Australia tìm cách ‘hút’ người dân châu Á đến làm nông
Thị thực nông nghiệp mới tạo điều kiện cho người lao động đến làm việc trong lĩnh vực này tại Australia từ 3 năm trở lên là biện pháp của Canberra nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực.
Đối tượng được Australia để mắt hàng đầu là công dân châu Á.
Anh Audi Melsom khi làm việc tại Australia. Ảnh: SCMP
Cách đây 3 năm, Audi Melsom nghỉ việc tại một trong những đài truyền hình lớn nhất Indonesia là MetroTV để đến Australia. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết, giống như hầu hết người Indonesia khác, Audi Melsom lựa chọn thị thực “Lao động Kỳ nghỉ” của Australia – chương trình dành cho đối tượng từ 18-30 tuổi tại 40 quốc gia được đến Australia làm việc và nghỉ ngơi trong 12 tháng. Hàng năm có đến 5.000 người Indonesia dưới 30 tuổi tham gia chương trình thị thực này.
Khi đặt chân đến Australia, Audi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, anh hái xoài, dưa hấu, bí ngô tại Vùng Lãnh thổ Bắc, thu hoạch cà chua, mâm xôi ở Queensland, hái nho và sung ở Victoria. Với công việc này, Audi kiếm được từ 14,5 USD đến 25 USD mỗi giờ làm việc. Trong một số trường hợp, anh còn được trả công dựa trên số lượng sản phẩm thu hoạch được.
Hiện nay, Canberra đang đưa ra chương trình thị thực mới để tăng số lượng người nước ngoài đến làm việc tại các nông trại Australia. Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud cho biết chính phủ nước này sẽ “nhắm đến các quốc gia vốn có thỏa thuận song phương lâu dài với Australia như Philippines, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và Hàn Quốc”. Các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng có thể nằm trong danh sách.
Theo đó, thị thực Nông nghiệp Australia dự kiến là giải pháp dài hạn cho tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp vốn chiếm 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Thị thực Nông nghiệp mới sẽ tạo điều kiện để người lao động làm việc ở Australia trong 3 năm, với yêu cầu bắt buộc là họ phải trở về nước 3 tháng mỗi năm. Không giống như thị thực “Lao động Kỳ nghỉ”, người lao động nước ngoài nếu đồng ý làm việc trong ngành nông nghiệp tối thiểu 3 năm có thể đăng ký Thường trú nhân ở Australia.
Video đang HOT
Gieo lúa mạch tại một trang trại ở bang Victoria, Australia. Ảnh:: Bloomberg
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thị thực mới này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bóc lột tại các trang trại ở Australia như trả lương thấp, phí ăn ở đắt đỏ và các công ty tuyển dụng thiếu đạo đức. Liên đoàn Lao động Australia cảnh báo rằng thị thực sẽ “làm trầm trọng thêm tình trạng lạm dụng và bóc lột vốn đã tràn lan” trong lĩnh vực này.
Một báo cáo năm 2020 do các công đoàn và Trung tâm Lao động nhập cư biên soạn có nội dung rằng 80% người lao động tham gia cuộc khảo sát đã bị trả lương thấp. Một cuộc điều tra năm 2018 do Giám sát viên Việc làm Công bằng của Australia thực hiện cho thấy một nửa số doanh nghiệp bị điều tra đã vi phạm luật nơi làm việc, bao gồm lạm dụng mức lương, trả thấp theo giờ và không trả tiền cho thời gian làm việc.
Một vấn đề phổ biến khác là phí ăn ở cho người lao động. Audi chia sẻ rằng đôi khi anh phải trả 109 USD mỗi tuần cho nơi ở gần nông trại vốn không sạch sẽ, tường thủng lỗ chỗ và nhiều côn trùng.
Audi chia sẻ nhiều người giám sát không thương cảm với những lao động mới thiếu kinh nghiệm. Anh kể lại: “Nhiều người bị sa thải chỉ sau 1 ngày. Chúng tôi phải làm việc dưới ánh nắng Mặt Trời 40 độ C. Có thời điểm tôi còn bị chảy máu cam. Nhưng tôi vẫn phải làm việc bởi lo sợ cũng bị sa thải”. Audi đã đăng tải video về trải nghiệm khi làm nông nghiệp ở Australia lên kênh #VLOGSTRALIA trên Youtube và thu hút được hàng nghìn lượt xem.
Với những cơ hội việc làm tốt hơn ở các thành phố, hầu hết người Australia tránh công việc đồng áng. Do vậy, người lao động nhập cư hiện chiếm hầu hết nhân lực trong ngành nông nghiệp Australia với 130.000 người và ít nhất một phần ba trong số những người lao động nhập cư này tham gia chương trình thị thực “Lao động Kỳ nghỉ”. Các chương trình khác được quản lý chặt chẽ hơn chỉ dành cho công dân của các quốc đảo Thái Bình Dương, Papua New Guinea và Timor Leste.
Giáo sư Joanna Howe tại Đại học Adelaide trong năm 2018 nhận định rằng “việc ưu ái một nhóm người lao động nhập cư nhất định thường ít dựa vào tình trạng thiếu nhân lực mà chủ yếu do quan điểm cho rằng nhóm lao động này chấp nhận lương thấp và nghe lời hơn”.
Audi cho rằng người lao động châu Á được ưu ái bởi làm việc năng suất hơn những lao động châu Âu.
Hiệp hội Nông dân Australia ủng hộ việc thành lập một cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm về cuộc sống của người lao động nhập cư. Trong khi đó, chính phủ Australia cho biết thị thực mới được thiết kế “dựa trên đàm phán với các quốc gia đối tác” do vậy Canberra sẽ đóng vai trò đảm bảo hiệu quả bảo vệ người lao động.
Australia xét lại hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng
Giới chức quốc phòng Australia đang xem xét khả năng buộc tập đoàn Trung Quốc Landbridge dừng thuê cảng Darwin vì lý do an ninh quốc phòng hay không.
Phương án buộc Landbridge, tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Ye Cheng, từ bỏ quyền sở hữu cảng Darwin vì lý do an ninh quốc gia được các quan chức Australia đưa ra sau khi nước này thay đổi luật đầu tư nước ngoài năm ngoái, trao cho chính phủ quyền hồi tố áp các điều kiện mới hoặc buộc thoái vốn với các thỏa thuận đã được thông qua..
"Khuyến cáo về cảng Darwin đã được đưa ra và sẽ được chuyển đến ủy ban an ninh quốc gia của Australia trong thời gian thích hợp", một nguồn tin chính phủ Australia cho biết ngày 3/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton nói chính phủ Australia "sẽ xem xét các lựa chọn có lợi cho lợi ích quốc gia của chúng tôi" sau khi nhận được khuyến cáo này, tờ Sydney Morning Herald đưa tin.
Bộ Quốc phòng Australia, văn phòng đại diện của công ty Landbridge tại Australia và đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra chưa bình luận về thông tin.
Landbridge, công ty được cho là có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc, thắng thầu năm 2015 và giành quyền vận hành cảng Darwin ở miền bắc Australia trong 99 năm với giá 390 triệu USD.
Tàu hậu cần phục vụ giàn khoan khí đốt ngoài khơi đậu tại cảng Darwin, miền bắc Australia, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Giới chức Lãnh thổ phía Bắc của Australia trao hợp đồng thuê cảng Darwin cho công ty Landbridge chỉ vài năm sau khi Mỹ triển khai nhóm thủy quân lục chiến thường trú đầu tiên tại khu vực này.
Đợt triển khai này là một phần trong kế hoạch xoay trục sang châu Á của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực. Obama được cho là không hài lòng về thỏa thuận cho thuê cảng Darwin.
Darwin được coi là cửa ngõ của Australia tới các thị trường châu Á và trung tâm tiềm năng cho xuất khẩu tài nguyên và nông nghiệp. Thành phố này là trung tâm trong kế hoạch của chính phủ Australia nhằm phát triển khu vực miền bắc xa xôi.
Thông tin xem xét lại hợp đồng thuê cảng Darwin được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Australia và Trung Quốc xuống mức thấp sau nhiều năm biến động. Quan hệ giữa hai nước xấu đi vào năm ngoái sau khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch Covid-19, khiến Trung Quốc trả đũa thương mại.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyền hồi tố trong luật đầu tư nước ngoài sau sửa đổi, được sử dụng lần đầu hồi tháng 4, là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán trong quan hệ đối ngoại và không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Chính phủ Australia đã hủy 4 thỏa thuận trên cơ sở luật mới, bao gồm hai thỏa thuận trong sáng kiến Vành đai và Con đường với Trung Quốc cùng hai thỏa thuận giáo dục với Syria và Iran của giới chức bang Victoria.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó thúc giục Australia từ bỏ "tâm lý Chiến tranh Lạnh và thành kiến ý thức hệ", đồng thời "lập tức sửa chữa sai lầm và thay đổi hướng đi".
Phá tổ ong bắp cày sát thủ khổng lồ Sở Nông nghiệp Bang Washington phá hủy tổ ong bắp cày châu Á chứa 1.500 ấu trùng hôm 28/8 bằng dụng cụ cắt và máy hút. Tổ ong bắp cày sát thủ vừa phát hiện ở Washington chứa 1.500 ấu trùng đang phát triển. Ảnh: WSDA Đây là tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên được phát hiện ở Washington trong năm...