Australia phản pháo khi Trung Quốc dọa tẩy chay vì ủng hộ điều tra Covid-19
Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã lên tiếng sau khi một nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Canberra có thể bị “tẩy chay” nếu ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne (Ảnh: ABC News)
Australia Financial Review (AFR) đưa tin, Ngoại trưởng Marise Payne đã lên tiếng về phát ngôn trước đó của Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye liên quan tới việc Canberra có thể bị đáp trả nếu ủng hộ điều tra về Covid-19.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đăng tải ngày 26/4 trên AFR, ông Cheng cảnh báo về viễn cảnh người tiêu dùng Trung Quốc có thể “tẩy chay” hàng hóa và dịch vụ của Australia nếu chính quyền Canberra ủng hộ một cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Các trường đại học, ngành du lịch, các mặt hàng rượu và thịt bò là những lĩnh vực có thể bị “tổn thương” trước sự “tẩy chay” của người Trung Quốc, ông Cheng cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, Ngoại trưởng Payne đã kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế nhằm “xác định nguồn gốc của virus corona chủng mới, cách ứng phó cũng như sự minh bạch của thông tin được chia sẻ”. Bà Payne cũng bày tỏ quan ngại về tính minh bạch của Trung Quốc trong việc xử lý đại dịch Covid-19 sau khi dịch này bùng phát tại thành phố Vũ Hán hồi cuối năm ngoái.
“Cộng đồng Trung Quốc đang cảm thấy bối rối, không hài lòng và thất vọng với những gì mà Australia đang làm. Các hành động gây nghi ngờ, hoặc chia rẽ ở một thời điểm quan trọng như lúc này có thể làm suy yếu nỗ lực toàn cầu trong việc chống lại đại dịch”, ông Cheng cho biết trong bài phỏng vấn ngày 26/4.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Payne đã chỉ trích nhà ngoại giao Trung Quốc vì đã kết nối vấn đề kinh tế và cuộc điều tra về Covid-19.
“Australia đã phát đi lời kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về Covid-19 – một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa có tiền lệ với tác động nghiêm trọng tới xã hội, kinh tế và y tế. Cuộc điều tra có thể được thực hiện vào một thời điểm thích hợp vì nhiều quốc gia vẫn đang phải đương đầu với những thách thức của dịch bệnh”, bà Payne nói.
“Một cuộc điều tra minh bạch và rõ ràng là rất quan trọng để chúng ta học hỏi những bài học quan trọng nhằm nâng cao năng lực phản ứng (với dịch bệnh) trong tương lai. Chúng tôi hy vọng toàn bộ thành viên của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ hợp tác trong cuộc điều tra”, nhà ngoại giao Australia nhấn mạnh.
“Chúng tôi phản đối mọi đề nghị rằng việc cưỡng ép về kinh tế là câu trả lời cho lời kêu gọi mở một cuộc điều tra như vậy khi điều chúng ta cần là sự hợp tác toàn cầu”, bà Payne cho biết thêm.
Lãnh đạo phe đối lập Thượng viện Australia Penny Wong cho hay, việc kêu gọi điều tra không phải là vấn đề về mặt địa chính trị mà nhằm giúp nhân loại có thể rút ra bài học để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
Đức Hoàng
Australia lên án Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoại trưởng Australia Marise Payne chỉ trích các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, gồm vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne hôm qua nói rằng Australia lo ngại về "một loạt sự cố và hành động gần đây" ở Biển Đông, trong đó có "những nỗ lực nhằm ngăn cản hoạt động phát triển tài nguyên của các quốc gia khác, tuyên bố lập các 'quận hành chính' mới và vụ tàu đánh cá Việt Nam được cho là bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm".
Dù không quy trách nhiệm trực tiếp cho Trung Quốc và khẳng định Australia không đứng về bên nào trong tranh chấp, bà Payne nói rằng Australia "rất quan tâm đến sự ổn định của tuyến đường thủy quan trọng này cũng như các quy tắc và luật lệ chi phối nó".
"Australia kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và bảo vệ tự do hàng hải, hàng không", bà nói. "Điều quan trọng tại thời điểm này là tất cả các bên kiềm chế hoạt động gây mất ổn định và giảm căng thẳng để cộng đồng quốc tế có thể toàn tâm toàn ý ứng phó đại dịch Covid-19".
Ngoại trưởng Australia Marise Payne. Ảnh: Crikey.
Giám đốc chương trình quốc phòng của Viện Chiến lược Australia Michael Shoebridge nhận định bình luận của bà Payne là tín hiệu cho Bắc Kinh biết rằng "họ không phải quốc gia duy nhất có thể xử lý đại dịch và thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình".
Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa và Nam Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. Việt Nam trước đó cũng phản đối vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân chịu thiệt hại.
Trong vài ngày qua, khu trục hạm HMAS Parramatta của hải quân Australia đã tham gia diễn tập cùng các chiến hạm Mỹ là USS Barry, USS America và USS Bunker Hill khi chúng đi qua Biển Đông. Tàu chiến Mỹ và HMAS Parramatta đã phối hợp thực hiện các nội dung như diễn tập bắn đạn thật, vận hành trực thăng, diễn tập đội hình xuồng bảo vệ và hiệp đồng chỉ huy, kiểm soát.
Ba nguồn an ninh giấu tên tiết lộ nhóm chiến hạm Mỹ đã xuất hiện gần nơi tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành tại vùng biển gần Malaysia.
Huyền Lê
Australia yêu cầu điều tra Trung Quốc về Covid-19 Australia nghi ngờ về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19, yêu cầu điều tra quốc tế về nguồn gốc và cách lây lan của nCoV. Phát biểu trên kênh truyền hình ABC hôm nay, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết nước này sẽ "theo đuổi" một cuộc điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi...