Australia tăng cường năng lực sản xuất vaccine trong nước
Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học khối thịnh vượng chung (CSIRO) cùng Bộ Khoa học và Công nghiệp Australia ngày 10/8 thông báo thành lập một phòng thí nhiệm mới nhằm củng cố năng lực sản xuất vaccine của Australia trong bối cảnh nước này nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 mùa Đông do dòng phụ của biến thể Omicron.
Nhân viên công ty CSL thu nhặt thành phẩm trên dây chuyền sản xuất vaccine tại Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
CSIRO cùng Bộ trưởng Khoa học và Công nghiệp Australia Ed Husic đã khai trương Phòng thí nghiệm quốc gia về vaccine và trị liệu (National Vaccine and Therapeutics Lab), có trụ sở tại Melbourne. Cơ sở này có vốn đầu tư 23,1 triệu AUD (16,3 triệu USD) với nhiệm vụ chuyển các ứng cử viên vaccine và dược phẩm thành các sản phẩm có thể sản xuất với lượng lớn phục vụ các thử nghiệm lâm sàng. Trước đó, trong giai đoạn đầu bùng phát dịch COVID-19, CSIRO đã phát triển một số ứng cử viên vaccine phòng bệnh này.
Ông Larry Marshall, Giám đốc điều hành CSIRO, mô tả phòng thí nghiệm mới như “mắt xích còn thiếu” trong năng lực sản xuất dược phẩm và vaccine của Australia. Theo ông Marshall, việc thành lập Phòng thí nghiệm quốc gia về vaccine và trị liệu sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất lượng lớn vaccine ở nước ngoài để phục vụ cho các thí nghiệm lâm sàng trong nước, đồng thời củng cố năng lực sản xuất vaccine của Australia. Dự kiến, cơ sở nghiên cứu này sẽ hướng tới phục vụ các doanh nghiệp tư nhân trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học, trong đó có peptide và các protein tái tổ hợp.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 do dòng phụ của biến thể Omicron lây lan tại Australia trong những tháng qua. Ngày 10/8 nước này ghi nhận hơn 15.000 ca mắc mới COVID-19 và 40 ca tử vong do bệnh này.
Nhật Bản lo ngại bùng phát làn sóng COVID-19 mới trong mùa Hè
Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản cho biết giới chuyên gia nước này đang lo ngại nguy cơ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 mới trong mùa Hè này sau khi số ca mắc gia tăng ở nhiều địa phương so với một tuần trước đây.
Người dân di chuyển tại nhà ga Shinagawa ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), sau kỳ nghỉ lễ dài ngày đầu tháng 5, số ca mắc COVID-19 mới tại Nhật Bản tăng rồi giảm dần, nhưng khoảng hai tuần gần đây đã tăng đều trở lại. Số ca mắc mới trong tuần cuối của tháng 6 cao hơn 1,37 lần so với tuần trước đó, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn đông dân cư. Cụ thể, thủ đô Tokyo tăng 1,37 lần, tỉnh Osaka tăng 1,32 lần, tỉnh Shimane tăng tới 2,92 lần. Trong ngày 30/6, thủ đô Tokyo ghi nhận 3.621 ca mắc COVID-19 mới, tăng 1.200 ca so với một tuần trước đó và là tăng ngày thứ 13 liên tiếp.
Theo các chuyên gia của MHLW, có nhiều nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng ở Nhật Bản trong thời gian gần đây, bao gồm hiệu quả vaccine giảm dần theo thời gian, số lượng người tụ tập tại các trung tâm đô thị lớn tăng mạnh vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời tăng cao làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của con người và làm gia tăng nhiều hoạt động trong nhà. Các chuyên gia chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của mũi vaccine thứ 3 của hãng Pfizer hoặc Moderna giảm từ 70% trong tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau tiêm xuống 50% sau 3 tháng và chỉ còn 30% sau 4 tháng. Tâm lý chủ quan của đa số người dân cho rằng dịch bệnh đã bị đẩy lùi và việc xem nhẹ các biện pháp chống dịch cơ bản cũng là yếu tố khiến các ca mắc mới gia tăng trở lại.
Giáo sư Atsuro Hamada, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Y khoa Tokyo, cho biết mặc dù đa số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản là dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron song chính phủ và người dân cần nêu cao cảnh giác, đặc biệt là tại những nơi có số ca mắc mới tăng nhanh như ở tỉnh Shimane.
Cũng theo Giáo sư Hamada, rất khó để dự báo thời điểm bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 7 tại Nhật Bản nhưng các dấu hiệu gần đây là lời cảnh báo về việc mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng dịch cơ bản và chủ động tiêm phòng vaccine mũi 4, trước mắt là người già và người mắc bệnh nền.
Vaccine ngừa COVID-19 tiếp theo có thể được bào chế từ thực vật Một số nhà khoa học cho rằng một giải pháp tương lai là sử dụng các loài cây để sản xuất vaccine. Dù hiện chưa có vaccine nào được bào chế từ thực vật có thể dùng cho con người, nhưng một số đang được nghiên cứu. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy khoảng cách lớn về các năng lực sản xuất vaccine...