm kể từ thời điểm Võ Lâm Truyền Kỳ được phát hành, VNG từ một công ty với quy một vài người đã phát triển trở thành một tập đoàn xuyên quốc gia với số lượng nhân sự khổng lồ. Được coi là “kỳ lân công nghệ” của Việt Nam, VNG vẫn là một ông lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất của làng game Việt với hàng loạt các tựa game được đầu tư từ cũ tới mới.
Dù không phải là NPH đầu tiên tại thị trường Việt Nam, song VNG đã có những bước tiến lớn mà không thể không nhắc tới công lao to lớn của Võ Lâm Truyền Kỳ – tượng đài của làng game Việt Nam. Có lẽ chính nhờ vào sự thành công ngoài sức tưởng tượng của huyền thoại kiếm hiệp này mà VNG mới có được thành công cũng như vị thế như hiện tại.
Một người về vực sâu
Đáng tiếc nhất có lẽ phải kể đến số phận của FPT Online, ông lớn gần như đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Nhắc tới FPT Online là nói về sự tiếc nuối với hàng loạt siêu phẩm như MU Online, Thiên Long Bát Bộ, Tây Du Ký, Đặc Nhiệm Anh Hùng… Thời kỳ đó, bom tấn của FPT Online gần như không thua kém sản phẩm nào của VNG, nếu không muốn nói là còn “rồng phượng” hơn khi MU Online mới là sản phẩm game online ra đời trước cả Võ Lâm Truyền Kỳ.
Video đang HOT
Nhưng tiếc thay, FPT Online đã không còn giữ được lửa để rồi phải tuyên bố đóng cửa mảng game vào năm 2014, thời điểm mà ông lớn này mất hàng loạt bom tấn như MU Online và Thiên Long Bát Bộ. Đau đớn nhất có lẽ là việc để mất quyền phát hành Thiên Long Bát Bộ vào tay chính đối thủ lớn nhất của mình là VNG.
Một người cố gắng để sinh tồn
Cái tên còn lại chắc chắn là VTC Game. Đột Kích, Audition là hai tượng đài của làng game Việt gắn liền với thành công và tên tuổi của NPH này. Đến bây giờ, đây vẫn là hai trò chơi huyền thoại của thị trường game Việt, nhưng VTC Game đã “nhượng” lại quyền phát hành Đột Kích sang cho VTC Online.
Trong vài năm trở lại đây, VTC Game gần như không phát hành các bom tấn mà chỉ ra mắt dưới dạng đồng phát hành và tiếp tục duy trì các sản phẩm cũ như Audition. Ông lớn một thời này gần như không còn muốn ganh đua, cạnh tranh với các đối thủ ngày trước như VNG. Còn so với Garena bây giờ thì VTC Game có lẽ đã hụt hơi rất nhiều.
Đối với Garena, từ một cái tên mới của làng game Việt ngày nào, NPH này đã phát triển trở thành một thế lực lớn bậc nhất của thị trường game trong nước với “miếng bánh Esports” gần như được nắm trọn trong tay. Garena và VNG bây giờ mới chính là hai đại diện gần như là “rồng phượng” của game Việt cũng như trong khu vực.
Nếu coi VNG là "Top 1 server", Garena đứng thứ 2 thì số phận của NPH tự nhận là lớn thứ ba VN giờ ra sao?
Tại làng game Việt hiện tại thì có lẽ Top 1 và 2 server khó có NPH nào qua được VNG và Garena.
Làng game Việt tưởng rộng lớn nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ có thể chia làm hai tầng sân chơi. Phía trên đỉnh là VNG và Garena còn phía dưới là các NPH còn lại. Qua rồi cái thời đỉnh cao mà VNG phải cạnh tranh với những cái tên nổi đình nổi đám như FPT Online hay VTC Game. Bây giờ, đối thủ chính của VNG là Garena, đó là sự thật trong khoảng 5 năm trở lại đây và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai, ít nhất là khoảng 2 năm nữa.
Vì Top 1 và 2 server có khoảng cách quá lớn với phần còn lại nên có lẽ chúng ta không cần phải bàn đến vị trí của hai ông lớn này mà sẽ nói đến những NPH còn lại. Vào thời điểm cách đây hơn 10 năm, bên cạnh các NPH lớn là VNG, FPT Online và VTC như đã nói ở trên thì thị trường game Việt còn là cuộc cạnh tranh của những DECO, Saigontel... tạo nên một cục diện tương đối thú vị. Nó giống hệt như thời điểm hiện tại, khi mà xu thế game đã chuyển dịch từ PC sang Mobile được một thời gian khá dài rồi.
Nhưng, không còn các NPH cũ mà thay vào đó là các cái tên như Gamota, Funtap... Trong đó thì Gamota là một trong số những ứng cử viên từng tự nhận mình là NPH lớn thứ ba tại Việt Nam. Quả thật thì Gamota từng một thời rất nổi tiếng với những tựa game đình đám như Ỷ Thiên 3D, Tiếu Ngạo Giang Hồ 3D và đặc biệt không thể không nhắc đến cái tên Tru Tiên 3D đã và đang nằm trong số các sản phẩm MMORPG tiên hiệp đình đám nhất tại Việt Nam, dù đã bước sang tuổi đời thứ 4.
Với việc sở hữu nhiều bom tấn IP nên không khó hiểu khi tại sao Gamota từng một thời định vị được phân khúc người chơi của mình và có một tập khách hàng trung thành. Tuy nhiên thì mọi thứ gần như rẽ sang ngã rẽ khác khi mà Gamota lao vào sân chơi Esports bằng quyết định phất hành hai sản phẩm AOG - Đấu Trường Vinh Quang và Survival Heroes.
Đó đều là các tựa game mà Gamota đặt rất nhiều kỳ vọng và tâm huyết, song là một NPH không có kinh nghiệm vận hành game Esports và mặt khác, thể thao điện tử là một sàn đấu của những kẻ nhà giàu thì không khó hiểu khi Gamota có thể xem là thất bại trong cuộc chiến này. Đó cũng là lúc mà Gamota phải quay lại với những nền tảng vốn đã tạo nên thương hiệu cho mình là MMORPG.
Tuy nhiên, khi bạn đi xuống cũng là cơ hội để các đối thủ khác đi lên, NPH từng một thời giữ vị trí thứ ba tại Việt Nam giờ phải đối chọi với rất nhiều những tên tuổi khác. Đó là quy luật của thị trường và có lẽ Gamota phải chấp nhận. Dẫu vậy, không thể phủ nhận đây vẫn là một NPH lớn với các tựa game nổi tiếng và kinh nghiệm vận hành dòng game nhập vai.
Võ Lâm Kỳ Hiệp đang đạt được nhiều thành tựu trong ngày đầu ra mắt
Trong năm 2021 này, Gamota đang thực sự trở lại với những thành công và kinh nghiệm đã tạo nên thương hiệu của mình. Đó chính là hàng loạt MMORPG đình đám thời gian vừa qua như Thiên Long Kiếm 2, Võ Lâm Kỳ Hiệp bên cạnh Tru Tiên 3D vẫn được xem như một tượng đài của dòng game tiên hiệp di động. Được biết, cả Thiên Long Kiếm 2 và Võ Lâm Kỳ Hiệp đều là những bom tấn chủ chốt được đầu tư rất lớn đến từ Gamota với tham vọng trở thành hai sản phẩm MMORPG chủ lực của làng game Việt. Đối với Tru Tiên 3D thì dù đã bước sang tuổi đời thứ năm nhưng tựa game này chưa bao giờ cho thấy dấu hiệu chững lại, bất chấp những đối thủ khác ra đời muộn hơn và cạnh tranh hơn.
Hy vọng rằng, Gamota sẽ sớm trở lại vị thế của mình và lấy lại được danh tiếng lẫy lừng ngày nào trong tương lai sớm nhất.
Ông lớn một thời từng "rồng phượng" hơn cả VNG nhưng đã chết sau biến cố đen tối nhất của làng game Việt Với thế hệ game thủ 8x và 9x thì có lẽ sẽ không quên được cái tên này đã từng phát hành ra rất nhiều cái tên chất lượng. Cách đây hơn 10 năm, có lẽ game thủ Việt, đặc biệt là thế hệ người chơi 8x và 9x chắc chắn chưa thể quên được làng game Việt đã trải qua biến cố...