Bà bầu ăn mít lợi đủ đường, các ông chồng đừng nên cấm đoán mà hãy mua về cho vợ thưởng thức ngay đi
Mít chứa rất nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn kiêng dè vì cho rằng mít nóng không tốt cho thai nhi. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm, bà bầu ăn mít đúng cách mang lại lợi ích không ngờ đó ạ.
Ngoại hình tuy không không bắt mắt nhưng mít có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bạn biết không, trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…
Ngoài ra, hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Trước đây, mít chỉ ra trái vào cuối mùa xuân và chín vào giữa mùa hè, nhưng hiện nay với nhiều giống mít mới thì chúng ta sẽ được thưởng thức mít quanh năm. Những bà bầu ăn mít thực sự rất bổ dưỡng cho sức khỏe và thai nhi, do đó các mẹ đừng bỏ qua nhé!
Dưới đây là lợi ích của mít mà các bà bầu nên nhớ!
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, bà bầu ăn mít sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.
2. Có công dụng trị cao huyết áp cho các mẹ bầu
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp.Trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Do đó, các mẹ bầu nên ăn mít để góp phần duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
3. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.
4. Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng của hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bà bầu thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
Video đang HOT
5. Giúp xương luôn chắc khỏe
Trong quả mít rất giàu magiê, đó là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương. Vì vậy, các mẹ bầu nên chịu khó ăn mít để giúp xương luôn săn chắc, ngăn ngừa bệnh loãng xương khi có tuổi.
6. Chống lại căn bệnh ung thư “quái ác”
Mít rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Chất dinh dưỡng thực vật này có khả năng loại bỏ được các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể. Đồng thời, còn làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Bà bầu ăn mít cần lưu ý gì?
- Mít có chứa hàm lượng đường cao, nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn. Do đó, những bà bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ thì nên cân nhắc khi ăn mít.
- Khi ăn bất cứ thứ gì, bà bầu cũng nên ăn vừa phải và mít cũng vậy để tránh những ảnh hưởng phát sinh không tốt tới sức khỏe. Một ngày, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng từ 60-80g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích mà loại trái cây này mang lại mà không gây hại cho cơ thể.
- Đặc biệt, những mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có bị rối loạn đông máu không nên ăn mít vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu cần cẩn thận nếu mua ở ngoài chợ vì nhiều thương lái bơm hóa chất vào đó để làm cho nó chín đều và chín nhanh thay vì thu hoạch khi nó chín cây. Mẹ nên mua mít ở địa chỉ tin tưởng, mua được mít chín cây là tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Những lợi ích tuyệt vời từ đu đủ chín đối với bà bầu
Đu đủ là thực phẩm rất giàu vitamin B. Nhiều người ưa thích vị ngọt thanh của đu đủ chín. Nhưng đối với bà bầu ăn đu đủ có tốt không. Dưới đây là câu trả lời đầy đủ nhất của các bác sĩ chuyên nghiên cứu về các thực phẩm có lợi cho bà bầu.
Trong mỗi trái đu đủ có chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn nhiều loại trái cây khác.
Vậy liệu phụ nữ mang thai ăn đu đủ có tốt cho sức khỏe không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến cả hai loại đu đủ chín và đu đủ xanh để các mẹ có thể nắm rõ hơn.
Giá trị dinh dưỡng có trong đu đủ
Đu đủ là loại trái cây quen thuộc. Đu đủ được xếp vào danh mục những loại trái cây ngon, bổ, rẻ nên được các chị em rất ưa chuộng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong một trái đu đủ có: Nước: 90g, Năng lượng: 36 kcal, Protein: 1g, Lipid 0,1g, Carbohydrates: 7,7g, Vitamin A: 125 mcg,Vitamin B1: 20mcg, Vitamin B2: 20mcg, Niacin: 400 mcg, Vitamin C: 64mg, Canxi: 40mg, Phospho: 32mg, Kali: 221mg, Sắt 2,6mg, Kẽm 0,4mg. Chất xơ: 50mg (0,5%)
Bà bầu ăn đu đủ có được không?
Đu đủ là loại trái cây vừa ngon, bổ dưỡng lại rẻ tiền nên được các chị em vô cùng ưa chuộng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu rất e ngại với việc ăn đu đủ bởi theo một số nguồn tin, mang thai ăn đu đủ xanh có thể dẫn tới sảy thai.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định thông tin này. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiến hành trên chuột ở Ấn Độ cho thấy, chất papain trong nhựa đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai. Không chỉ vậy, papain cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào và phát triển mô ở bào thai. Đồng thời, có thể gây phù và xuất huyết nhau thai.
Theo các chuyên gia, dưới sự tác động của papain và chymopapain, hai enzyme có trong đu đủ xanh, nguy cơ dị tật bẩm sinh, quái thai sẽ cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, với một số người cơ địa mẩn cả, mủ đu đủ có thể gây ra tình trạng dị ứng, gây ra các vấn đề hô hấp và kích ứng da. Thậm chí, một số trường hợp có thể gây khó thở.
Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, đu đủ chín hoàn toàn vô hại với các bà bầu.
Theo các nhà khoa học, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Đây được coi là nguồn dinh dưỡng tốt cho các bà bầu trong giai đoạn thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết, đu đủ chín tuy dồi dào chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng lại là một loại thực phẩm chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal, do đó đu đủ là một lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ bầu muốn kiểm soát trọng lượng cơ thể trong thời gian bầu bí.
Ngoài ra, với hơn 70% là nước, đu đủ chín là một lựa chọn thích hợp mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi do mất nước.
Trong khi beta-carotene trong đu đủ giúp phát triển não và thị giác của thai nhi, vitamin C có tác dụng chống viêm, đau khớp và tăng cường hệ miễn dịch, vitamin B cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp ổn định nhịp tim và huyết áp của mẹ bầu.
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào và thành phần protease giúp phân giải protien thành acid amin, đu đủ là một "liều thuốc" chống táo bón tuyệt vời cho mẹ bầu. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu ốm nghén hoặc thường xuyên có bị co thắt dạ dày, đu đủ chín cũng có thể "điều trị" một cách hiệu quả.
Đu đủ còn là nguồn giàu vitamin B phức tạp, cần cho sự chuyển hóa các chất của cơ thể người mẹ. Kali có trong đu đủ giữ ổn định nhịp tim và huyết áp trong thời kỳ mang thai.
Đu đủ chín từ lâu được biết đến như một vị thuốc chữa táo bón hết sức hiệu nghiệm. Protease trong đu đủ giúp phân giải protien thành acid amin, đồng thời phân giải protein khó tiêu hoá trong đường ruột. Ngoài ra, phần thịt của đu đủ chín còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp phòng tránh và giảm táo bón trong suốt thai kỳ. Bởi vậy mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín 2 - 3 bữa mỗi tuần để tránh bị táo bón nhé.
Vì thế các mẹ chỉ nên cẩn trọng với đu đủ xanh thôi nhé. Với đu đủ chín, các mẹ có thể hoàn toàn an tâm.
Lợi ích không ngờ từ đu đủ chín
Tăng cường sức đề kháng: Lợi ích đầu tiên khi bà bầu ăn đu đủ chín đến từ việc hấp thu các chất chống oxy hóa. Hàm lượng beta caroten trong đủ đủ nhiều hơn so với các loại quả khác, đây là một tiền chất của vitamin A và khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vi chất này có vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể mẹ kháng lại được một số bệnh nguy hiểm.
Bổ sung vitamin: Đu đủ chín còn là nơi "tập hợp" của nhiều loại vitamin, điển hình như: Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyên hóa, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng, tổn thương thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai; Vitamin B2 giúp phát triển chiều cao, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.
Cung cấp các khoáng chất: Bên cạnh đó, đu đủ chín có nhiều khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như kali, canxi, magie, kẽm. Đặc biệt, chất sắt có trong đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Giảm chuột rút: Với hàm lượng lớn kali, ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu giảm được tình trạng bị chuột rút ở chân. Bên cạnh đó, trong thai kỳ do thể tích máu của người mẹ có thể tăng lên đến 50% nên cần thêm kali để cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.
Duy trì cân nặng trong mức kiểm soát: Hầu như bà bầu nào cũng muốn bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để em bé phát triển khỏe mạnh nhưng lại e ngại về vấn đề cân nặng. Giải pháp cho bạn đó là ăn đu đủ chín, tuy rất bổ dưỡng nhưng đu đủ lại chứa rất ít calo nên sẽ không làm bầu tăng cân quá nhiều.
Thổi bay táo bón: Với những mẹ bầu bị táo bón thì ăn đu đủ chín là cách điều trị hiệu quả. Bởi trong đu đủ có vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Bảo vệ khớp: Bà bầu thường hay gặp cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gồi và hông khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Triệu chứng này sẽ không "ghé thăm" nếu bà bầu ăn đu đủ chín thường xuyên, vì vitamin C trong đu đủ giúp cơ thể tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu ăn mít tốt hay không tốt? Nhiêu ngươi cho răng mit rất nóng, ăn mít trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Bai viêt sau se lam ban thay đôi quan điêm trên. Trong mỗi múi mít có protein 0.6 - 1,5 %( tùy loại mít), glucit 11- 14 %( bao gồm đường đơn như fructose, glutose, glucose, cơ thể dễ hấp...