Australia tiếp nhận 300.000 liều vaccine AstraZeneca
Ngày 28/2, Australia tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca/Oxford gồm 300.000 liều để chuẩn bị cho việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng trên cả nước.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết lô vaccine trên sẽ được Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng từ ngày 8/3 tới.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định việc tiếp nhận lô vaccine trên đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình tiêm chủng ở Australia.
Theo kế hoạch, Australia sẽ tiếp nhận tổng số 1,2 triệu liều vaccine AstraZeneca từ nước ngoài trước khi đưa vào sử dụng gần 50 triệu liều vaccine do chính nước này sản xuất từ cuối tháng 3. Hầu hết người dân “xứ chuột túi” sẽ được tiêm loại vaccine AstraZeneca.
Bắt đầu từ ngày 22/2, quốc gia lớn nhất Đại Tây Dương với 25 triệu dân đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 với vaccine Pfizer (Mỹ) cho một số đối tượng ưu tiên như nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên làm việc tại các cơ sở cách ly, người già và người khuyết tật.
Cho đến nay, gần 30.000 người Australia đã được tiêm chủng, trong đó có 8.110 người cao tuổi và người khuyết tật tại 117 cơ sở chăm sóc. Australia dự kiến hoàn thành kế hoạch chiến dịch tiêm chủng quốc gia vào tháng 10 tới.
Đức xem xét tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm người trên 65 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đức đang cân nhắc sửa đổi khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người dưới 65 tuổi.
Giới chức Đức đánh giá với những dữ liệu mới, trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi.
Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hồi cuối tháng 1/2021 phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca ở mọi lứa tuổi các nước Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Đức đã ra khuyến cáo nên tiêm chủng vaccine này với những người dưới 65 tuổi. Viện dẫn chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu với nhóm tuổi trên 65, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (Stiko) thuộc Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) cho rằng với những dữ liệu hiện có, trước mắt chỉ nên tiêm vaccine AstraZeneca cho nhóm tuổi từ 18 đến 64.
Tuy nhiên, trong một tháng qua, đã có thêm nhiều kết quả nghiên cứu về hiệu quả của vaccine do Anh và Thụy Điển hợp tác sản xuất, kể cả ở các nhóm tuổi khác nhau, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực của Đức đã phải xem xét lại quyết định của mình trong bối cảnh Đức đang tồn kho tới hơn 1 triệu liều vaccine tại các bang.
Việc triển khai tiêm vaccine AstraZeneca đang đối mặt với nhiều khó khăn ở Đức. Trong khi nhóm cao tuổi không được khuyến cáo tiêm chủng thì nhóm dưới 65 tuổi lại bày tỏ lo ngại liên quan các thông tin về tác dụng phụ và hiệu quả thấp hơn so với các loại vaccine khác. Theo người đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng Thường trực, thời điểm ra khuyến cáo một tháng trước là Đức chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine AstraZeneca ở người cao tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, với những dữ liệu mới được công bố trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi. Ủy ban Tiêm chủng Thường trực cho biết sẽ sớm cập nhật khuyến cáo mới đối với vaccine này.
Điểm khác biệt vượt trội của vắc xin Covid-19 một liều Vắc xin Johnson & Johnson chỉ cần tiêm liều duy nhất và có thể bảo quản 3 tháng trong tủ lạnh thông thường. Vắc xin của hãng Johnson & Johnson vừa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp. Như vậy, sau Pfizer, Moderna, đây là vắc xin thứ 3 được Mỹ cấp phép. Ảnh minh...