Ayun Hạ: Hồ trên núi
Với diện tích mặt nước lên đến 37 km2 được bao bọc bởi những dãy núi trập trùng, Hồ Ayun Hạ từ lâu đã là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.
Mùa khô, khu vực Hồ Ayun Hạ có vẻ đẹp hoang sơ đến nao lòng (Ảnh Đinh Lơ)
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện), cách TP. Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H’Bông huyện Chư Sê.
Mùa khô, hồ có hơi cạn (Ảnh: Đinh Lơ)
Đến năm 2002 công trình đã hoàn thành. Hồ Ayun Hạ đã đem lại hiệu quả cao ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc, hạn chế nhiều chặt cây, phá rừng.
Video đang HOT
Trẻ em nô đùa dưới làn nước Hồ Ayun Hạ (Ảnh: Đinh Lơ)
Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhà máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng đã được hòa điện vào lưới điện quốc gia với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 2.700KW.
Vẻ đẹp hoang sơ (Ảnh: Đinh Lơ)
Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP. Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh lòng hồ.
Những hàng cây, thảm thực vật tạo nên bức tranh tuyệt đẹp cho phong cảnh nơi đây (Ảnh: Đinh Lơ)
Khu vực lòng hồ có khá nhiều điểm hoang sơ để du khách dừng chân khám phá như: đảo cô đơn, trại bò, suối lim…
Khách du lịch có thể đến Ayun Hạ bằng đường thuỷ và đường bộ bằng xe công nông của cư dân bản địa rất là ấn tượng, hữu tình trong chuyến đi.
Nếu các cặp đôi cô dâu – chú rễ không ngại đường xa, thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng sông nước, để có những bức ảnh đẹp lãng mạn trong ngày cưới thì đây là nơi lý tưởng nhất.
Theo baotainguyenmoitruong
Truy tố phụ nữ chuyên lừa người dân tộc thiểu số
UBND tỉnh Gia Lai từng yêu cầu Sở Tư pháp tỉnh vào cuộc thanh tra đột xuất các văn phòng công chứng liên quan đến vụ án này.
Ngày 6-12, Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND cùng cấp, đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thu (SN 1968, trú thôn Ia Sa, xã H'Bông, huyện Chư Sê) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, tháng 11-2016, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các làng Kte 1, Kte 2, Dek..., xã H'Bông đồng loạt tố cáo bà Thu đã lợi dụng sự cả tin của họ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đất đai, nhà cửa.
Cụ thể, ông Kpă Lah vay của bà Thu 65 triệu đồng với thời hạn năm năm, lãi suất 9.000 đồng/1 triệu đồng/tháng. Điều kiện là phải đưa giấy đỏ diện tích 1,5 ha vườn, rẫy cho bà Thu. Khi giao giấy đỏ, bà Thu còn yêu cầu vợ chồng ông Lah đến văn phòng công chứng (VPCC) ở thị trấn Chư Sê lăn tay vào một tờ giấy mà bị hại không biết nội dung. Sau này ông Kpă Lah mới biết đó là hợp đồng chuyển nhượng đất.
Bị can Thu trong quá trình điều tra. Ảnh: LQL
Tương tự, ông Rah mah Ưih cũng giao giấy đỏ các thửa đất diện tích hơn 3,2 ha để vay của bà Thu 40 triệu đồng, lãi suất cao. Thủ đoạn chiếm đất của bà Thu cũng giống như trước là cho bị hại lăn tay vào một tờ giấy mà họ không rõ nội dung. Sau đó, Thu hợp thức hóa bằng cách sang tên biến thành đất của mình rồi bán cho người khác.
Bằng thủ đoạn lợi dụng nhu cầu vay vốn để làm ăn, Thu đã cho vợ ông Ksor Huen (trú làng Kte 1) vay số tiền 60 triệu đồng nhưng phải thế chấp giấy đỏ đất. Sau đó, Thu cũng dẫn vợ chồng ông Huen đến VPCC để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng Thu. Thu nói dối với vợ chồng ông Huen đây là hợp đồng vay vốn nên phải ký vào mới được vay tiền.
Do tin tưởng lời Thu, nhận thức pháp luật hạn chế nên vợ chồng ông Huen đã ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất. Sau đó, Thu hoàn tất thủ tục sang tên trên giấy đỏ rồi đem bán cho người khác lấy tiền sử dụng cá nhân. Theo kết luận định giá tài sản của hội đồng định giá tài sản, lô đất của vợ chồng ông Huen có giá trị hơn 562 triệu đồng.
Ngoài ra, Thu còn có thủ đoạn tương tự đối với một số hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số khác tại xã H'Bông song sau đó bị can đã kịp thời khắc phục hậu quả, trả lại giấy đỏ nên thiệt hại không xảy ra.
Cũng theo hồ sơ, sau khi lừa lấy đất của những người đồng bào dân tộc thiểu số, Thu đã bỏ trốn khỏi địa phương. UBND tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu UBND huyện Chư Sê báo cáo kết quả xử lý vụ án, đồng thời yêu cầu Sở Tư pháp tỉnh vào cuộc thanh tra đột xuất các VPCC liên quan đến vụ lừa đảo này.
Quá trình điều tra, công an xác định do nợ quá hạn khoản vay tại ngân hàng và nợ các cá nhân khác với tổng số tiền 1,1 tỉ đồng, để có tiền trả nợ, Thu đã nảy sinh ý định và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên.
CQĐT xác định hành vi của Thu là nguy hiểm cho xã hội, ngoài chiếm đoạt quyền sở hữu về tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, hành vi này còn gây ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gây bất bình trong quần chúng nhân dân...
LỮ QUỲNH LOAN
Theo PLO
Khánh thành phân hiệu ĐH Nông lâm TP HCM tại Gia Lai Trường ĐH Nông lâm TP HCM vừa tổ chức lễ khánh thành cơ sở mới của Phân hiệu Gia Lai tại TP Pleiku. Được xây mới trên khuôn viên rộng 7 ha với hệ thống giảng đường, văn phòng khoa, phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị đáp ứng quy mô đào tạo lên đến 3.000 sinh viên. Bà Huỳnh Nữ...