Axit amin – những chất kích thích hệ miễn dịch
Để có sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh ngoài chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao thì một yếu tố cần thiết không thể bỏ qua đó là gia tăng hệ miễn dịch, nhất là trong lúc chúng ta cần phòng dịch virus Corona chủng mới, cơ thể chúng ta cần có những axit amin -”nền móng” xây dựng nên một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.
Axit amin “chống lưng” cho hệ miễn dịch
Axit amin ( chất đạm) là thành phần cấu tạo nên các protein trong cơ thể.Chất này được xem là nguyên liệu xây dựng cơ bản của cơ thể, rất cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo đó, khi ăn đồ giàu chất đạm (protein) như thịt, cá, trứng, sữa,… các protein này sẽ được phân rã bởi dịch vị tiêu hóa trong dạ dày thành phân tử nhỏ (axit amin). Sau đó, các axit amin này lại được tổng hợp trở lại để hình thành nên nhiều loại protein của cơ thể.
Theo TS.BS. Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) axit amin có 2 loại tự tổng hợp và phải bổ sung từ bên ngoài (gọi là axit amin thiết yếu). Trong đó, loại tổng hợp (dispensable amino acid) nghĩa là cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các nguyên liệu sẵn có (các axit béo, amiac, amid…).
Nhóm này gồm các axit amin như arginine, alanine, cysteine, glutamate, aspartate, glycine, proline, serine, tyrosine, glutamine, asparagine.Loại cơ thể không tự tổng hợp được và bắt buộc phải được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài.9 axit amin thiết yếu đó gồm leucin, isoleucin, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionine, histidine.
Trong đó, lysine giữ vai trò sống còn trong sự tổng hợp protein; nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzyme, hormon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật, đặc biệt là ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây một số bệnh. Ngoài ra, nó còn lưu trữ canxi và duy trì hệ miễn dịch, tối cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ em và giúp hấp thu canxi ở mọi lứa tuổi.
Thực phẩm giàu axit amin có thể kể đến trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, thịt, hải sản, các loại đậu, hạt hạnh nhân, nấm, tảo…
Ai cũng biết rằng cơ quan miễn dịch của từng người khác nhau, như trong một khu vực có những bệnh mà người này mắc, người khác không. Cụ thể, tại TP Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đang là tâm dịch Covid-19 có 11 triệu người nhưng tính đến ngày 12/2, đã có 1.115 ca tử vong và 45.171 trường hợp nhiễm virus corona ; đa số những trường hợp tử vong là ở những người trên 60 tuổi.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7/2, các phân tích ban đầu về 17.000 ca nhiễm virus corona mới (nCoV) tại Trung Quốc cho thấy có 82% trường hợp là nhẹ, 15% ca nhiễm nặng và 3% ca diễn biến nguy kịch. Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm Chương trình Khẩn cấp của WHO, nói: “Chúng tôi biết rằng các trường hợp bệnh nhân cao tuổi có khả năng tử vong và người có các chứng bệnh khác có nguy cơ cao hơn”.
Vì vậy, theo khuyến cáo của TS. Tâm, nhờ hệ miễn dịch tốt nên khi còn trẻ chúng ta “lướt” bệnh dễ hơn khi ta có tuổi.Người không mắc bệnh chứng tỏ cơ quan miễn dịch của họ tốt hơn những người đã mắc bệnh. Hoặc khi mắc bệnh, cũng chóng khỏi nhờ sức đề kháng tốt của cơ thể…
-Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe của con người bị chi phối bởi 4 yếu tố: môi trường, dinh dưỡng, tinh thần và vận động. Vì vậy, sống trong một môi trường ít ô nhiễm, hoạt động thể lực hàng ngày, ăn uống đủ chất hợp vệ sinh, sống vui vẻ, tránh stress… là cách tốt nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
-Đối với các vitamin và khoáng chất nên bổ sung bằng thực phẩm như ăn nhiều rau xanh, hoa quả…; chỉ nên bổ sung bằng thuốc khi cơ thể bị thiếu các chất này; và sẽ tốt hơn nếu chúng ta sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá trị dinh dưỡng cao. Vì, nếu bổ sung thừa sẽ gây nên những rối loạn trong cơ thể, không những vậy ăn quá nhiều các protein có thể gây hại cho cơ thể như tăng nguy cơ loãng xương, tăng cân, rối loạn chuyển hóa như tăng axit uric, bệnh thận…
Các yếu tố ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể:
Ngoài những hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền và một số chứng suy giảm miễn dịch mắc phải đặc hiệu như AIDS, mỗi chúng ta có thể mắc phải các chứng suy giảm miễn dịch thứ phát ở các mức độ khác nhau do nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài gây ra.
TS. Tâm lý giải, tuổi cao, căng thẳng, trầm cảm, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân bằng, ít luyện tập và tiếp xúc với thiên nhiên, mắc các bệnh mạn tính như bệnh gan, bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc kéo dài (kháng sinh, khám nấm, kháng siêu vi trùng, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố như các hóa chất hoặc các chất độc có nguồn gốc sinh vật là những yếu tố có thể gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Để hệ miễn dịch khỏe mạnh mọi người cần:
- Vitamin và chất khoáng: vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, duy trì các chức năng của cơ thể. Đây là những nguyên vật liệu cấu trúc nên tế bào, tham gia chuyển hóa các enzym phản ứng trong tế bào, là thành phần không thể thiếu được đối với sự phát triển của tế bào nói riêng và cơ thể nói chung.
- Việc ăn uống thiếu các chất như axit amin, vitamin A, B1, C, PP, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm suy giảm hệ miễn dịch. Thế nên chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ chất để tăng sức đề kháng. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin, nếu cần thiết chúng ta cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.
- Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, giúp đẩy mạnh đào thải các chất chuyển hóa độc hại, nhờ đó hệ miễn dịch (sức đề kháng) được tăng cường… Vì vậy, hãy tham gia bất kỳ môn thể thao nào mà mình ưa thích như chạy, đạp xe, bơi lội, đi bộ…
THỦY TIÊN
Theo SK&ĐS
Ăn vặt không phải lúc nào cũng xấu, những món ăn vặt này giúp thúc đẩy phát triển trí não, trẻ thông minh vượt trội
Những món ăn vặt trong bữa phụ cũng có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi nhận thấy rằng con chỉ thích ăn vặt và rất lười ăn trong các bữa ăn chính. Trên thực tế, một số đồ ăn vặt rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là 1 số món ăn vặt giúp thúc đẩy sự phát triển trí não cho trẻ, bố mẹ đừng bỏ qua.
Trứng cút
Giá trị dinh dưỡng của trứng cút đặc biệt cao. Trứng cút không chỉ giàu protein, axit amin, v.v mà còn giàu canxi. Bố mẹ nên cho trẻ ăn trứng cút nhiều hơn. Trứng cút rất giàu dinh dưỡng, giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
Nho khô
Mặc dù nho khô có vị ngọt nhưng giá trị dinh dưỡng của nó vẫn rất cao. Nhô khô rất giàu vitamin, sắt, canxi, axit amin và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, bố mẹ nên cho con ăn nho khô trong các bữa phụ. Các yếu tố dinh dưỡng trong nhô khô giúp tăng cường tiêu hóa cũng như có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Sữa
Sữa rất giàu canxi và dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Cho trẻ uống sữa không chỉ giúp bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển xương của trẻ. Ngoài ra, sữa chứa nhiều nguyên tố vi lượng giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.
Phô mai
Phô mai là món ăn vặt tuyệt vời vì nó cung cấp chất béo và chất đạm giúp nạp thêm năng lượng và cảm giác no bụng. Ngoài ra, phô mai cung chứa nhiều khoáng chất giúp bé thông minh, khỏe mạnh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu protein Protein là chất dinh dưỡng đa lượng, tạo thành phần chính của tất cả các tế bào và cung cấp các axit amin thiết yếu giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Sự thiếu hụt protein thường ít xảy ra, tuy nhiên, những người chán ăn, những người bị suy dinh dưỡng, hay ăn chay có thể gặp những vấn đề về protein....