Bà Christine Lagarde tái cử Tổng Giám đốc IMF
Ban lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đã bầu lại bà Christine Lagarde làm Tổng Giám đốc điều hành định chế tài chính này thêm một nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ ngày 5/7 tới.
Bà Lagarde. Ảnh: TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 19/2, IMF nêu rõ bà Lagarde, 60 tuổi, nguyên Bộ trưởng Tài chính Pháp, ứng cử viên duy nhất được đề cử vào chức vụ trên, đã được bầu với sự đồng thuận nhất trí cao. Phát biểu sau khi được bầu lại vào chức vụ trên, bà Lagarde tuyên bố Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc) vào tháng tới nên đặt trọng tâm vào những tác động ngược từ những quyết sách của mình.
Bà Lagarde, người đã đảm nhiệm cương vị Tổng Giám đốc điều hành IMF từ năm 2011, được coi là người có công trong việc làm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và đã tiến hành những thay đổi để gia tăng ảnh hưởng của các thị trường mới nổi lên như Trung Quốc và Brazil tại IMF.
Video đang HOT
Theo Báo Tin tức
Giám đốc IMF mất ngủ vì các nước sản xuất dầu mỏ
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho hay bà mất ngủ vì các nước sản xuất dầu mỏ đang gặp khó khăn.
Giám đốc IMF Christine Lagarde - Ảnh: Reuters
Theo CNN, người đứng đầu IMF cho biết có "một vài nước" đang khiến bà mất ngủ gần đây. Đứng đầu danh sách là những quốc gia có thu nhập thấp và phụ thuộc nặng nề vào dầu thô xuất khẩu.
"Tôi nghĩ đến các nước, chẳng hạn như Nigeria, nơi 90% hàng xuất khẩu và 60% nguồn thu bắt nguồn từ doanh thu dầu mỏ và các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ. Đó là nước đang đối mặt với tình hình thật sự khó khăn", bà Lagarde chia sẻ tại một buổi phỏng vấn ở Viện Albright thuộc Đại học Wellesley (Mỹ). Nhiều nước đang cạn tiền vì dầu giá rẻ.
Nigeria đang xem xét việc đề nghị Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Phi và các tổ chức quốc tế khác cho vay 9 tỉ USD. Một nước khác là Azerbaijan cũng đang tìm kiếm khoản vay khẩn cấp đến 4 tỉ USD và các quan chức thuộc IMF đã và đang thực hiện đánh giá về cuộc khủng hoảng ở nước này.
Venezuela thậm chí còn đang ở sát mức khủng hoảng tài chính hơn hai nước kia, dù quốc gia này có thể quay sang một số nguồn khác để tìm sự giúp đỡ, chẳng hạn như Trung Quốc. Năm ngoái, Venezuela ký một thỏa thuận cung cấp dầu thô với Trung Quốc để đổi lấy hàng tỉ USD viện trợ.
Với Ả Rập Xê Út, IMF vừa dự báo phía trước là những năm thuế cao và trợ giá nhiên liệu thấp, theo Russia Today. Quốc gia Trung Đông sẽ cần phải dừng việc phụ thuộc quá nhiều vào doanh thu dầu thô, yếu tố chiếm đến 80% nguồn thu ngân sách chính phủ.
Các nước phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ đã đi qua một cuộc bùng nổ khi thùng dầu thô có giá đến hơn 100 USD. Song giờ đây, giá cả đã lao dốc từ cuối năm 2014 và liên tục chạm đáy. Hồi giữa tháng 1 vừa qua, dầu thô giảm giá đến dưới 27 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
Lúc này, bà Lagarde đang đưa ra thông điệp về cải cách kinh tế cho các nước như Nigeria. Song giới chuyên gia cho rằng các khoản vay có thể là phần cần thiết cho quá trình chuyển đổi nói trên.
Ông Masood Ahmed, người đứng đầu vùng Trung Đông của IMF nói về Ả Rập Xê Út: "Đây sẽ là một phần trong quá trình điều chỉnh kéo dài nhiều năm. Sẽ phải có một thay đổi lớn trong nền kinh tế Ả Rập Xê Út. Đây là việc cần thiết và sẽ rất khó khăn nhưng tôi cho rằng giới chức nước này đã nhận thức rõ ràng về chuyện đó". Theo ước tính của IMF, Ả Rập Xê Út đang thâm hụt ngân sách đến 140 tỉ USD, nhiều hơn hẳn con số 98 tỉ USD do chính phủ nước này công bố.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Màn kịch vụng Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos năm nay, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã tuyên bố sẽ tái ứng cử vào cương vị này. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde - Ảnh: AFPgoc Cơ hội tái cử của bà Lagarde hiện khá sáng sủa bởi có...