Azerbaijan phản ứng về bình luận của Chủ tịch Hạ viện Mỹ liên quan đến xung đột với Armenia
Azerbaijan cho rằng những bình luận “không công bằng” Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi như một đòn giáng vào các nỗ lực hòa bình với Armenia.
Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại cuộc họp báo chung ở Yerevan vào ngày 18/9/2022. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Theo AFP, Azerbaijan ngày 18/9 đã chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vì nói rằng Baku đã khơi mào xung đột biên giới với Armenia trong chuyến thăm của bà tới Yerevan.
Theo Azerbaijan, nhận xét của bà Pelosi rằng Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công “bất hợp pháp” vào chủ quyền của Armenia là “không có cơ sở và không công bằng” và giáng một đòn nghiêm trọng vào các nỗ lực hòa bình.
“Những cáo buộc không có căn cứ và không công bằng của bà Pelosi chống lại Azerbaijan là không thể chấp nhận được. Bà Pelosi được biết đến như một chính trị gia ủng hộ người Armenia”, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Azerbaijan lưu ý: “Đây là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan”.
Azerbaijan lặp lại lập trường của mình rằng cuộc giao tranh gần đây là kết quả của “một cuộc khiêu khích quân sự quy mô lớn” của Armenia, điều mà Yerevan bác bỏ.
Trước đó cùng ngày, bà Pelosi đã lên án điều được coi là một cuộc tấn công “bất hợp pháp” của Azerbaijan vào Armenia, vốn châm ngòi cho cuộc giao tranh tồi tệ nhất kể từ cuộc chiến năm 2020 của họ.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ những cuộc tấn công đó. Armenia có tầm quan trọng đặc biệt đối với chúng tôi vì vấn đề an ninh sau một cuộc tấn công bất hợp pháp và gây thương vong của Azerbaijan trên lãnh thổ Armenia”, bà Pelosi nói.
Baku và Yerevan đã cáo buộc nhau gây ra vụ giao tranh ở biên giới hôm 13/9, khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Armenia và Azerbaijan đã xảy ra hai cuộc chiến – vào những năm 1990 và vào năm 2020 – trên khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, một vùng đất có dân cư Armenia của Azerbaijan. Cùng với Pháp và Nga, Mỹ đồng chủ trì Nhóm hòa giải Minsk, nhóm đã dẫn đầu các cuộc đàm phán hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa Baku và Yerevan dưới sự bảo trợ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết cuộc giao tranh gần đây phần lớn đã làm mất vai trò của phương Tây nhằm đưa Baku và Yerevan tiến gần hơn tới một thỏa thuận hòa bình.
Armenia cáo buộc Azerbaijan tấn công biên giới
Rạng sáng 13/9, người dân ở thành phố Vardenis, Jermuk, Goris và Tatev của Armenia cho biết đã xảy ra các vụ nổ do pháo và máy bay không người lái. Armenia đã đổ lỗi cho nước láng giềng Azerbaijan về vụ tấn công.
Theo đài RT, truyền thông địa phương cho biết có tiếng nổ dọc theo toàn bộ tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan. Chính phủ Armenia đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp.
Bộ Quốc phòng Armenia cho biết quân đội Azerbaijan đã sử dụng pháo hạng nặng và cả máy bay không người lái. Một máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã bị bắn rơi ở Vardenis thuộc phía bắc Armenia và không tiếp giáp với khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Armenia cho biết quân đội nước này đang phản ứng tương xứng.
Về phần mình, Chính phủ Azerbaijan cho rằng Armenia đã bắt đầu các cuộc khiêu khích trên diện rộng chống lại các lực lượng vũ trang Azerbaijan và lực lượng nước này đã đáp trả bằng hỏa lực dữ dội vào các vị trí của Armenia.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc các nhóm phá hoại người Armenia đặt mìn trên các con đường và bắn súng cối vào vị trí của quân đội Azerbaijan gần các thị trấn Basarkecher, Istisu, Garakilsa và Gorus ở phía biên giới Azerbaijan, gây ra tổn thất về nhân lực và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quân sự. Azerbaijan cũng tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang Armenia chịu những tổn thất về nhân sự và thiết bị quân sự.
Các cuộc đụng độ vào sáng 13/9 là bước leo thang căng thẳng chính giữa hai quốc gia nói trên. Azerbaijan đã tấn công khu vực Nagorno-Karabakh vào đầu tháng 8 sau khi cáo buộc Armenia vi phạm lệnh ngừng bắn năm 2020 và yêu cầu phi quân sự hóa hoàn toàn khu vực này. Vụ việc đã khiến Nga, quốc gia bảo lãnh cho thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên, lên án.
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, khu vực này có phần lớn dân số là người Armenia và đòi độc lập vào những năm 1990. Trên thực tế, khu vực này đã được tự quản và được Armenia hỗ trợ kể từ đó.
Vào năm 2020, Azerbaijan và Armenia đã xảy ra xung đột trong một cuộc chiến kéo dài 44 ngày trong khu vực tranh chấp nói trên. Cuộc xung đột kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian, trong đó lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai tới Nagorno-Karabakh.
Theo lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian, một nửa Nagorno-Karabakh có người Armenia sinh sống được lực lượng gìn giữ hòa bình Nga bảo vệ, còn tất cả các vùng lãnh thổ khác do Armenia kiểm soát trước đây đã được nhượng lại cho Azerbaijan.
Mỹ bày tỏ quan ngại về giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan Ngày 3/8, Azerbaijan và Armenia đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và tiến hành các hoạt động khiêu khích tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Binh sĩ Armenia bắn đạn pháo trong cuộc xung đột với lực lượng Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Azerbaijan nêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 nhà lãnh đạo có thể đưa xung đột Ukraine đến hồi kết

Ukraine sử dụng vũ khí mới mạnh hơn UAV

Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli

Cảnh sát Israel ngăn chặn hành động tế lễ động vật tại Núi Đền

Núi lửa ở Philippines phun trào tro bụi cao hàng nghìn mét

Bước đi quyết liệt nâng cao năng lực tấn công chiến lược của Liên bang Nga

Châu Phi: 'Mỏ vàng' khoáng sản quyết định tương lai năng lượng toàn cầu

Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir
Có thể bạn quan tâm

1 nam diễn viên nổi tiếng bất ngờ tuyên bố bỏ vợ chỉ sau 2 tháng kết hôn!
Sao châu á
14:51:49 13/05/2025
Yamal đá đểu Ramos, Bellingham
Sao thể thao
14:50:55 13/05/2025
Đối tượng chém lìa tay người dân đến công an đầu thú
Pháp luật
14:50:39 13/05/2025
Nhung Kate - bạn gái cũ Johnny Trí Nguyễn: Đóng phim Hollywood, từng có cảnh nóng gây xôn xao
Hậu trường phim
14:49:14 13/05/2025
Giá lăn bánh Hyundai Accent giữa tháng 5/2025 cực rẻ, đủ sức lấn át Toyota Vios và Honda City
Ôtô
14:45:31 13/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được truyền thông quốc tế ưu ái ra mặt, phát tín hiệu tiến sâu tại Miss World 2025!
Sao việt
14:38:40 13/05/2025
Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại
Tin nổi bật
14:34:38 13/05/2025
Bom tấn cổ trang mới chiếu 10 phút đã lập kỷ lục 2025, nữ chính là đệ nhất mỹ nhân đẹp quá cũng là cái tội
Phim châu á
14:30:34 13/05/2025
Chương Tử Di diện đầm của Công Trí tại lễ trao giải quốc tế
Phong cách sao
14:26:59 13/05/2025
Doãn Hải My bị chồng 'lén' úp ảnh, hưởng "gen cực phẩm" từ mẹ, khí chất gây bão
Netizen
14:09:16 13/05/2025