Australia quyết tiêu hủy chim bồ câu bay xuyên Thái Bình Dương
Một con chim bồ câu di chuyển gần nửa vòng Trái Đất từ Mỹ sang Australia đang phải đối mặt với án tử từ cơ quan kiểm dịch nước này vì lo ngại nó mang theo mầm bệnh từ Mỹ.
Theo AP , sau khi di chuyển quãng đường 13.000 km từ Mỹ đến Australia, chú bồ câu tên Joe đang bị cơ quan kiểm dịch nước này truy bắt để đem đi tiêu hủy vì lo ngại nó mang theo mầm bệnh.
Anh Kevin Celli-Bird, một người dân ở Melbourne đã phát hiện con chim bồ câu yếu ớt đậu ở sân sau nhà mình từ hôm 26/12/2020. Anh nhận ra đây là một con chim đã thuần hóa, thay vì giống bồ câu tự nhiên bản địa châu Úc và quyết định tìm xem nhà của nó ở đâu.
Người đàn ông này sau đó ngỡ ngàng khi phát hiện ra con chim được đăng ký hộ khẩu ở Mỹ và đã mất tích trong một đua ở bang Oregon từ ngày 29/10/2020.
Các chuyên gia cho rằng có thể con bồ câu Joe – được đặt tên theo tổng thống Mỹ đắc cử – có thể đã nhảy lên một chuyến tàu hàng xuyên Thái Bình Dương.
Câu chuyện của nó đã thu hút truyền thông Australia, và sau đó là cả cơ quan kiểm dịch nổi tiếng khắt khe của nước này. Anh Celli-Bird cho biết các nhân viên của Cơ quan Kiểm dịch và Điều tra Australia đã liên hệ với anh để bắt con chim.
Video đang HOT
Joe mất tích ở bang Oregon, bờ biển phía đông nước Mỹ hôm 29/10 và được phát hiện ở Melbourne, Australia hôm 26/12. Ảnh: AP.
“Họ nói rằng nếu nó đến từ Mỹ, thì họ quan ngại về các bệnh cúm gia cầm. Họ hỏi xem tôi có thể giúp bắt con chim không”, anh Celli-Bird cho biết.
“Thật lòng mà nói tôi không thể bắt nó, cứ tới quá gần là nó chạy mất”, người đàn chia sẻ và nói thêm rằng giới chức đang xem xét thuê một thợ bắt chim chuyên nghiệp.
Bộ Nông nghiệp, cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn sinh học, cho biết con chim không được phép ở lại Australia vì nó có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia cũng như quần thể các loài chim hoang dã.
“Nó gây ra rủi ro an toàn sinh học trực tiếp đối với các loài gia cầm Australia và ngành công nghiệp gia cầm của chúng ta”, bộ cho biết.
Cơ quan kiểm dịch động vật Australia nổi tiếng là nghiêm khắc, hồi năm 2015 cơ quan này đe dọa tiêu hủy 2 con chó giống Yorkshire terrier của vợ chồng Johnny Depp và Amber Heard, sau khi họ tuồn chúng vào Australia một cách bất hợp pháp.
Cơ quan yêu cầu 2 con chó – Pistol và Boo – phải được đưa ra khỏi đất nước trong vòng 50 tiếng. Johnny Depp sau đó đã phải thuê máy bay riêng để đưa 2 chú chó cưng đi. Hiện nay chúng thuộc về Amber Heard.
Do có một hệ động vật khá riêng biệt, Australia đặc biệt quản lý nghiêm ngặt động vật ngoại lai vì chúng có thể mang mầm bệnh ảnh hưởng tới các loài của nước này.
Bí ẩn về hàng loạt vụ cá mập tấn công người ở vùng biển Australia
Năm nay, cá mập là thủ phạm gây ra nhiều vụ tấn công người nhất tại Australia kể từ năm 1934.
Ảnh minh họa
Các vụ cá mập trắng tấn công người gây tử vong đã tăng đột biến ở Australia trong năm nay. Theo các nhà khoa học, con số ghi nhận các trường hợp người bị cá mập tấn công tử vong cao nhất kể từ năm 1934.
Tính đến ngày 19/10, đã có bảy trường hợp tử vong ghi nhận vào năm 2020, trong khi con số này là 0 vào năm 2019.
Cái chết gần đây nhất vào đầu tháng này, một vận động viên lướt sóng mất tích ngày 9/10. Người đàn ông này bị cá mập cắn với vết thương vô cùng nghiêm trọng. Sự việc xảy ra tại một bãi biển gần Esperance ở miền tây Australia. Sau nhiều ngày tìm kiếm, người ta không tìm thấy t hi thể của người đàn ông xấu số. Anh được đánh dấu là nạn nhân vụ cá mập cắn tử vong thứ bảy tại Australia.
Năm 2019, mặc dù không có trường hợp tử vong nào liên quan đến cá mập nhưng những năm trước, mỗi năm có khoảng hai trường hợp tử vong. Điều này chứng tỏ con số người tử vong năm nay vì cá mập tăng đột biến, gấp nhiều lần.
Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân có thể liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cấu. Culum Brown, một giáo sư tại Khoa Sinh học của Đại học Macquarie ở Sydney, gọi năm nay là một 'đốm sáng', và cho biết trung bình dài hạn, chỉ có một ca tử vong mỗi năm trên cả nước Australia.
Việc nước biển có dấu hiệu nóng lên khiến cho một số lượng lớn cá di cư đến những nơi khác nhau. Giáo sư Brown cho biết: "Tôi dành nhiều thời gian đi thuyền ra ngoài khơi. Trong năm nay, tôi không nhớ nổi đã bao lần nhìn thấy đàn cá mồi ở rất gần bờ như vậy. Và tất nhiên, những con cá mập xuất hiện theo vị trí của cá mồi, thức ăn của chúng".
Robert Harcourt, một nhà nghiên cứu sinh thái học cá mập và là giám đốc nhóm nghiên cứu động vật ăn thịt biển của Macquarie, tin rằng một số loài thích vùng nước ấm hơn, đó là lý do tại sao chúng dành nhiều thời gian hơn ở vùng biển phía nam.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá mập bò, cá mập da trắng lớn và cá mập hổ chịu trách nhiệm phần lớn cho các cuộc tấn công vào năm 2020.
Robert Harcourt giải thích rằng: "Tôi thấy sẽ có sự di chuyển lớn, sự gia tăng về phạm vi địa lý ở rất nhiều loài. Biến đổi khí hậu có nghĩa là môi trường sống thích hợp của chúng về nhiệt độ nước, phân bổ con mồi sẽ thay đổi. Những con cá mập có khả năng sẽ tiếp xúc nhiều hơn với con người trong khi đó ngày càng nhiều người xuất hiện ở vùng biển, khai thác đại dương".
Bé 13 tháng tuổi trượt ván điêu luyện Polly-Anna, bé gái 13 tháng tuổi ở Australia, gây ấn tượng với khả năng giữ thăng bằng trên ván trượt trước khi biết đi bộ đúng cách. Bé có thể lên và xuống những đoạn dốc nhỏ.