B-52H ‘lột xác’ để vượt qua phòng không Nga
Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch nâng cấp toàn bộ phi đội oanh tạc cơ B-52H hiện có với nhiều trang bị thế hệ mới.
Theo The Aviationist, để thực hiện kế hoạch nâng cấp, Không quân Mỹ sẵn sàng mua hơn 600 động cơ mới cho B-52H để đảm bảo những máy bay này có thể hoạt động đến sau năm 2050.
Trong danh sách các bên dự thầu có nhà sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney, tập đoàn Rolls-Royce và GE. Mỹ muốn các động cơ mới của B-52H phải hoạt động ít tiếng ồn hơn và có giá thành rẻ hơn.
Máy bay B-52H của Mỹ.
Nhưng yêu cầu chính vẫn là là hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Động cơ mới không nhất thiết phải mạnh hơn mạnh hơn TF-33 bởi TF-33 có thể tạo ra lực đẩy ưu việt 7.711 kg. Thay vào đó, họ muốn đạt được hiệu suất sử dụng nhiên liệu lớn hơn.
Đặc biệt, động cơ mới phải gia tăng phạm vi hoạt động của B-52H thêm 20% đến 40%, từ mức 14.000 km lên đến 19.827km. Với yêu cầu này, B-52H sau nâng cấp có thể bay đến bất kỳ vị trí nào trên Trái đất.
Video đang HOT
Cùng với việc được trang bị động cơ mới, B-52H đang tiếp nhận màn hình LCD, máy tính và bộ kết nối liên lạc mới.
Những trang bị mới được kết hợp với 1 radar quét mảng pha điện tử chủ động cho phép nó phát hiện thêm nhiều mục tiêu hơn trên biển và trên đất liền với khoảng cách xa hơn.
Kết quả là máy bay này có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu từ các lực lượng của đối phương và gửi đến trạm chỉ huy thông qua các liên kết.
Về vũ khí, B-52H sẽ mang được nhiều vũ khí hơn, đặc biệt là dòng tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân (LRSO) hoặc tên lửa hành trình được trang bị vũ khí tiêu chuẩn.
Giới quân sự Mỹ cho rằng, để hoàn thành gói nâng cấp mới cho “pháo đài bay” B-52H, số tiền Không quân Mỹ phải bỏ ra sẽ không hề nhỏ.
Nhưng The Aviationist cho rằng, chi tiền nhiều không hẳn đã mang lại hiệu quả như mong muốn bởi chính giới quân sự Mỹ từng nhiều lần thừa nhận, B-52H đang mất dần lợi thế trước đối phương.
Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H vẫn còn được sử dụng. Nhưng chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của Nga nhưng vẫn sẽ phải làm nhiệm vụ cho đến sau năm 2050 khi hoàn thành gói nâng cấp mới.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam.
Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể. Số liệu từ Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết, hiện chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động.
Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.
Với thực tế đáng lo ngại hiện nay thì việc Mỹ dùng cả B-2 và cả B-52H cũng khó có thể vượt qua được lưới lửa phòng không Nga. Do đó, việc Mỹ tiếp tục đổ tiền nâng cấp B-52H khó mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Iran sắp tập trận quy mô lớn
Quân đội Iran dự kiến điều nhiều tổ hợp phòng không và máy bay quân sự tham gia tập trận quy mô lớn ngày mai.
Cuộc tập trận phòng không quy mô lớn được tổ chức từ ngày 22/10 nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và hợp nhất năng lực bảo vệ vùng trời của quân đội Iran trong trường hợp nổ ra xung đột, theo tướng Qader Rahimzadeh, tư lệnh lực lượng phòng không Iran.
Tướng Rahimzadeh cho biết các khí tài tham gia tập trận bao gồm tổ hợp tên lửa phòng không do Iran tự sản xuất, radar, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống liên lạc với khả năng đối phó các mối đe dọa ở mọi độ cao.
"Lực lượng không quân Iran sẽ đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động bảo vệ vùng trời của đất nước khi tham gia tập trận. Họ sẽ sử dụng các loại máy bay đánh chặn, oanh tạc cơ và máy bay không người lái (UAV) đảm nhận vai trò tấn công và phòng thủ", tướng Rahimzadeh nói.
Pháo phản lực Iran khai hỏa trong tập trận Zolfaqar-99, ngày 10/9. Ảnh: Mehr News.
Iran hôm 17/10 tuyên bố lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào nước này không còn hiệu lực và họ có thể xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Amir Khatami nói nước này sẽ bán lượng lớn vũ khí cho nhiều quốc gia, bao gồm tên lửa và UAV.
Từ năm 2006 đến 2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua ba nghị quyết cấm xuất khẩu công nghệ liên quan tới hệ thống vận chuyển vũ khí hạt nhân tới Iran, cấm Tehran xuất khẩu vũ khí, cũng như cấm các nước bán vũ khí thông thường cho quốc gia này.
Tuy nhiên, các lệnh cấm này hết hiệu lực từ 18/10, như một phần của Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận được ký hồi năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh.
Dù đã rút khỏi JCPOA, Mỹ vẫn muốn Liên Hợp Quốc tiếp tục duy trì lệnh cấm mua bán vũ khí với Iran, nhưng không được Hội đồng Bảo an chấp thuận. Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi đây là "thất bại xấu hổ" của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh sau đó nhất mạnh Washington đã hứng chịu "thất bại lịch sử".
Tiêm kích tàng hình Mỹ bám sát oanh tạc cơ Nga Hai tiêm kích F-22 Mỹ được triển khai để giám sát biên đội oanh tạc cơ Tu-95MS Nga hoạt động ở vùng trời Bắc Băng Dương và Viễn Đông. Hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS đã thực hiện chuyến bay kéo dài 12 giờ trên không phận quốc tế ở vùng biển Chukchi, Beaufort, Bering và Okhotsk, Bộ Quốc phòng Nga hôm...