Ba cách giảm rủi ro khi bị tấn công mạng
Khi nói về bảo mật, chúng ta thường nghĩ tới các mối đe dọa đối với hệ thống mạng, dữ liệu và thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, đó không hẳn là những gì tạo ra rủi ro mạng.
Ông Scott Register, Phó chủ tịch giải pháp bảo mật Keysight Technologies
Theo ông Scott Register, Phó chủ tịch giải pháp bảo mật – Keysight Technologies, hoạt động quản lý rủi ro có thể khá tốn kém. Trên thế giới không có gì miễn phí – và việc bảo hiểm cho doanh nghiệp chống lại các mối đe dọa mạng cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là ba việc các doanh nghiệp có thể thực hiện, để phòng tránh bị tấn công mạng.
Giảm số cảnh báo từ hệ thống SIEM – xác định và tập trung điều tra những cảnh báo quan trọng
Mỗi ngày, các nhóm bảo mật trong doanh nghiệp thường phải đối mặt với hơn một triệu cảnh báo SIEM. Không cần phải là một nhà toán học cũng có thể biết được không một nhóm bảo mật nào có khả năng phân cấp ưu tiên và điều tra một cách hợp lý số lượng cảnh báo quá nhiều như vậy. Đó là lý do tại sao rất nhiều cảnh báo SIEM vẫn bị bỏ qua – cho phép những kẻ tấn công lẻn qua được các khe hở.
Tuy nhiên, nhiều cảnh báo trong số này không có giá trị hành động. Đối với tin tặc, bạn chỉ là địa chỉ IP tiếp theo trong danh sách quét hoặc thăm dò tự động của chúng, và nếu bạn có thể chặn kết nối ngay từ gói tin đầu tiên thì tin tặc sẽ chẳng thể làm được gì. Vì vậy, tại sao phải xử lý cảnh báo? Chỉ cần triển khai một cổng thông tin tình báo về mối đe dọa như ThreatARMOR, bạn đã có thể chặn được tới 80% lưu lượng độc hại vào mạng của mình ngay từ đầu. Nhờ đó, số lượng cảnh báo SIEM và áp lực lên hệ thống NGFW (tường lửa thế hệ sau) của bạn sẽ được giảm đáng kể.
Cách ly bất cứ thứ gì vượt qua được tuyến phòng thủ đầu tiên
Ưu điểm khác của cổng thông tin tình báo về mối đe dọa là khả năng tự động chặn các kết nối về trung tâm chỉ huy và điều khiển (hoặc C&C) xuất phát từ các phần mềm độc hại như mã độc tống tiền. Các công cụ này được hỗ trợ bởi đội ngũ thu thập thông tin tình báo về mối đe dọa với mạng lưới honeypot toàn cầu hoạt động suốt ngày đêm – thực hiện phân tích mã độc và theo dõi các máy chủ C&C quản lý mã độc. Nhờ đó, các công cụ này có thể ngăn chặn không cho phép mã độc đã xâm nhập vào mạng của bạn kết nối với trung tâm chỉ huy – cho phép bạn không chỉ ngăn không để mã độc gây thiệt hại và lây lan mà còn xác định được hệ thống nào đã bị lây nhiễm và cần khắc phục.
Video đang HOT
Công cụ này không thay thế được sản phẩm bảo mật thiết bị điểm cuối (có khả năng phát hiện hành vi và hoạt động độc hại), nhưng có thể giảm đáng kể tác động mà sự lây nhiễm có thể gây ra đối với mạng.
Liên tục kiểm tra khả năng phòng thủ
An ninh bảo mật luôn thay đổi. Cấu hình sai, các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật mới xuất hiện hằng ngày. Đó là lý do tại sao bạn cần đảm bảo các chính sách bảo mật mạng và điểm cuối của mình đang được thực thi đúng như mong đợi. Báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu mới nhất của Verizon tiết lộ rằng các sai lỗi cấu hình đơn giản là nguyên nhân của nhiều vụ vi phạm hơn so với các lỗ hổng công nghệ.
Như vậy, ý nghĩa của điều này là gì? Đó là bạn cần phải suy nghĩ như một kẻ tấn công. Và đó chính là chức năng của các công cụ mô phỏng vi phạm và tấn công, như công cụ Threat Simulator của Keysight. Các công cụ này giúp bạn dễ dàng mô phỏng một cách an toàn nhiều loại mã độc khai thác lỗ hổng an ninh bảo mật và các cuộc tấn công chống lại hệ thống an ninh bảo mật (thiết bị điểm cuối, tường lửa, WAF, DLP…), cũng như giúp xác định những sai lỗi cấu hình sai dễ bị tấn công và từng bước hướng dẫn bạn khắc phục bất kỳ lỗ hổng nào được tìm thấy.
Ngoài ra, đừng nên chờ đợi tới khi những kẻ tấn công kiểm tra khả năng phòng thủ của bạn. Hãy đầu tư để tăng cường an ninh mạng, giúp giảm khả năng mạng bị vi phạm nghiêm trọng. Nếu tính đến các chi phí có thể phát sinh khi bị tác động bởi các cuộc tấn công như vậy – bao gồm tiền phạt pháp lý/tuân thủ, thiệt hại danh tiếng và tổn thất vốn hóa thị trường – thật khó để tưởng tượng một khoản đầu tư nào khác có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro tốt hơn là đầu tư cải thiện an ninh mạng.
Việt Nam cùng 10 nước diễn tập ứng cứu sự cố tấn công ransomware vào tổ chức y tế
Chương trình diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 tập trung vào tình huống phối hợp ứng cứu tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua khai thác lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền (ransomware) vào tổ chức y tế.
Lần thứ 9 các nước ASEAN và Nhật Bản tập dượt phối hợp ứng cứu sự cố
Ngày 24/6, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức cho các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, các đơn vị CNTT của các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc tham gia diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2021.
Đây là năm thứ 9 liên tục các quốc gia ASEAN và Nhật Bản tổ chức diễn tập không gian mạng từ xa để tăng cường chia sẻ thông tin, ứng phó với các cuộc tấn công, vấn đề mất an toàn thông tin chung trong khu vực; đồng thời gia tăng hợp tác trên không gian mạng giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 có gần 450 cán bộ kỹ thuật của Việt Nam tham gia tại hơn 200 điểm cầu trên toàn quốc
Trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19, diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong đó có 1 điểm trực tiếp tại Hà Nội sẽ là đầu mối giao tiếp với quốc tế và điều phối chương trình diễn tập.
Các thông tin trao đổi với các quốc gia khác và giữa các điểm sẽ được truyền trực tiếp từ Hà Nội tới 219 điểm cầu trên cả nước qua các kênh liên lạc sử dụng trong quá trình diễn tập và nền tảng họp trực tuyến "Make in Vietnam" eMeeting do AIC và BKAV phát triển.
Có chủ đề "Phối hợp ứng cứu sự cố tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền vào tổ chức y tế", ưu tiên chính của diễn tập tại Việt Nam là nhằm nâng cao năng lực phối hợp và ứng phó sự cố của các đơn vị.
Diễn tập tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật của các đơn vị nắm rõ quy trình xử lý, cách thức liên lạc, phối hợp chia sẻ thông tin với mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia khi có các tình huống tương tự xảy ra trên thực tế.
Các đơn vị tham gia diễn tập quốc tế lần này còn cùng nhau thảo luận, chia sẻ về các phương án ứng cứu, xử lý sự cố nhằm tăng cường khả năng ứng phó sự cố quốc gia.
Thúc đẩy chia sẻ thông tin về nguy cơ, sự cố giữa các quốc gia, đơn vị
Phát biểu khai mạc diễn tập, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Hoàng Minh Tiến cho biết, 2 năm qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc tấn công mạng của các tổ chức, cá nhân ngày một nhiều với mức độ tinh vi hơn.
Cụ thể, tấn công lợi dụng các lỗ hổng điểm yếu có mức độ nghiêm trọng cao và các hệ thống thông tin sử dụng mã độc tống tiền nhắm vào mọi tổ chức cá nhân, kể cả các hệ thống y tế đang gồng mình chống dịch và cứu chữa bệnh cho đại dịch. Tấn công lừa đảo mạo danh, nói xấu, xuyên tạc cũng đã được tin tặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, những công cụ tấn công mà trong đó áp dụng những công nghệ mới như Big Data, AI hay IoT.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản 2021 đưa ra các tình huống thực đã và đang xảy ra hiện nay, đó là tin tặc khai thác lỗ hổng trên thiết bị VPN để xâm nhập bất hợp pháp vào mạng của các cơ quan chính phủ và đánh cắp thông tin dữ liệu; tin tặc dùng mã độc tống tiền, mã hóa dữ liệu, đòi tiền chuộc của các cơ sở y tế ngay trong đại dịch.
"Tình huống diễn tập là minh chứng cho việc tấn công mạng liên tục xảy ra và không loại trừ bất kỳ ai. Các quốc gia, tổ chức cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp khắc phục, ứng phó khi sự cố xảy ra, nhất là hỗ trợ và bảo vệ cho hệ thống y tế tập trung cho việc chống dịch và cứu chữa bệnh", ông Hoàng Minh Tiến nhận định.
Tin tặc dùng mã độc tống tiền tấn công các cơ sở y tế ngay trong đại dịch là tình huống thực đã xảy ra được chuyên gia của 11 nước diễn tập ứng cứu, xử lý sự cố
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng lưu ý các đơn vị tăng cường và cập nhật các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, liên tục theo dõi giám sát phát hiện sớm các nguy cơ, phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực trong nước để ứng cứu, khắc phục khi xảy ra sự cố. Đặc biệt là cần nhanh chóng cập nhập thông tin các đầu mối phối hợp của các quốc gia, đơn vị.
Nhấn mạnh tấn công mạng diễn ra mọi lúc, mọi nơi và không chừa ai, kể cả các tổ chức y tế đang gồng mình cứu chữa bệnh và chống dịch, đại diện VNCERT/CC cũng đề nghị các đơn vị đặc biệt chú trọng việc chia sẻ thông tin và phối hợp với nhau khi xảy ra sự cố.
"Chia sẻ thông tin về sự cố, về nguy cơ chính là giúp cho nhiều cơ quan, tổ chức khác phòng ngừa, được an toàn hơn. Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia được thành lập cũng nhằm mục đích thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các đơn vị ứng phó khi xảy ra sự cố", đại diện VNCERT/CC cho hay.
Bên cạnh các chương trình diễn tập, Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia còn có kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo, chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế... và đặc biệt là tăng cường hỗ trợ lẫn nhau theo các Cụm mạng lưới trong các hoạt động phòng, chống các tấn công mạng, phản ứng nhanh và ứng cứu sự cố trên không gian mạng trong thời kỳ đại dịch chung.
Trận chiến 'từng mili giây' chống mã độc tống tiền Các nhà khoa học máy tính đang nỗ lực đẩy giới hạn thời gian của phần mềm để tìm ra cách ngăn chặn gần như tức thời các cuộc tấn công phá hủy mạng máy tính. Một loạt cuộc tấn công ransomware gần đây đã khiến những người có chức trách phải tập trung chú ý vào vấn đề thời gian 115 mili...