Bà bầu cảnh giác với ký sinh trùng Toxoplasma
Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn chưa chín kỹ và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ cơ (bao gồm cả cơ tim)…
Chính vì vậy, bà bầu cần cảnh giác với loại ký sinh trùng này.
Đây là một loại bệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Toxoplasma Gondii gây nên. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy ở các loài động vật máu nóng như chim, động vật có vú. Trong đó, mèo là ký chủ chính vì ký sinh trùng Toxoplasma Gondii tồn tại rất nhiều trong ruột mèo và thường phát tán ra môi trường bên ngoài qua phân.
Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn như thịt chó, mèo nấu chưa chín kỹ và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ cơ (bao gồm cả cơ tim)…
Hiếm khi bệnh có thể lây nhiễm do truyền máu. Nó không lây lan giữa người khác. Ký sinh trùng này chỉ được biết là sinh sản hữu tính trong họ mèo. Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm hầu hết các loài động vật máu nóng, kể cả con người.
Mối nguy hiểm cho thai nhi
Khi người mẹ bị nhiễm Toxoplasma Gondii, khả năng lây truyền cho bé là rất cao, chiếm đến 30%, kể cả khi mẹ không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi là 15% ở 3 tháng đầu, 30% ở 3 tháng giữa và 60% ở 3 tháng cuối. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho bé còn tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nhiễm bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể có triệu chứng tổn thương các cơ quan nội tạng, não bộ và mắt như: động kinh, gan và lá lách to, vàng da và mắt, nhiễm trùng mắt…
Một số trường hợp khác, trẻ không có biểu hiện rõ rệt khi chào đời mà chỉ phát triển bệnh khi bước vào độ tuổi thiếu niên. Đó có thể là nguy cơ nghe kém, tâm thần chậm phát triển, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến mù lòa.
Ký sinh trùng Toxoplasma khi vào cơ thể mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi.
Nhận biết cơ thể đã nhiễm bệnh
Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc mẹ bầu bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc không, vì vậy không nên lo lắng thái quá. Tốt nhất là nên kiểm tra sức khỏe bằng cách xét nghiệm máu để biết chính xác.
Nếu kết quả dương tính nghĩa là đã nhiễm bệnh. Lúc này, mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ theo dõi sức khỏe của mình trong thai kỳ để được hướng dẫn cách điều trị giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Cách phòng ngừa
Việc ăn thức ăn được nấu chín kỹ là một trong những biện pháp dự phòng hữu hiệu giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh như từ vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Listeria, vi khuẩn gây tiêu chảy như Ecoli và quan trọng nhất là ký sinh trùng Toxoplasma Gondii. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nhớ uống nước đun sôi để không bị lây bệnh. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm như hải sản, thịt lợn, thịt nai được chế biến bằng phương pháp sơ sài như tái, nhúng lẩu, tiết canh, sushi…
Bề mặt của các loại rau củ, trái cây có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasma Gondii. Vì thế, trước khi sử dụng, đặc biệt là ăn thô, nên ngâm rau củ bằng nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút. Sau đó, rửa lại dưới vòi nước chảy và cọ kỹ các ngóc ngách.
Video đang HOT
Trước khi ăn uống hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vườn, chăm sóc vật nuôi là những thời điểm cơ bản cần rửa tay thật sạch để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng có công dụng sát khuẩn, rửa kỹ lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ tay, cổ tay trong khoảng 30 giây. Ngoài ra, cần mang găng tay khi làm việc hay vệ sinh nhà cửa, làm vườn.
Việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp như dao, thớt và các vật dụng khác thường xuyên, đúng cách cũng giúp chặn đứng tình trạng lây nhiễm chéo của ký sinh trùng gây bệnh. Cách đơn giản nhất là bạn dùng baking soda, giấm hoặc chanh đổ lên bề mặt thớt và các vật dụng, giữ lại khoảng 15 phút, sau đó rửa bằng nước nóng rồi tráng lại cho sạch, phơi khô trước khi cất giữ.
Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi – đây là ký chủ chính của các loại ký sinh trùng gây hại, nên sau khi tiếp xúc với chó, mèo, chim cảnh, nên rửa tay thật sạch. Bên cạnh đó cũng cần khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng tại các trung tâm chăm sóc thú y để đề phòng vật nuôi nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nhận nuôi các loài vật không rõ nguồn gốc.
10 vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ mà mọi người nhất định phải biết
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm là chìa khóa trong việc cải thiện kết quả điều trị. Hiểu rõ vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ để phòng bệnh tốt hơn.
Đột quỵ là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến các vùng của não bị suy giảm hoặc gián đoạn. Đột quỵ có thể gây tổn thương cho não dưới dạng tổn thương kéo dài; gây khó khăn trong suy nghĩ cũng như giao tiếp.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ là chìa khóa vô cùng quan trọng; bởi việc phản ứng nhanh với đột quỵ có thể giúp cải thiện kết quả điều trị, thậm chí có thể cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, có một số vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ về triệu chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần phân biệt được các tình trạng bệnh lý khác với đột quỵ.
Có các vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ mà mọi người nên biết - Ảnh: verywellhealth
1. Các vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ
1.1. Co giật (động kinh)
Co giật là một đợt hoạt động bất thường của não, đây là vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ. Thông thường, mọi người có thể đã thấy tình trạng co giật gây bất tỉnh hoặc làm rung chuyển cơ thể dữ dội (được gọi là cơn động kinh lớn). Tuy nhiên, vẫn có một số loại co giật khác gần giống như đột quỵ và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
Đôi khi các cơn co giật không làm cơ thể run rẩy hoặc bất tỉnh, thay vào đó lại tạo ra các triệu chứng đột quỵ nhẹ, chẳng hạn như cảm giá yếu một tay hoặc chân; cơ thể thiếu tỉnh táo. Có một số điểm giống và khác nhau giữa đột quỵ và động kinh, do đó, bác sĩ có thể mất một khoảng thời gian để xác định xem bạn bị co giật nhẹ hay đột quỵ.
Yếu mặt là triệu chứng rất đáng lo ngại vì nó là một trong những dấu hiệu nhận biết của đột quỵ - Ảnh: marqueehealth
1.2. Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là chứng đau ở nửa vùng đầu, tình trạng này thường gây suy nhược cơ thể và có rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi đau nửa đầu. Hầu hết các cơn đau nửa đầu có đặc điểm là đau đầu, cổ và vai. Đây là một vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ.
Một số loại chứng đau nửa đầu đi kèm với các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với TIA (đột quỵ nhỏ), bao gồm liệt mặt tạm thời, chóng mặt, nhìn mờ; yếu hoặc tê ở tay chân. Điểm tương đồng này có thể khiến bạn khó phân biệt đau nửa đầu với đột quỵ.
1.3. Chóng mặt
Chóng mặt là một cảm giác rất phổ biến có thể liên quan đến một loạt các tình trạng bệnh lý khác nhau, khiến nó trở thành một triệu chứng mơ hồ. Chóng mặt liên quan đến virus dạ dày giống với mức độ chóng mặt mà người đột quỵ cảm thấy. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn nên đi khám nếu tình trạng chóng mặt diễn ra đột ngột và kéo dài sau đó.
Do nhiều loại bệnh lý có thể gây chóng mặt, bác sĩ cần phải có thời gian chỉ định thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán được nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng này.
1.4. Đau hoặc yếu mặt
Yếu mặt là triệu chứng rất đáng lo ngại vì nó là một trong những dấu hiệu nhận biết của đột quỵ. Nếu bạn bị yếu mặt, hoặc thấy người khác bị yếu mặt, điều quan trọng là phải thăm khám ngay lập tức.
Trong khi yếu mặt thường được gắn liền với đột quỵ, việc suy nhược đột ngột trên mặt cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khá phổ biến được gọi là liệt dây thần kinh mặt (Bell Palsy). Bell Palsy thường có thể tự cải thiện hoặc người bệnh cũng cần uống một số loại thuốc để giúp phục hồi.
Một tình trạng khác là đau dây thần kinh sinh ba cũng có đặc trưng là đau mặt dữ dội, cũng có thể giống như đột quỵ. Do đó, để xác định chắc chắn tình trạng nào gây ra đau hoặc tê mặt, bạn cần có sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Yếu mặt là triệu chứng rất đáng lo ngại vì nó là một trong những dấu hiệu nhận biết của đột quỵ - Ảnh: marqueehealth
1.5. U não
Giống như đột quỵ, u não gây ra nhiều triệu chứng khác nhau dựa trên vị trí của khối u. Bạn có thể bị đau đầu hoặc gặp rắc rối trong việc thăng bằng cơ thể. Bạn có thể cảm thấy yếu ở tay hoặc chân; cũng có thể gặp khó khăn khi nói hoặc nhìn. Ngoài ra, u não còn khiến người bệnh cảm thấy bối rối và không thể nhớ chính xác mọi việc.
1.6. Lượng đường trong máu thấp hoặc cao
Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra các triệu chứng trông giống như đột quỵ, người bệnh có thể cảm thấy không thể cự động một bên của cơ thể hoặc cử động vụng về. Ngoài ra, lượng đường trong máu thấp còn khiến bạn chóng mặt, ngứa ran quanh miệng và gây đau đầu.
Lượng đường trong máu cao thì có thể gây ra hiện tượng mờ mắt, khiến bạn cảm thấy cơ thể yếu ớt và khó chịu.
1.7. Đa xơ cứng (MS)
Khi gặp tình trạng đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Bạn có thể gặp vấn đề về thị lực hoặc bị tê, ngứa ran và yếu cơ. Đây là vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ.
1.8. Rối loạn chuyển đổi
Rối loạn chuyển đổi là một vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ, bởi đây là chứng rối loạn có các triệu chứng về thần kinh như khó đi lại; hoặc các vấn đề về thính giác, thị giác hoặc lời nói. Tuy nhiên, bạn có thể có tất cả các triệu chứng này dù không mắc bất kỳ bệnh lý nào vệ hệ thần kinh.
Rối loạn chuyển đổi có thể làm cho người bệnh cảm thấy tê hoặc yếu, do đó khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng. Ngoài ra, bạn cũng có thể khó nuốt hoặc mất giọng nói; tầm nhìn kém hơn và đôi khi một số bộ phần cơ thể có thể gặp tình trạng co giật.
Rối loạn chuyển đổi là một vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ - Ảnh: wikiHow
1.9. Nhiễm trùng huyết và các bệnh nhiễm trùng khác
Nhiễm trùng huyết là tình trạng cơ thể mất kiểm soát khi chống lại nhiễm trùng. Ví dụ như bạn có thể bị nhiễm trùng da, phổi, thận hoặc ruột. Nó lây lan và bắt đầu một loạt phản ứng khắp cơ thể bạn. Tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng, dẫn đến suy các cơ quan và gây tử vong.
Nhiễm trùng huyết có thể khiến người bệnh cảm thấy bối rối và khi bệnh nặng hơn, nó có những điểm mà giống như đột quỵ.
Nhiễm trùng trong não và cột sống cũng có thể có các triệu chứng giống như đột quỵ. Viêm não - sưng não thường do vi rút gây ra, có thể khiến bạn khó tập trung và khó khăn trong việc cử động một số bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, nhiễm trùng trong não cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề khi nhìn và nói.
1.10. Các triệu chứng lạ
Các triệu chứng lạ, chẳng hạn như dejavu và ù tai rất đáng lo ngại. Thông thường, những triệu chứng này không liên quan đến đột quỵ nhưng nó cũng khiến người mắc phải vô cùng lo lắng. Do đó, điều quan trọng nhất chính là thăm khám ngay lập tức nếu cơ thể gặp bất kỳ triệu chứng lạ nào. Bác sĩ sẽ là người kết luận các vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ hay chính xác là đột quỵ.
2. Tóm lại
Việc tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ là vô cùng quan trọng - Ảnh: Healthline
Không phải tất cả các triệu chứng thần kinh đều là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng về thần kinh, chẳng hạn như: đau đầu, yếu, tê, lú lẫn, chóng mặt hoặc khó giao tiếp thì nên đi khám ngay lập tức.
Mặc dù việc tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe dễ nhầm lẫn với đột quỵ là tốt nhưng bạn hãy ghi nhớ một số điều quan trọng dưới đây:
- Đột quỵ là tình trạng không thể chờ đợi
- Điều trị ngay lập tức là chìa khóa quan trọng giúp giảm nguy cơ tử vong
- Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào tương tự như đột quỵ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức
- Khi ở phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn kiểm tra hình ảnh (chụp MRI hoặc CT). Lúc đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bạn bị đột quỵ hay bệnh lý gì khác.
Video từ kính hiển vi cho thấy vi khuẩn chạy trốn bạch cầu trung tính Video do ông David Roger, Đại học Vanderbilt, Mỹ quay vào những năm 50. Video cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus đang cố gắng trốn chạy khỏi bạch cầu trung tính. Vi khuẩn tụ cầu Vi khuẩn chính là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người. Trong số đó, phổ biến nhất phải kể đến...