Australia tăng nguồn cung thuốc sotrovimab điều trị COVID-19
Chính phủ Australia quyết định tăng đơn đặt hàng thuốc sotrovimab điều trị COVID-19 trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Thuốc Sotrovimab điều trị bệnh nhân COVID-19 do Công ty dược GlaxoSmithKline phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Vir Biotechnology của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Ảnh: The National/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Greg Hunt ngày 4/10 cho biết chính phủ đã quyết định tăng nguồn cung thuốc trên cho Cơ quan Dự trữ dược phẩm quốc gia (NMS) từ 7.700 liều lên hơn 31.000 liều.
Đây là phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng mới cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được Cục quản lý các sản phẩm trị liệu (TGA) cấp phép. Theo truyền thông Australia, việc điều trị bằng sotrovimab thông qua phương pháp truyền tĩnh mạch (IV) một liều duy nhất đã được chứng minh giúp giảm 79% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở người lớn mắc COVID-19 từ nhẹ đến trung bình.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế ước tính 8-15% người trưởng thành ở Australia mắc COVID-19 sẽ được khuyến cáo điều trị bằng sotrovimab và phương pháp này phải được áp dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng.
Chính sách khác biệt về Triều Tiên của Tổng thống Biden so với 2 người tiền nhiệm
Cựu Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo người kế nhiệm Donald Trump rằng Triều Tiên sẽ trở thành vấn đề nhiều áp lực nhất.
Bốn năm sau đó, Tổng thống Joe Biden lại không hề tỏ ra sốt sắng ngay cả khi Triều Tiên có động thái thử tên lửa liên tiếp.
Người dân Seoul (Hàn Quốc) theo dõi tin tức truyền hình về Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: AFP
Bà Jenny Town tại Trung tâm Stimson (Mỹ) nhận định rằng với Tổng thống Biden, Triều Tiên vẫn là "vấn đề ưu tiên nhưng đồng thời là trường hợp không có hướng giải quyết". Hình thức ngoại giao chủ động sẽ khiến nhà lãnh đạo Mỹ đối mặt với việc bị chỉ trích là ông đã đi quá đà hoặc ngược lại là chưa nỗ lực đủ.
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), chính quyền Tổng thống Biden nhiều lần cho biết sẵn sàng nối lại đàm phán không có điều kiện tiên quyết với Triều Tiên.
Cựu Tổng thống Trump từng tìm cách đạt được thỏa thuận phạm vi rộng với Triều Tiên, nhưng 3 cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Kim Jong-un đã không đạt được nhiều kết quả.
Bà Jenny Town nói: "Điều cuối cùng Chủ tịch Kim Jong-un muốn là một thất bại ngoại giao cấp cao khác khi Triều Tiên đang gặp khó khăn về kinh tế".
Trong bản đánh giá chính sách vào tháng 4, chính quyền Tổng thống Biden cho biết nước Mỹ sẵn sàng cam kết với Triều Tiên và trở nên linh hoạt. Điều này về này dường như khác biệt so với khái niệm "kiên nhẫn chiến lược" của cựu Tổng thống Obama cũng như sự rầm rộ thời ông Trump
Không nhiều nhà quan sát tin rằng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ chấp nhận đề nghị của Mỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên ông Jacob Stokes tại Trung tâm An ninh Mỹ mới đánh giá chính quyền Tổng thống Biden vẫn có thể đàm phán để kết thúc các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đặt ưu tiên vào đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản đồng thời ủng hộ các nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 30/9 cho biết ông ủng hộ những nỗ lực của Hàn Quốc có thể giúp "giảm thiểu rủi ro". Nhưng theo AFP, Triều Tiên đã có những động thái rất nhỏ trong việc giảm căng thẳng với Hàn Quốc.
Ông Ken Gause tại tổ chức nghiên cứu CNA nhận định: "Triều Tiên muốn Mỹ từ bỏ chiến lược kiên nhẫn và đặt việc nới lỏng lệnh trừng phạt lên bàn đàm phán. Đó là lý do họ từ chối các đối thoại vô điều kiện".
Y học cổ truyền tham chiến Covid Các chuyên gia cho rằng sử dụng kết hợp Trung y và thuốc Tây y hiệu quả rõ rệt điều trị bệnh nhân trong và sau mắc Covid-19. Ameen Jolly, một doanh nhân người Anh sống chung với Covid-19 được vài tháng. Ông thử nhiều phương pháp để giải quyết các di chứng của căn bệnh nhưng không thành công, đến khi châm...