Bà bầu ăn củ đậu được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn củ đậu được không hay bầu ăn củ đậu có tốt không là thắc mắc của nhiều mẹ. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như táo bón, tiêu chảy hay trĩ.
Củ đậu là một loại củ có rất nhiều chất xơ, nước có tác dụng thanh mát cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn củ đậu được không và củ đậu có tốt cho mẹ bầu hay không hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bà bầu ăn củ đậu được không?
Củ đậu là một loại củ có chứa rất nhiều dưỡng chất như Calories; Carbohydrate; Protein; Chất xơ, đặc biệt còn có chứa vitamin C, folate, sắt, magie, kali, mangan… đó đều là những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu.
Củ đậu có tác dụng thanh nhiệt và đặc biệt hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa vì vậy bà bầu có thể ăn được củ đậu.
Bà bầu có thể ăn củ đậu (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn củ đậu có tốt không?
Theo nghiên cứu, trong 130g củ đậu có chứa Calories: 49, Carbohydrate: 12g, Protein: 1g, Chất xơ: 6,4g… ngoài ra còn có vitamin C, folate, sắt, magie, kali, mangan…
Đó là những chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giải quyết được vấn đề của hệ tiêu hóa, giải quyết được vấn đề táo bón khi mang thai rất hiệu quả.
Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu, cũng nên ăn củ đậu và củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu
Củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ bầu đồng thời cũng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn củ đậu đó là:
- Củ đậu giàu canxi tốt cho xương và răng
Trong thành phần dinh dưỡng của củ đậu có chứa canxi và phốt pho. Đây là 2 thành phần quan trọng trong hình thành và phát triển xương khớp, hệ xương của thai nhi và giúp bà bầu phòng tránh được bệnh về xương. Canxi và phốt pho cũng giúp ích cho răng của cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Mẹ ăn củ đậu có thể phòng tránh được bệnh loãng xương, sâu răng.
- Củ đậu có tác dụng trị ốm nghén khi mang thai
Mang thai ăn củ đậu có thể giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Củ đậu có chứa hơn 90% là nước; 4,51% đường glucoza; 2,4% tinh bột vì vậy đặc biệt có lợi cho mẹ bầu bị ốm nghén.
- Bầu ăn củ đậu tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu được biết đến như là một thần dược cung cấp chất xơ, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giảm thiểu được các triệu chứng táo bón, trĩ và tiêu chảy. Đồng thời, chất xơ cũng giúp ích cho mẹ trong việc duy trì cân nặng.
- Củ đậu bổ sung vitamin C cho mẹ bầu
Bầu ăn củ đậu giúp bổ sung vitamin C dội dào. Vitamin C có tác dụng tích cực trong tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu tránh được những chứng bệnh thường gặp khi mang thai.
Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng giúp xương, răng chắc khỏe, làn da căng đẹp. Củ đậu cũng còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu cho mẹ bầu.
Củ đậu tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu (Ảnh minh họa)
- Củ đậu giúp làm đẹp da
Củ đậu có chứa nhiều nước, bà bầu ăn củ đậu bổ sung lượng nước cần thiết giúp làn da căng bóng, có đủ nước để duy trì độ ẩm. Ngoài ăn thì củ đậu cũng có thể sử dụng để đắp mặt giúp làm đẹp da cho mẹ.
- Củ đậu bổ sung chất sắt
Hàm lượng chất sắt có trong củ đậu cũng rất cao. Sắt đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn củ đậu có thể giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây nên.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu củ đậu thì tốt?
Mặc dù củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thì lại không thật sự tốt. Bà bầu chỉ nên ăn tối đa khoảng 200g củ đậu 1 ngày, không nên ăn quá nhiều và có thể chế biến thành nhiều món như hầm, nộm… để ăn hoặc ăn sống.
Bà bầu cần chú ý, củ đậu có thể gây nên cảm giác “no giả” do có chứa nhiều nước, dễ khiến mẹ bầu cảm thấy nó và không muốn ăn thêm các thực phẩm khác dễ gây thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn vừa phải là tốt nhất.
Bà bầu cũng không ăn quá nhiều vì củ đậu có nhiều nước, dễ gây tiêu chảy.
Mẹ bầu uống nước dừa vào thời điểm nào tốt nhất?
Nước dừa từ lâu đã được xem là thức uống vàng của các mẹ bầu nhưng cần uống đúng thời điểm để tốt nhất.
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
Nước dừa giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹ bầu nên uống nước dừa vào giai đoạn tháng thứ 4-6 của thai kỳ (Ảnh minh họa)
Bà bầu mang thai bao nhiêu tuần thì được uống nước dừa?
Theo chia sẻ của các bác sĩ khoa sản thì giai đoạn thai kỳ tốt nhất để uống nước dừa là giai đoạn tháng thứ 4 - 6 của thai kỳ, tương đương với tuần thai thứ 13 - 24.
Không uống nước dừa vào giai đoạn thai kỳ từ 12 tuần tuổi trở về trước vì thai nhi mới hình thành, chưa ổn định, nước dừa lại có tính mát rất dễ xảy ra hiện tượng sảy thai.
Mẹ bầu cũng hạn chế uống vào các tháng cuối thai kỳ bởi có thể gây ra hiện tượng dư ối, không tốt cho quá trình sinh đẻ.
Khi uống nước dừa các mẹ bầu cần chú ý, uống 1 lượng vừa phải, phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình, không uống quá nhiều vì dễ gây lạnh bụng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, hơn nữa, lúc này các bà bầu vẫn còn đang nghén nặng nên uống vừa phải sẽ tốt hơn cho sức khỏe của 2 mẹ con.
Thời điểm nên uống nước dừa
Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.
Mẹ bầu uống nước dừa bao nhiêu thì tốt nhất?
3 tháng giữa thai kỳ mẹ có thể uống nước dừa đều đặn, mỗi ngày 1 ly.
3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần giảm lượng uống, nên uống 2 - 3 ly /tuần là đủ.
Lưu ý: Nước dừa rất tốt nhưng mẹ không nên thay thế nước lọc bởi trong nước hoa quả có chứa hàm lượng đường, sử dụng quá nhiều dễ khiến mẹ có nguy cơ thừa đường, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Đối với những mẹ bầu có tiểu đường thai kỳ, gặp tình trạng dư ối, đa ối. Trước khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng dùng một cách hợp lý nhất.
Ngạc nhiên trước lợi ích khi bà bầu ăn xoài Bà bầu ăn xoài không những vừa kích thích vị giác mà còn giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 1. Bà bầu ăn xoài ngừa thiếu máu Xoài rất giàu vitamin C và giúp hấp thu sắt tốt hơn. Sắt là khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai nhằm hỗ...