Bà bầu cần chú ý gì ngày Tết?
Ngày Tết, bác sĩ cho rằng những người mang thai phải hết sức chú ý từ khâu di chuyển tới việc ăn uống như thế nào đặc biệt là mứt tết, các loại bánh kẹo ngọt.
Ảnh minh họa.
Chị Trương Thị Oanh – 23 tuổi, Hà Nội mang thai 15 tuần chia sẻ năm nay là năm đầu tiên chị về quê chồng ăn Tết nên rất háo hức. Tuy nhiên, chị Oanh lại đang mang thai, việc đi lại di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An cũng là một thách thức với chị Oanh.
Để chuẩn bị hành trang về Tết, chị Oanh đi khám thai đầu tiên. Tuy nhiên, khi khám thai bác sĩ lại cho biết chị Oanh bị bánh nhau bám thấp và được khuyến cáo ít di chuyển, vận động vì có thể làm bong bánh nhau.
Nghe bác sĩ tư vấn, vợ chồng chị Oanh buồn vì năm đầu tiên kết hôn ai cũng háo hức có tết ở bên gia đình nội ngoại. Cuối cùng, chị Oanh đành chọn về quê chị ở Hừng Yên còn chồng chị về quê ăn Tết một mình. Chị Oanh cũng thấy mình may mắn vì nếu không đi khám trước mà cứ yên tâm di chuyển về quê đi lại nhiều khi ra tàu, ra ga dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Chị Nguyễn Hải Yến – Gia Lâm, Hà Nội ân hận vì Tết năm ngoái vợ chồng chị về quê ăn Tết dù lúc đó chị đang mang thai được 9 tuần. Chị Yên nghĩ rằng thai nhỏ nên vô tư đi lại. Nhưng về quê tới mùng 5 Tết, chị Yến bỗng dưng thấy ra huyết. Khi đi khám thai thì các phòng khám ở quê chưa mở. Chị Yến phải lên bệnh viện tỉnh cách nhà 35 km để siêu âm.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết chị đã bị lưu thai. Điều này khiến vợ chồng chị Yến vô cùng ân hận. Chị Yến kể cưới nhau 5,6 tháng mong mỏi mới có tin vui nhưng không ngờ Tết nhất đi lại nhiều đã khiến chị bị lưu thai.
Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết không có bất kì một khuyến cáo chuyên môn nào về tuần tuổi thai cần hạn chế thai phụ di chuyển đi về quê. Thai phụ có thể đi bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu như điều kiện sức khỏe cho phép.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, việc di chuyển lâu có thể làm thai phụ nghén nặng hơn, 3 tháng giữa thì có thể di chuyển thoải mái an toàn, 3 tháng cuối thì không nên đi những địa điểm phải di chuyển lâu.
Bác sĩ Thắm khuyến cáo: Khi di chuyển bằng xe trong thời gian trên 5 giờ, thai phụ nên chọn xe giường nằm thay vì ghế ngồi và nên sử dụng với dự phòng huyết khối tĩnh mạch để tránh bị tắc huyết khối chân. Tóm lại, thai phụ nên cân nhắc tình trạng sức khỏe bản thân và nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi quyết định đi về quê.
Khi có thai phụ nữ thường thiếu oxy nên lúc nào cũng tránh chỗ đông người. Khi đi xe nên đi các loại xe thoáng, có thể đi máy bay, đi tàu.
Chị em phụ nữ cần giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh. Khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra huyết cần đến bác sĩ khám ngay.
Khi mang thai, thai phụ nên chú ý thực phẩm tốt. Ba tháng đầu thai phụ thường ăn uống kém hơn do nghén nên thai phụ cần đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, bác sĩ Thắm nhấn mạnh, bà bầu chỉ có nhu cầu protein, khoáng chất tăng và không cần chất ngọt vì thế bà bầu nên kiêng ngọt như bánh kẹo, các loại hoa quả ngọt, nước ngọt…tránh làm tăng đường huyết.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt. Ngoài ra, trong ba tháng đầu cũng không cần áp lực phải tăng cân nên thai phụ không cần lo lắng tới cân nặng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngày Tết, cần chú ý giữ sức khỏe, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella…
Theo infonet
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 641/VP-KGVX yêu cầu sở, ngành liên quan tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân.
Ảnh minh họa
Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được Công văn số 138/BYT-DP ngày 10/01/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông xuân, cụ thể, đề nghị UBND các cấp triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2019 - 2020, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi biến động về dân cư, vùng có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua. Tăng cường các biện pháp để phòng các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam như MERS-CoV, cúm A(H7N9), A(H5N6).
Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, tiếp tục triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh theo đúng các hướng dẫn về giám sát, phòng, chống và chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Đối với các bệnh dịch có vắc xin phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà thì phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng; triển khai ngay các chiến dịch tiêm phòng sởi, rubella theo kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường, thị trấn...
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không đề lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyển, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; kịp thời tham mưu đề xuất với UBND cấp tỉnh chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch tễ của từng bệnh dịch tại địa phương. Tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên giám sát đánh giá, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
Về việc trên, UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại công văn nêu trên của Bộ Y tế, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện theo quy định...
T.Quang
Theo PLXH
Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019. Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D Cụ thể, tổng số...