B-1B Lancer bay xuyên qua Bắc Cực tập trận
Đội bay B-1B Lancer của Không quân Mỹ vừa thực hiện chuyến bay kỷ lục xuyên qua Bắc Cực để đến Na Uy tham gia tập trận chung.
Xác lập kỷ lục B-1B Lancer
Thông tin và hình ảnh về chuyến bay được Không quân Mỹ đăng tải kèm theo chú thích “đây là chuyến bay kỷ lục của máy bay B-1B” trong thời gian qua. Để đến được Na Uy, B-1B Lancer thuộc Phi đội ném bom viễn chinh số 345 đã trải qua chuyến bay liên tục trong 16 giờ và hoàn thành quãng đường hơn 11.297km.
Chuyến bay được thực hiện hồi cuối tháng 9/2020 nhưng đến nay thông tin và hình ảnh của nó mới được công bố. “Việc điều những máy bay chiến lược thực hiện tập trận nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng và những bài tập quan trọng để ứng phó với bất kỳ cuộc va chạm cũng như thách thức nào”, Đại tá Christopher Hawn, chỉ huy Phi đội 345 cho biết.
Máy bay B-1B Lancer thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực.
Vị chỉ huy này nói rằng các máy bay này được triển khai ngắn hạn, nhưng không nói cụ thể sẽ làm nhiệm vụ trong bao lâu. Động thái này của Mỹ có thể khiến mối quan hệ với Nga trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt những vấn đề liên quan đến phía Bắc nước Nga.
Được biết, chuyến bay xuyên Bắc Cực của máy bay tầm xa Mỹ được thực hiện gần như ngay sau khi cặp oanh tạc cơ Tu-160 đã lập kỷ lục trong chuyến bay kéo dài hơn 25 giờ với khoảng cách hơn 20.000km.
Hai chiếc Tu-160 đã bay qua vùng biển trung lập ở khu vực trung tâm Bắc Cực và Thái Bình Dương, cũng như các vùng biển Kara, Laptev, Đông Siberia, Chukchi và Barents. Chuyến bay đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về không phận quốc tế.
“Không có loại máy bay ném bom nào đạt được kỷ lục tương tự. Hai chiếc Tu-160 đã lập kỷ lục mới về khoảng cách và thời gian bay. Các phi công của lực lượng không quân đã ở trên không trong hơn 25 giờ và bay được hơn 20.000 km”, ông Sergey Kobylash, Tư lệnh Lực lượng Không quân tầm xa Nga khẳng định.
Mỹ thừa nhận gì?
Với kỷ lục những máy bay Nga và Mỹ lập được cho thấy sự chênh lêch khá rõ ràng tầm hoạt động của 2 dòng máy bay tầm xa này. Trong khi đó nói về sức mạnh, tạp chí hàng đầu của Mỹ là National Interest cũng thừa nhận rằng cán cân sức mạnh thuộc về máy Nga.
Theo tạp chí Mỹ, cả hai may bay có ngoại hình khá giông nhau, vai trò của chúng cũng tương đương, nhưng hai máy bay ném bom vẫn sở hữu nhiều điểm khác nhau. B-1B cua My hoat đông trên đô cao thâp va đat tôc đô 1,25 Mach nên may bay nem bom không thê bay qua lanh thô co hê thông phong thu.
Tuy nhiên, máy bay có thể nhận được hình ảnh radar của các vật thê trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Kể từ bắt đầu hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, máy bay ném bom nay đã đươc trang bi chiếc Sniper XR.
Video đang HOT
Tu-160 của Nga, tờ báo viêt, lớn hơn và nhanh hơn so vơi B-1B. Ngoài ra, Tu-160 có trọng lượng cất cánh lớn nhất 272.000 kg và đat tốc độ hơn 2,05 Mach, trong khi máy bay ném bom của Mỹ có thể cất cánh nếu trọng lượng của nó không vượt quá 216.000 kg.
Máy bay ném bom Nga được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa X-55. Tu-160 có khả năng mang 12 tên lửa như vậy. Máy bay ném bom cũng có tên lửa hành trình X-102 với đầu đạn nhiệt hạch.
Cùng với National Interest, tờ Inquisitr của Mỹ cũng có nhận định tương tự khi nói về sức mạnh máy bay tầm xa Nga. Inquisitr cho biết, mẫu cải tiến của Tu-160 ngay từ trước khi hoàn thiện đã được coi là phi cơ mang tên lửa nhanh nhất của thế kỷ XXI, với những hệ thống điện tử mới càng có thêm ưu thế hơn nữa trên bầu trời và vượt trội qua mặt mẫu máy bay ném bom B-1B Lancer.
Theo số liệu của Inquisitr, B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1B Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1 còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1B ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
Trong khi đó thông tin về radar của Tu-160 vẫn chưa được công bố nhưng trang airforce-technology.com cho biết, nó được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, radar dẫn đường và tấn công hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao.
Ngoài ra, Tu-160 còn được thiết kế với khả năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại và radar dù nó không phải là một máy bay tàng hình. Chỉ với những thông tin này, tạp chí Inquisitr cho rằng, về tính năng nhiệm vụ của 2 dòng máy bay là tương đương nhưng xét trên nhiều chỉ số, B-1B Lancer tỏ ra thua kém so với Tu-160 của Nga.
Chiến trường Thế chiến I hóa "mồ chôn lỏng" vì hiện tượng thời tiết trăm năm có một
Hiện tượng thời tiết trăm năm có một này còn góp phần khiến đại dịch cúm Tây Ban Nha lan nhanh, dẫn đến cái chết của 50 - 100 triệu người trên khắp thế giới.
Các khoảng thời gian mà hiện tượng thời tiết này hoạt động mạnh nhất trùng khớp hoặc xảy ra ngay trước thời điểm các trận chiến đẫm máu nhất của Thế chiến I diễn ra, theo nghiên cứu. Ảnh: Harvard and Climate Change Institute
Theo Daily Mail, các nhà khoa học tới từ Đại học Harvard, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Maine và Đại học Nottingham, mới đây phát hiện một hiện tượng thời tiết bất thường góp phần làm "gia tăng đáng kể" thương vong trong Thế chiến I và những năm sau đó.
Tổng cộng, khoảng 8,5 triệu binh sĩ đã chết trong các cuộc chiến diễn ra vào giai đoạn 1914 - 1918, với thiệt hại nặng nề nhất ở các chiến trường Verdun, Somme hay Ypres, do binh lính bị chìm trong bùn hoặc chết vì bệnh dịch.
Theo nghiên cứu, hiện tượng thời tiết bất thường trăm năm có một đã gây mưa và khiến thời tiết lạnh lẽo hơn kéo dài 6 năm, từ năm 1914 đến cuối năm 1919.
Nghiên cứu cho thấy sự bất thường của thời tiết là do một hệ thống áp thấp tồn tại ở Iceland trong nhiều năm, làm thay đổi sự lưu thông của không khí trong khí quyển.
Điều này khiến hơi ẩm bị đẩy qua khắp nơi từ Đại Dây Dương và không khí lạnh bị kéo xuống từ Bắc Cực, gây ra những trận mưa dữ dội và nhiệt độ giảm xuống.
Các khoảng thời gian mà hiện tượng thời tiết này hoạt động mạnh nhất trùng khớp hoặc xảy ra ngay trước thời điểm các trận chiến đẫm máu nhất của Thế chiến I diễn ra, theo nghiên cứu.
Để có bằng chứng, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều mẫu vật lấy từ sông băng trên dãy Alps, nơi được cho là lưu lại dấu vết của các hiện tượng thời tiết trong băng đá.
Các nhà khoa học cho rằng thời tiết bất thường bắt đầu khoảng cuối năm 1914, khi Trận chiến Champagne lần thứ nhất và Trận Festubert đang diễn ra, và kéo dài mãi tới năm 1919, một năm sau khi Thế chiến I kết thúc.
Trong suốt Trận chiến Champagne lần thứ nhất và Trận Festubert, các binh sĩ được cho là phải hứng chịu cảm giác tê cóng của thời tiết giá lạnh. Các rãnh đầy bùn ngập nước "làm chậm sự di chuyển của binh sĩ và các đơn vị pháo binh".
Tổng hợp lại, các trận đánh này gây ra hơn 165.000 thương vong. Con số này chưa là gì so với các trận chiến sau đó trong Thế chiến I, nhưng nó cho chúng ta biết những gì sắp xảy ra.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, khoảng thời gian mưa lớn nhất trùng với các đợt gió Bắc Cực mạnh nhất, xảy ra giữa mùa hè năm 1915 và cuối mùa đông năm 1916. Đây cũng là thời điểm trùng với các trận chiến đẫm máu nhất của Thế chiến I.
Trận Somme và Trận Verdun, 2 trận đánh ác liệt khiến hơn 2 triệu người thương vong, đều diễn ra trong giai đoạn này. Thời tiết xấu kéo dài ở châu Âu tới Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ - nơi cũng ghi nhận 500.000 người thương vong.
Chiến trường Trận Somme. Ảnh: Getty Images
Trận Verdun. Ảnh: Getty Images
Binh sĩ Úc Edward Lynch, trong cuốn sách Somme Mud (Tạm dịch: Bùn lầy tại Somme), đã ghi chép lại những điều kiện thời tiết "gần như không thể tin nổi" mà các binh sĩ phải trải qua trong chiến đấu.
"Chúng tôi sống trong một thế giới ngập tràn bùn lầy ở Somme: ăn ngủ, làm việc, chiến đấu hoặc thậm chí là chết cũng gắn với bùn. Chúng tôi thấy tận mắt và nguyền rủa bùn lầy nhưng không thể thoát khỏi nó, ngay cả khi chết", Edward viết.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, "rãnh và hố bom đầy bùn và nước đã "nuốt chửng" mọi thứ từ xe tăng, ngựa cho tới các binh sĩ. Chúng biến chiến trường trở thành cái mà nhiều người vẫn "lạnh sống lưng" khi nhắc tới: "Mồ chôn lỏng".
Trận Ypres lần thứ ba, hay còn gọi là Trận Passchendaele, (7/1917 - 10/1917) cũng trùng với một đợt mưa lớn. Hình ảnh về trận chiến này thể hiện cho điều kiện chiến đấu thảm khốc trong chiến tranh.
Các binh sĩ chiến đấu ở chiến trường với địa hình chủ yếu là vũng lầy và gặp vô vàn khó khăn. Cuối cùng, người Anh phải chấp nhận dừng cuộc chiến mà không đạt được lợi ích chiến lược nào. Cuộc chiến khiến các bên tham gia hứng chịu 800.000 thương vong.
Chiến trường Trận Passchendaele. Ảnh: DM
Nghiên cứu còn kết luận, hiện tượng thời tiết bất thường còn góp phần làm đại dịch cúm Tây Ban Nha thêm trầm trọng, khiến 3 triệu người chết ở châu Âu và khoảng 50 - 100 triệu người chết trên thế giới thời điểm đó.
Các nhà khoa học cho rằng, giai đoạn thời tiết giá lạnh, mưa nhiều và chiến tranh vẫn diễn ra là tiền đề cho giai đoạn nguy hiểm nhất của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Nguyên nhân của đại dịch được cho là xuất phát từ những người lính được chiêu mộ ở châu Á, nơi virus cúm xuất hiện đầu tiên, và lây lan ra khắp các chiến trường.
Đai dịch cúm Tây Ban Nha khiến khoảng 50 - 100 triệu người chết trên thế giới. Ảnh: DM
Nhưng các nhà nghiên cứu còn cho rằng, một nguyên nhân khác của đại dịch cúm Tây Ban Nha có thể do thời tiết giá lạnh làm gián đoạn việc di cư của loài vịt trời - vật trung gian chính mang virus cúm - khiến chúng ở lại châu Âu. Số vịt trời này làm ô nhiễm nguồn nước, khiến khả năng virus lây lan tăng cao.
Giáo sư Christopher Loveluck, tới từ Khoa Khảo cổ thuộc Đại học Nottingham, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy mối liên hệ giữa các điều kiện ẩm ướt và lạnh giá tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong, nhất là từ giữa năm 1917 tới giữa năm 1918".
Nghiên cứu kết luận: "Sự phát triển của đại dịch H1N1 trong giai đoạn 1915-1917 mang đến lời cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của các vùng chiến sự, điều kiện mất vệ sinh, buôn bán động vật hoang dã và các cuộc khủng hoảng nhân đạo như những ổ dịch bệnh, được thúc đẩy bởi yếu tố thời tiết.
Vai trò của các hiện tượng thời tiết bất thường như mô tả trong nghiên cứu này phải được đánh giá liên quan tới các đại dịch gần đây hơn như Covid-19, lây lan rộng ở Anh trong mùa đông ẩm ướt".
'Tàu Arktika giúp Nga hạn chế hoạt động của đối thủ' Nhận định trên được tờ Defense News của Mỹ đưa ra khi nói về chuyến đi Bắc Cực đầu tiên của tàu phá Arktika và vai trò của tàu này với Nga. Theo tuyên bố của Nhà máy đóng tàu Baltic, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên Arktika thuộc dự án 22220 đã đến Bắc Cực trong quá...