Ba cách giúp Trump đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Trước chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ, National Interest đưa ra một số kế sách mà ông Trump có thể sử dụng để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Tổng thống Donald Trump (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình (phải). Nguồn: Daily Express
Trước sự thay đổi nhanh chóng của Philippines kể từ khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, tình hình Biển Đông đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Từ việc phản đối quyết liệt Trung Quốc cải tạo bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), chính quyền Philippines bất ngờ chuyển sang hợp tác và mềm mỏng với Bắc Kinh, đồng thời chỉ trích Mỹ là “nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng cho khu vực”.
Tổng thống Duterte cho rằng, chính phủ Mỹ tiền nhiệm đã buộc người Philippines phải giữ lập trường chống Trung Quốc, nhưng lại không cung cấp hỗ trợ quân sự.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, trước bối cảnh này, Tổng thống Donald Trump có thể áp dụng cách tiếp cận tối giản. Ông Trump có thể tái khẳng định quan điểm của chính quyền ông Obama trong việc xem xét tất cả các tranh chấp trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời không thể làm ngơ trước tình cảnh của Philippines.
Theo các chuyên gia, nếu Mỹ làm ngơ trước tình cảnh hiện nay của Philippines và rút khỏi nước này, một hậu quả to lớn về lòng tin của các đồng minh Mỹ trên toàn cầu sẽ sụp đổ, đồng thời làm đảo lộn hoàn toàn các chiến lược của Mỹ đã được biết đến trước đó.
Hai là, Tổng thống Donald Trump có thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời tìm cách bảo vệ chủ quyền của Philippines và các đồng minh thông qua việc phản đối các hành động xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông, tiếp tục duy trì các hoạt động tuần tra của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, ông Trump có thể củng cố thêm độ chắc chắn các cam kết của Mỹ đối với khu vực này bằng cách nêu rõ ràng hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Philippines bao trùm cả bãi cạn Scarborough, giống như cam kết giữa Mỹ trước Nhật Bản, đưa quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) vào hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật.
Bằng cách này, Washington có thể giúp Manila tăng cường bảo vệ và duy trì an ninh cho toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Philippines, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc có hành động trái phép trên bãi cạn Scarborough.
Theo các chuyên gia, lựa chọn thứ hai sẽ không đe dọa đến sự hợp tác đối với các lĩnh vực khác mà Washington cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh, chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nhưng vẫn đảm bảo được sự hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các cam kết trước đồng minh.
Các hành động của Bắc Kinh hiện nay đang buộc chính quyền Tổng thống Trump phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Và trong cuộc gặp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung, các chính sách liên quan tới Biển Đông sẽ được ông trả lời.
Theo Danviet
Tổng thống Philippines Duterte nói có thể đến đảo Thị Tứ ở Trường Sa
Ông Duterte tuyên bố có thể thăm đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ trái phép của Việt Nam ở Trường Sa.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
"Trong ngày lễ Độc lập sắp tới (12/6), tôi có thể tới đảo Pagasa để kéo quốc kỳ", Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte hôm nay tuyên bố, theo Reuters. Pagasa là cách Philippines gọi đảo Thị Tứ tại quần đảo Trường Sa.
Tuyên bố của ông Duterte được đưa ra hai ngày sau khi ngoại trưởng nước này cho biết Trung Quốc và ASEAN đã có tiến bộ trong việc xây dựng khuôn khổ bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm giữ. Philippines chiếm 9 cấu trúc ở Trường Sa, gồm bãi Cỏ Mây. Nước này cho quân lính đồn trú trên một tàu vận tải thời Thế chiến II mắc kẹt tại đây.
Đảo Thị Tứ nằm gần đá Subi, cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Subi là một trong 7 đá mà Trung Quốc cho xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo nhân tạo này bằng việc triển khai tên lửa đất đối không và các vũ khí khác.
Trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Duterte từng nói rằng sẽ lái máy bay tới một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông để đòi chủ quyền của Manila.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói quân đội nước này sẽ tăng sức mạnh cho các cơ sở chiếm đóng ở Trường Sa, xây dựng cảng mới, lát đường băng sân bay và sửa chữa các công trình hiện có.
Văn Việt
Theo VNE
Những điểm chung Trump - Tập có thể thúc đẩy quan hệ hai nước Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida vào ngày 6 và 7/4 tới, hai bên có thể đứng trước cơ hội đạt được một thỏa thuận lớn cho mối quan hệ song phương. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là sẽ có cơ hội...