Bà Aung San Suu Kyi hoãn ý định làm tổng thống Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi hoãn việc gây áp lực để sửa đổi hiến pháp nhằm chấp nhận cho bà làm tổng thống Myanmar để tránh đối đầu với quân đội, Reuters dẫn nguồn tin từ đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ.
Bà Suu Kyi bên cạnh các thành viên của NLD – Ảnh: Reuters
Một nguồn tin từ đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) tiết lộ bà Suu Kyi sẽ không gây căng thẳng cho chính trường nước này và tránh đối đầu với quân đội bằng cách chưa đưa ra kế hoạch sửa đổi hiến pháp.
Hiến pháp Myanmar được quân đội soạn thảo nhằm ngăn cản bà Suu Kyi trở thành tổng thống, dù đảng NLD do bà lãnh đạo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.2015. Hiến pháp Myanmar cấm người có vợ, chồng hoặc con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống, trong khi hai con trai của bà Suu Kyi có quốc tịch Anh.
NLD có kế hoạch sửa lại điều khoản này để mở đường cho bà Suu Kyi giữ vị trí lãnh đạo cao nhất Myanmar. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa được NLD đặt làm trọng tâm trong thời gian đầu nắm chính phủ. Bà Suu Kyi sẽ đứng trên tổng thống, người chỉ giữ vai trò này trên danh nghĩa.
Video đang HOT
“Việc lựa chọn tổng thống của chúng tôi chỉ là danh nghĩa và các quyết định sẽ chỉ được bà Aung San Suu Kyi đưa ra”, Reuters ngày 13.1 dẫn lời của nguồn tin giấu tên. Retuers cho biết có những cuộc thương lượng diễn ra giữa NLD và các bên, trong đó có cả quân đội, để tìm ra cách điều hành đất nước.
Lãnh đạo của NLD không muốn mở ra một cuộc đối đầu mới với quân đội, lực lượng từng tước quyền lãnh đạo của bà Suu Kyi sau khi đảng của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 1990. Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại nhà trong nhiều năm cho đến năm 2010, cũng là giai đoạn cải cách diễn ra ở Myanmar.
Ngoài việc gác lại ý định đối đầu với quân đội, bà Suu Kyi còn chấp nhận một thành viên của đảng Phát triển và Đoàn kết thống nhất (USDP) có liên quan đến quân đội tham gia vào nội các chính phủ của NLD, theo tờ Myanmar Times. Cùng với việc tiếp nhận thành viên của quân đội, chính phủ của bà Suu Kyi còn chấp nhận cả những nhà kỹ trị thuộc các tộc người thiểu số như một cách hòa giải và đề cao đoàn kết của NLD.
Tuy nhiên, nguồn tin của NLD cho biết những dự tính trên không đồng ý nghĩa với việc bà Suu Kyi từ bỏ ý định sửa đổi hiến pháp; thay vào đó kế hoạch để bà danh chính ngôn thuận làm tổng thống sẽ dời lại vào thời điểm thích hợp hơn, theo Reuters.
Quốc hội với những nghị sĩ mới sẽ bắt đầu phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 2.2016 để giới thiệu các chức danh đứng đầu quốc hội và chính phủ. Cho đến nay, chưa rõ NLD sẽ lựa chọn ai làm tổng thống, theo Myanmar Times.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi yêu cầu nghị sĩ phải sử dụng được tiếng Anh
Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu các nghị sĩ mới của Myanmar phải sử dụng được tiếng Anh và giảm lương để làm gương và tránh gây ra sự bất bình đẳng với xã hội.
Ba Aung San Suu Kyi và các tân nghị sĩ của NLD trong một cuộc họp đầu tiên ở quốc hội - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp hôm 28.11, lãnh đạo của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) kêu gọi một trật tự kỷ cương đối với các tân nghị sĩ của đảng này, những người vừa mới chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8.11 vừa qua.
Bà Suu Kyi yêu cầu các thành viên NLD phải có trách nhiệm trong vai trò nghị sĩ và cả điều hành chính phủ mới sẽ bắt đầu trong năm 2016, theo AFP. Lãnh đạo đảng NLD dọa sẽ trừng phạt và không dung thứ cho bất kỳ thành viên nào sai trái và thiếu trách nhiệm trong cương vị mới.
"Nếu các vị không biết thì hãy hỏi, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ; nhưng nếu các vị sai lầm, chúng tôi sẽ không thể giúp sửa sai. Còn nếu các vị ngồi tù vì lạm quyền, thì chúng tôi sẽ đi thăm", Thet Thet Khaing, một tân nghị sĩ ở hạ viện Myanmar nói lại phát biểu của bà Suu Kyi trong cuộc họp với 226 tân nghị sĩ NLD tham dự, theoIrrawaddy.
Irrawaddy cho biết bà Suu Kyi yêu cầu các nghị sĩ phải cải thiện kỹ năng tiếng Anh để tất cả các nghị sĩ có thể sử dụng ngôn ngữ quốc tế này. Bà Suu Kyi từng du học ở Anh, chồng và 2 con của bà đều là công dân Anh.
Chính vì có người thân là công dân nước ngoài mà bà không được phép giữ chức tổng thống Myanmar, dù đảng của bà đã thắng áp đảo, giành 80% số ghế trong cả lưỡng viện quốc hội trong cuộc bầu cử lịch sử vừa qua.
Lãnh đạo NLD tuyên bố sẽ cắt giảm 25% lương của các nghị sĩ quốc hội, vì theo bà sẽ không công bằng khi nghị sĩ hưởng 1 triệu kyat (tương đương hơn 17 triệu đồng) một tháng trong khi điều kiện sống của người dân nước này còn nghèo khổ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình dân đầu người Myanmar vào khoảng 1.200 USD/năm (tức 24 triệu đồng) năm 2014.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ giục Myanmar sửa hiến pháp để bà Suu Kyi làm tổng thống Mỹ thúc giục Myanmar sửa đổi hiến pháp đang ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống của nước này và cho rằng dân chủ sẽ thiếu hoàn hảo nếu điều này không được cải thiện. Mỹ giục Myanmar sửa đổi hiến pháp để tiếp nhận 'tổng thống' Suu Kyi - Ảnh: Reuters Nhà Trắng hôm 12.11 nhận xét, thay...