Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Tại sao nói ăn rau ngót dễ sảy thai?
Ăn rau ngót là sảy thai? Thực tế có đúng như vậy không hay chỉ là quan niệm sai lầm?
Có thai mẹ nào cũng phải có ý thức giữ gìn, ăn gì cũng phải suy nghĩ xem ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi hay không. Dù rau ngót đối với người bình thường rất lành tính và bổ nhưng với bà bầu thì cần cân nhắc kỹ. Câu trả lời cho thắc mắc trên sẽ có trong bài viết của Viknews Việt Nam sau đây.
Dinh dưỡng có trong rau ngót
Theo Đông y, rau ngót rất lành tính, có vị ngọt mát, rất tốt cho hệ tiêu hóa, chứa nhiều gluxit, canxi, photpho, vitamin C, B1, B2, B6 và các axit amin thiết yếu như lysin; metionin; phenylalalin, treonin, izoleucin…
Dinh dưỡng có trong rau ngót
Do đó, rau ngót ngoài là món rau phổ biến trong bữa cơm của người Việt Nam còn có tác dụng phục hồi rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là những người già, người bị thiếu máu, mới ốm dậy, và chữa được tưa lưỡi, đái dầm ở trẻ em.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Bà bầu khi mang thai nên có chế độ ăn phong phú và cân đối tất cả các nhóm dưỡng chất để mẹ khỏe, con khỏe.
Nhưng đối với rau ngót thì phải cân nhắc kỹ vì đây là loại rau phổ biến mà rất nhiều người thích ăn. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu không nên ăn rau ngót vì loại rau này có tác dụng làm sạch ruột rất tốt. Ăn nhiều và thường xuyên dễ dẫn đến sảy thai. Chính vì thế, những người sau khi nạo phá thai hay sảy thai thường được bác sỹ khuyên uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, chia 2 lần uống lúc đói, mỗi lần cách nhau 10 phút, sau 15-20 phút, rau nhau sẽ ra sạch.
Khi mang thai, tuyệt đối bà bầu không nên dùng thuốc hay thực phẩm có chứa papaverin – chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, nhưng trong rau ngót lại có chất này nên bà bầu trước đó đã đẻ non, bị sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất tránh xa rau ngót.
Bà bầu có nên ăn rau ngót không?
Bà bầu có sức khỏe tốt, bình thường thì có thể ăn nhưng ăn ít và phải chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, không bị phun thuốc, và bắt buộc ăn khi chín.
Nguy cơ gặp phải khi bà bầu hay ăn rau ngót
Video đang HOT
Ngoài những phân tích về việc bà bầu ăn rau ngót dễ bị sảy thai ở trên thì những bà bầu dù có sức khỏe tốt cũng nên hạn chế ăn vì có thể gặp phải những nguy cơ sau:
Cản trở hấp thụ canxi, phốt pho
Canxi, phốt pho là 2 khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với bà bầu và thai nhi. Phần lớn lượng canxi và photpho mẹ tiếp nhận sẽ góp phần cấu tạo nên bộ xương thai nhi. Thiếu canxi mẹ dễ bị loãng xương, răng yếu. Thai nhi dễ bị mềm xương sọ, thóp rộng.
Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa, rau ngót sẽ sinh ra chất gọi là Glucocorticoid. Nếu chất này có quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi cho cơ thể.
Bị mất ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với bà bầu, nhưng tiêu thụ quá nhiều rau ngót sẽ gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Nếu dừng không ăn rau ngót thì có thể ngủ được trở lại nhưng những người già hay bà bầu hay bị mất ngủ không nên dùng rau ngót.
Một số tác dụng phụ khác
Đặc biệt, không nên uống quá nhiều nước rau ngót sống trong thời gian dài vì sẽ gây nghẽn phổi, khó thở, ăn uống kém dần, đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu, thiếu máu ở não.
- Chỉ nên ăn số lượng nhỏ, không quá 50g/ngày và tránh ăn liên tục.
- Khi mua rau cần chú ý mua rau tươi, sạch, nguồn gốc rõ ràng, không bị phun thuốc.
Lời khuyên khi bà bầu muốn ăn rau ngót
- Trước khi nấu cần rửa sạch, không nên vò rau sẽ làm giảm chất dinh dưỡng.
- Tránh không uống nước rau ngót tươi dễ gây mất ngủ, khó thở, giảm khả năng hấp thụ canxi, photpho.
- Nếu bà bầu quá thích ăn rau ngót thì thời gian 3 tháng đầu rất quan trọng, không nên ăn dù là ít. Những tháng tiếp theo có ăn thì cũng chỉ tối đa 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 50g và cần ăn chín như nấu canh chẳng hạn.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không đã được giải thích rất rõ trong bài viết trên. Dù rất thích ăn rau ngót thì bà bầu cũng nên hạn chế, không nên uống nước rau ngót tươi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng không ăn. Những tháng sau tùy cơ địa, nhưng không được ăn nhiều hay ăn liên tục.
Theo Viknews
Bí quyết khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu. Ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt của mẹ bầu.
Nếu bạn cũng đang khổ sở vì tình trạng này, đừng quá lo lắng. Bài viết bên dưới của Viknews Việt Nam sẽ mách bạn bí quyết khắc tình trạng này hiệu quả và nhanh chóng.
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịuNguyên nhân gây ra hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu
Để khắc phục hiệu quả hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu thường xảy ra ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân và nặng nề hơn. Chính vì vậy, xương và hệ thống dây chằng chịu áp lực không hề nhỏ. Có thể đi kèm với tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục và nghiêm trọng, mẹ bầu phải tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Cơ thể thiếu chất
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang thiếu hụt dưỡng chất. Phổ biến nhất là canxi, magie và các loại vitamin. Vì vậy, cần bổ sung các loại thực phẩm này để khắc phục tình trạng đau nhức.
Cua, ghẹ, ốc và các loại hải sản đều là nguồn canxi cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh nguồn canxi tự nhiên, bạn cũng nên bổ sung canxi từ viên uống dành riêng cho bà bầu.
Xem thêm: Uống Canxi Corbiere trong bao lâu? Mẹ bầu có nên sử dụng canxi Corbiere trong thời gian mang thai không?
Nằm, ngồi sai tư thế
Như chúng ta đã biết, các mẹ bầu vận động rất khó khăn. Vì vậy, việc ngồi, nằm hay đi đứng sai tư thế đều khiến tay chân bị mỏi và đau nhức. Bởi lúc này, các dây thần kinh bị chèn ép khiến máu lưu thông không đều, không thể di chuyển đến các chi. Đồng thời, việc thiếu hụt oxy còn khiến tay chân tê mỏi và sưng phù.
Lưu thông máu đến thai nhi bị hạn chế
Trong quá trình mang thai, các tĩnh mạch của mẹ bắt đầu giãn nở để bơm máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Khi các van cửa ở tĩnh mạch không khép lại được và đụng nha sẽ khiến máu bị ứ và chảy ngược lại. Gây ra tình trạng sưng nề, cứng cơ và nhức mỏi tay chân.
Bí quyết khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu
Sau khi đã tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nhức mỏi chân tay ở bà bầu, sau đây là những cách khắc phục tình trạng này vô cùng hiệu quả.
Vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên, có chế độ luyện tập phù hợp không chỉ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nhức mỏi tay chân mà còn là giúp chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, siêng vận động còn giúp chị em dễ sinh hơn.
Vận động thường xuyêngiúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nhức mỏi tay chânThay đổi thói quen sinh hoạt
Kiên trì thực hiện các bài tập cơ bụng, giúp giảm đau tay chân và vùng lưng. Bên cạnh đó, các bài tập này còn tăng độ đàn hồi của dây chằn để nâng đỡ sức nặng vùng bụng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên nằm hay ngồi cùng một tư thế trong thời gian dài, tránh đi giày cao gót. Thay vào đó, hãy chọn những đôi giày mềm mại. Đặc biệt, tuyệt đối không bưng bê các vật nặng, không lao động quá sức.
Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh chế độ luyện tập, chế độ nghỉ ngơi thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Như đã giới thiệu ở trên, thiếu hụt canxi và magie trong khẩu phần ăn là nguyên nhân chính khiến bà bầu nhức mỏi chân tay. Nên bổ sung hải sản, các loại ngũ cốc và rau củ quả để bổ sung hai loại khoáng chất này vào cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá no trong một bữa ăn. Tốt nhất, mẹ bầu nên chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ.
Ngoài các loại thực phẩm giàu canxi, megie bạn cũng có thể dùng các loại tinh dầu hoặc gừng để thoa bóp. Đây cũng là một trong những cách trị nhức mỏi chân tay hiệu quả, được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng. Nếu có thời gian, bạn cũng pha tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu oải hương để ngâm chân. Vừa giúp giảm nhức mỏi vừa là phương pháp thư giãn vô cùng hiệu quả.
Nếu có thời gian, bạn cũng pha tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu oải hương để ngâm chân
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Viknews Việt Nam sẽ hữu ích đối với bạn đọc, giúp quý vị biết cách khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về kiến thức làm mẹ, thai kỳ và sinh nở, dinh dưỡng cho mẹ và bé... Hãy truy cập website Viknews Việt Nam để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách điều trị hiệu quả Những chị em đã từng làm mẹ chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với tình trạng chuột rút bắp chân trong suốt 9 tháng 10 ngày. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng chuột rút sẽ gây cản trở ít nhiều đến sinh hoạt và công việc của chị em. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân...