Australia thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử của các nền tảng kỹ thuật số
Bộ quy tắc này nhằm thúc đẩy đàm phán giữa các tổ chức truyền thông và các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm Google và Facebook, về việc trả tiền cho nội dung tin tức được sử dụng.
Các nền tảng kỹ thuật số như Google, Facebook sẽ phải trả tiền cho nội dung tin tức được sử dụng tại Australia. (Nguồn: Shutterstock)
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 29/9, Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher ngày 29/9 cho biết Chính phủ liên bang sẽ trình lên Quốc hội đạo luật về bộ quy tắc ứng xử của các nền tảng kỹ thuật số vào cuối năm nay.
Dự kiến Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) sẽ hoàn tất bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử trong hai tuần tới. Theo kế hoạch ban đầu, ACCC sẽ chuyển các khuyến nghị cuối cùng của mình lên Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg vào cuối tháng 9, và văn bản dự thảo luật sẽ được chuẩn bị xong vào cuối tháng 10.
Bộ quy tắc ứng xử do ACCC soạn thảo nhằm thúc đẩy đàm phán giữa các tổ chức truyền thông địa phương và các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm Google và Facebook, về việc trả tiền cho nội dung tin tức được các nền tảng kỹ thuật số sử dụng.
Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra các quy định bắt buộc về việc trả tiền cho nội dung tin tức được sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số.
Video đang HOT
Cho đến này, Google và Facebook đều đe dọa sẽ rút các dịch vụ khỏi Australia nếu nước này tiếp tục xúc tiến việc ban hành các quy định trên.
Giám đốc Google Australia, Mel Silva đã lên tiếng phản đối yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số phải thông báo trước những thay đổi về thuật toán và quy định trọng tài sẽ ra phán quyết cuối cùng trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về số tiền phải chi trả sau một thời gian đàm phán nhất định.
Thiện chí của ASEAN, Trung Quốc và các nước khi bàn về Biển Đông
Vấn đề Biển Đông, theo Vụ trưởng Vụ ASEAN, tất cả các nước đều mang đến hội nghị ARF tinh thần đóng góp cho đối thoại và sự hợp tác.
Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 ngày 12/9 với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 27 nước, tổ chức.
Hội nghị đã bàn nhiều vấn đề trong khu vực và trên thế giới, Vụ trưởng Vụ ASEAN Vũ Hồ có những trao đổi bên lề hội nghị.
Theo ông Vũ Hồ, ARF đã diễn ra thành công, mặc dù tổ chức trực tuyến nhưng bộ trưởng các nước tham gia đều có cơ hội trình bày những vấn đề quan tâm, mong muốn đối với sự phát triển của Diễn đàn ARF, một trong những diễn đàn, cơ chế trung tâm của ASEAN trong xây dựng hòa bình, ổn định ở khu vực.
Các bộ trưởng cũng quyết tâm cùng nhau thúc đẩy hợp tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng hơn, trong cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không gói gọn trong một khu vực cụ thể.
Vụ trưởng Vụ ASEAN Vũ Hồ. Ảnh: Phạm Hải
Hội nghị thể hiện rõ quyết tâm của các nước đó là tiếp tục đối thoại, đẩy mạnh hợp tác, tính toán các bước đi của ARF trên tinh thần vừa xây dựng lòng tin, vừa triển khai "ngoại giao phòng ngừa" trong bối cảnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, cũng như các mối quan tâm có những diễn tiến phức tạp.
Vụ trưởng Vụ ASEAN đánh giá: "Thành công của hội nghị lần này là số lượng văn bản, tuyên bố của các bộ trưởng được đưa ra khá lớn, gồm 8 văn bản. Chúng tôi có thể khẳng định ARF lần thứ 27 đã thành công tốt đẹp".
Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, không thể gặp trực tiếp nhưng bộ trưởng các nước tham gia đều xuất phát từ mục tiêu là đóng góp một cách hiệu quả cho các vấn đề chung. Trong lịch sử diễn đàn ARF từ trước đến nay, các nước đều mang đến những đóng góp, cách nhìn đối với các vấn đề lớn.
Về tình hình Biển Đông, ông Vũ Hồ cho biết đây là một trong những vấn đề được đề cập tới rất nhiều, không chỉ có trong diễn đàn ARF.
Các bộ trưởng cho rằng tình hình trên Biển Đông có nhiều vụ việc diễn ra nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực. Một lần nữa, các bộ trưởng kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Hội nghị trực tuyến diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Các bộ trưởng cũng rất hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ về Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), cùng nhau hướng tới Bộ Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
"Việc xây dựng COC là một sản phẩm chung giữa ASEAN và Trung Quốc. Bộ quy tắc ứng xử này muốn hay không cũng vẫn là một bộ phận không thể tách rời của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Theo ông Vũ Hồ, các nước ASEAN và Trung Quốc cùng nhau cam kết hướng tới xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử hiệu lực, hiệu quả. Nó cũng sẽ là một công cụ để các bên có thể tiến hành đối thoại và hợp tác phù hợp, đúng với tinh thần xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa mà các nước đang phấn đấu.
Tuy chỉ có 2 tiếng để trao đổi nhưng các bộ trưởng đề cập tới các vấn đề nghiêm trọng trên Biển Đông. "Có những hành động đang gây phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng tới lòng tin, có những hành động cần phải kêu gọi kiềm chế ở mức độ cao nhất. Đảm bảo có được một môi trường thuận lợi, xây dựng những luật lệ, quy tắc ứng xử chung, chúng ta đang cùng phấn đấu xây dựng một cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ, hòa bình và ổn định", ông Vũ Hồ thông tin thêm.
Nói về ghi nhận những lập trường, quan điểm mới, tích cực của Trung Quốc, ông Vũ Hồ cho biết: "Vì là hình thức họp trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử nên việc đánh giá thiện chí của Trung Quốc cũng như thái độ của một nước nào đó trong khuôn khổ ARF là rất khó.
Tuy nhiên, tất cả các nước đều mang đến hội nghị tinh thần đóng góp cho đối thoại và tinh thần hợp tác".
Có thể nối lại đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào tháng 11 Vấn đề Biển Đông được đề cập thích đáng trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các bên đều hy vọng sớm nối lại đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 đã có thông cáo chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng,...