Bà chủ Xuyên Việt Oil khai về cuộc gọi với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Do giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
Ngày 21/11, phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil ( Công ty Xuyên Việt Oil) tiếp tục phần xét hỏi.
Đại diện VKS hỏi bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) về nội dung cuộc điện thoại với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Bị cáo Hạnh khai, trong quá trình làm thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu vào năm 2021, do dịch Covid-19 nên Công ty Xuyên Việt Oil không đáp ứng đủ điều kiện nên bị cáo gọi điện thoại nhờ bị cáo Hải giúp đỡ.
Về lý do không nộp hồ sơ theo quy trình thông thường mà lại nhờ giúp đỡ, bị cáo Hạnh trần tình, khi đó Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với một đối tác từ Singapore, nhưng hồ sơ xin cấp phép bị trả lại vì không đảm bảo đủ các điều kiện, trong khi TPHCM lại đang bị giãn cách, không thể đi lại được.
Thời điểm đó, giữa Xuyên Việt Oil và đối tác Singapore đã ký hợp đồng hợp tác nên việc xin giấy phép trở nên cấp bách.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh. Ảnh: Đào Phương
Vì vậy, bị cáo đã gọi điện trình bày với bị cáo Hải nhờ giúp đỡ và khi giấy phép được phê duyệt, bị cáo Hải chủ động gọi điện thông báo “Anh vừa ký xong, em liên lạc với bộ phận một cửa để lấy giấy phép”. Bị cáo Hạnh hứa sẽ cảm ơn vị cựu Thứ trưởng.
Tuy nhiên, ông Hải phủ nhận lời khai này của bị cáo Hạnh. Theo bị cáo Hải: “Khi chị Hạnh gọi điện cho tôi, không nhắc gì đến tình trạng điều kiện của công ty vào thời điểm đó, cũng không có chuyện nói ra thủ tục cụ thể nào. Đúng là tôi có gọi cho anh Hoàng Anh Tuấn, nhưng lúc đó tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi mỗi ngày, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng”.
Bị cáo Hải khẳng định, bị cáo không chỉ đạo bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), mà chỉ nhắc nhở giấy phép của công ty này sắp hết hạn, yêu cầu làm nhanh và sớm hoàn thiện thủ tục, hồ sơ.
Khi được hỏi về việc Công ty Xuyên Việt Oil có đủ điều kiện cấp phép hay không, bị cáo Hải thừa nhận “chưa đủ”. Giải thích lý do gọi điện sau khi ký giấy phép, bị cáo Hải khai do thấy bị cáo Hạnh “sốt ruột”, nên muốn trấn an để Hạnh yên tâm tiếp tục kinh doanh.
Việc giúp đỡ cấp giấy phép cho Xuyên Việt Oil, vị cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải được bị cáo Hạnh cảm ơn 50.000 USD.
Video đang HOT
Các cựu lãnh đạo Bộ Công Thương nhiệt tình giúp Xuyên Việt Oil vì tiền
Theo cáo buộc, tháng 6/2021, do giấy phép của Bộ Công Thương cấp cho Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng do không đủ điều kiện để được cấp lại, bị cáo Hạnh chỉ đạo thuộc cấp chuẩn bị tiền đưa hối lộ cho lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, lãnh đạo Bộ Công Thương để xin.
Bị cáo Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Đào Phương
Thông qua bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương), bị cáo Hạnh nhờ bị cáo Hải giúp đỡ và hứa sẽ cảm ơn khi Xuyên Việt Oil được cấp phép. Ông Hải đồng ý và giới thiệu Hạnh liên hệ với ông Tuấn để được hướng dẫn cụ thể.
Sau đó, bị cáo Hải chỉ đạo bị cáo Tuấn xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil. Bị cáo Tuấn báo cáo lại việc này cho bị cáo Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và cả hai đều thống nhất tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Xuyên Việt Oil.
Ngày 17/6/2021, bà Hạnh chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng (cựu Phó giám đốc Chi nhánh công ty Thương mại và Vận tải du lịch Xuyên Việt Oil) mang 5.000 USD, đưa cho ông Tuấn.
Tuy nhiên, sau đó bị cáo Hạnh nhận được công văn thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép vì hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Khi đó, bà Hạnh tiếp tục liên lạc với bị cáo Tuấn để nhờ giúp đỡ. Qua trao đổi, bị cáo Hạnh hứa sẽ gửi chi phí cho việc cấp phép là 300.000 USD.
Sau đó, Hạnh đưa 300.000 USD cho bị cáo Thắng để mang đi hối lộ, nhưng Thắng giữ lại 50.000 USD, chỉ đưa bị cáo Tuấn và Đông 250.000 USD.
Phiên tòa tạm dừng tới ngày 25/11, đại diện VKS sẽ nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Túi quà của bà chủ Xuyên Việt Oil khiến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương 'ngã ngựa'
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai được bà chủ Xuyên Việt Oil đem túi quà đến tặng vào dịp Noel và Tết Dương lịch.
Do có cuộc họp nên bị cáo để túi quà ở phòng làm việc, sau này mở ra mới biết có tiền.
Sau nửa ngày làm thủ tục và công bố cáo trạng, chiều nay (20/11), phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) bước vào phần xét hỏi.
Thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) khai tất cả mọi hoạt động của Xuyên Việt Oil là do bị cáo chỉ đạo, các cấp dưới chỉ thực hiện theo.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đào Phương
Theo bị cáo Hạnh, đa phần nhân viên đều là người nhà từ quê vào phụ giúp và đều ít học, không biết đã làm sai quy định. Trong đó có bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (cựu Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) là em gái họ, được đưa vào để quản lý nhân viên mỗi khi bị cáo Hạnh đi công tác.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc trong 2 tài khoản quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn 2 triệu đồng và 128 đồng nhưng tại sao lại báo cáo 219 tỷ đồng, bị cáo Hạnh trần tình rằng có lấy tiền ở đây ra đầu tư.
"Hiện công ty sở hữu nhiều tài sản và cộng thêm các tài sản riêng, tài sản nhờ người khác đứng tên, bị cáo sẽ dùng để khắc phục hậu quả" - bị cáo này trả lời.
Đối với việc chiếm đoạt 1.244 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường, bị cáo Hạnh thừa nhận biết phải nộp lại cho nhà nước.
"Bị cáo biết việc sử dụng số tiền này là sai và rất ăn năn hối cải, muốn xin thời gian để khắc phục hậu quả" - bà Hạnh nói.
Trong khi đó, tỏ ra mất bình tĩnh, bị cáo Như Phương khai được sinh ra tại vùng quê nghèo ở Quảng Trị, tuổi đời còn trẻ nên thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết pháp luật. Bị cáo nói chỉ làm thuê cho bị cáo Hạnh và được trả lương hàng tháng chứ không được chia lợi nhuận.
Bà trùm Xuyên Việt Oil khai về việc hối lộ cho các cựu quan chức Bộ Công Thương
Về hành vi đưa hối lộ, bị cáo Hạnh khai người đầu tiên đưa là bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương).
Theo lời khai của bị cáo Hạnh, năm 2016, khi Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép, bị cáo đã được giới thiệu gặp bị cáo An nhờ giúp đỡ. Sau đó, bị cáo Hạnh 4 lần đưa tiền cho bị cáo An, với tổng số hơn 921 triệu đồng và 1 chiếc đồng hồ Patek trị giá 23.000 USD, là quà tặng trong dịp sinh nhật.
Dù thừa nhận hành vi nhận hối lộ nhưng bị cáo An cho rằng thực tế mình chỉ nhận 3 lần, nhưng trong bản tường trình viết nhầm thành 4 lần. Bị cáo An cũng khẳng định đã thực hiện việc cấp giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil đúng quy định.
Về việc đưa hối lộ 50.000 USD cho bị cáo Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương), bị cáo Hạnh khai đưa khi tới gặp để chúc tết.
Cũng thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, bị cáo Hải trình bày năm 2016, Công ty Xuyên Việt Oil được bị cáo ký giấy phép xuất nhập khẩu có giá trị 5 năm. Theo ông Hải, thời điểm này bị cáo không biết bà Hạnh là ai.
Bị cáo Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Đào Phương
Đến năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại TPHCM, Công ty Xuyên Việt Oil là đầu mối cung cấp xăng dầu lớn ở phía Nam và nhiều lần Bộ Công Thương nhận được công văn của UBND TPHCM đề nghị tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
"Chị Hạnh gọi cho tôi lúc dịch Covid-19 hoành hành, tôi rất chia sẻ nên đã gọi anh Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - PV) để phối hợp. Tôi yêu cầu chị Hạnh phải làm đúng trình tự.
Trong quá trình kiểm tra, Công ty Xuyên Việt Oil chưa đáp ứng đủ yêu cầu nên Vụ Thị trường trong nước có công văn thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép.
Sau 15 ngày, Vụ Thị trường trong nước trình hồ sơ của công ty. Lúc này, hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu để được cấp phép. Việc cấp phép là chính xác, khách quan, phù hợp với quy định, tôi không có tác động gì" - bị cáo Hải khai.
Cũng theo bị cáo Hải, ngày 21/12/2021 - thời điểm gần Noel và Tết Dương lịch, bị cáo Hạnh đã đến cơ quan tặng quà.
"Khi đó, tôi có cuộc họp nên để túi quà ở phòng làm việc, sau này mở ra mới biết có tiền. Đây là sai lầm lớn nhất của tôi. Hiện gia đình tôi đã khắc phục toàn bộ số tiền nhận của bị cáo Hạnh, mong HĐXX xem xét" - bị cáo Hải trần tình.
Các bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM), Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn), Đặng Công Khôi (cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính) đều thừa nhận hành vi nhận hối lộ từ bị cáo Hạnh.
Đại án Xuyên Việt Oil: 'Đồng hồ Patek Philippe chết máy nên bán được gần 23.000 USD' Liên quan đồng hồ Patek Philippe nhận từ cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khai đó là quà sinh nhật; song đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên bị cáo đã mang đi bán, được gần 23.000 USD. Chiều 20.11,...