Azerbaijan mở chiến dịch vào vùng tranh chấp với nước đồng minh của Nga
Azerbaijan bất ngờ tuyên bố mở chiến dịch “chống khủng bố” ở vùng Nagorno- Karabakh và yêu cầu Armenia “rút toàn bộ lực lượng” khỏi đây.
Lực lượng Azerbaijan ở ranh giới khu vực Nagorno-Karabakh (ảnh: DW)
Hôm 19/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố, Armenia phải rút hết lực lượng khỏi Nagorno-Karabakh để tạo điều kiện cho hòa bình.
“Cách duy nhất để đạt được ổn định và hòa bình trong khu vực là Armenia phải rút toàn bộ lực lượng một cách vô điều kiện. Chế độ ly khai ở vùng Karabakh của Azerbaijan phải bị giải tán”, Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo.
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, quân đội Azerbaijan chỉ tấn công vào các cơ sở quân sự ở Nagorno-Karabakh bằng “vũ khí có độ chính xác cao”.
Quân đội Azerbaijan cho hay, họ đã tạo hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường ở khu vực Nagorno-Karabakh. Quân đội Azerbaijan kêu gọi dân thường tránh xa các khu vực quân sự.
Video đang HOT
Theo Reuters, có nhiều tiếng nổ vang lên ở thủ phủ Nagorno-Karabakh, nơi được người Armenia gọi là Stepanakert, còn Azerbaijan gọi là Khankendi.
Lực lượng ly khai gốc Armenia ở Nagorno-Karabakh cho hay, quân đội Azerbaijan cố gắng xuyên thủng phòng tuyến của họ bằng các đợt pháo kích dữ dội. Nhưng phòng tuyến vẫn được giữ vững.
Armenia – quốc gia thuộc khối quân sự CSTO do Nga dẫn đầu – hôm 19/9 đã chỉ trích chiến dịch của Azerbaijan, gọi đây là “cuộc xâm lược toàn diện”.
Bộ Quốc phòng Armenia cho hay, Armenia không duy trì quân đội ở Nagorno-Karabakh và tình hình biên giới giữa Armenia với Azerbaijan vẫn ổn định.
Nagorno-Karabakh từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia. Vùng đất này được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng phần lớn sắc tộc ở đây là người gốc Armenia.
Thường dân ở Nagorno-Karabakh khổ sở vì những cuộc xung đột quân sự (ảnh: DW)
Năm 2020, quân đội Azerbaijan xảy ra xung đột với lực lượng ly khai do Armenia hậu thuẫn ở Nagorno-Karabakh. Cuộc chiến kéo dài 6 tuần và chấm dứt nhờ thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian.
Hôm 19/9, Nga kêu gọi các bên ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh và tôn trọng thỏa thuận năm 2020.
“Chúng tôi biết phải làm gì để giải quyết tình hình. Chúng tôi kêu gọi các bên thực hiện theo những gì đã thỏa thuận, không kích động căng thẳng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga – bà Maria Zakharova – nói.
Theo Reuters, Nga là đồng minh quân sự truyền thống với Armenia. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nga đối với nước này đang có dấu hiệu suy giảm.
Mới đây, Armenia đã tham gia cuộc tập trận Đối tác Đại bàng 2023 chung với Mỹ. Động thái của Armenia khiến Moscow lo ngại.
Armenia sẵn sàng đối thoại 'khẩn' với Azerbaijan để xoa dịu căng thẳng
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev để giảm leo thang tình hình căng thẳng ở biên giới giữa hai nước.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Moskva, Nga ngày 20/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ lâu, tại biên giới giữa Armenia và Azerbaijan luôn xảy ra những cuộc đọ súng nảy lửa. Đầu tháng 9, Baku cáo buộc Yerevan sử dụng máy bay không người lái chiến đấu nhằm vào các vị trí của Azerbaijan ở quận Kalbajar, khiến hai binh sĩ Azerbaijan bị thương.
Về phần mình, Yerevan cáo buộc Baku pháo kích vào các vị trí biên giới của Armenia, xác nhận 3 binh sĩ Armenia thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
"Tổng thống Macron nhấn mạnh việc giảm căng thẳng dọc biên giới là cần thiết. Thủ tướng Pashinyan bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc thảo luận khẩn cấp với tổng thống Azerbaijan nhằm giảm căng thẳng", văn phòng Pashinyan cho biết trong một tuyên bố ngày 9/9.
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Pashinyan cũng cho biết thủ tướng Armenia khẳng định cam kết đối với giải pháp ngoại giao cho mọi vấn đề, trong khi nhà lãnh đạo Pháp bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực.
Cuối ngày, văn phòng Thủ tướng Pashinyan cho biết nhà lãnh đạo Armenia đã nêu ra ý kiến tương tự trong các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Georgia Irakli Garibashvili và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Năm 2022, dưới sự hoà giải của Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu, Armenia và Azerbaijan bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình. Vào tháng 5/2023, Thủ tướng Pashinyan nói rằng Yerevan sẵn sàng công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan, bao gồm cả khu vực Nagorno-Karabakh với đa số người Armenia sinh sống. Tổng thống Aliyev cho rằng một hiệp ước hòa bình có thể được ký kết trong thời gian tới nếu Armenia không thay đổi quan điểm.
Nga lo ngại tình hình leo thang tại biên giới Armenia - Azerbaijan Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Cố vấn Điện Kremlin, ông Yury Ushakov, ngày 13/9 cho biết Nga vô cùng lo ngại tình hình leo thang tại biên giới Armenia - Azerbaijan, đồng thời kêu gọi cả hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn. Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir
Có thể bạn quan tâm

Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
Sao việt
22:34:59 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
Sao châu á
22:29:12 25/04/2025
Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4
Tin nổi bật
22:19:52 25/04/2025
Khởi tố bị can dùng sổ hồng giả để cầm cố, chiếm đoạt cả trăm triệu đồng
Pháp luật
22:03:29 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Xem lại khoảnh khắc Hyun Bin xuống tàu gây sốt trong 'Hạ cánh nơi anh'
Hậu trường phim
21:56:10 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
21:44:29 25/04/2025
Hồng Vân xót xa cảnh chồng mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên vợ tìm người mới
Tv show
21:28:29 25/04/2025