Australia mua tàu ngầm Nhật Bản: Bền chặt mối thâm tình
Chính phủ Australia vừa công bố kế hoạch mua trực tiếp mua 12 tàu ngầm động cơ thông thường lớp Soryu có sẵn (thành phẩm) của Nhật Bản.
Kế hoạch mua tàu ngầm của Nhật Bản
Thông tin này được hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, theo đó, việc trực tiếp mua sắm tàu ngầm của Nhật Bản hầu như là “một việc được nhiều lợi”: Có thể hoàn thành đổi mới quân bị trong thời gian khá ngắn với chi phí khá thấp, đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự giữa Australia và Nhật Bản.
Một số quan chức cao cấp Hải quân Mỹ dường như nhiệt tình hơn và công khai ủng hộ Australia mua sắm tàu ngầm Nhật Bản. Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ đóng ở Nhật Bản là Robert Thomas cho rằng, Australia sẽ cảm thấy “thoải mái” khi điều khiển tàu ngầm lớp Soryu.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản
Ngoài việc bán tàu ngầm cho Australia, phía Nhật Bản còn cam kết sẽ chia sẻ công nghệ sản xuất loại tàu ngầm này. Hồi tháng 6/2014, Nhật Bản và Australia thông báo đã đạt được những “kết luận quan trọng” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng giữa hai nước, dọn đường cho khả năng Tokyo chuyển giao công nghệ tàu ngầm động cơ AIP cho Canberra.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tiến hành hội đàm vòng 5 theo cơ chế “2 2″ với Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston của Australia tại Tokyo.
Theo đó, nếu Canberra thỏa mãn được một số điều kiện mà phía Tokyo đưa ra thì họ không chỉ có thể chuyển giao công nghệ tàu ngầm lớp Soryu, mà Nhật còn có thể tiến hành cải tiến, nâng cấp công nghệ tàu ngầm hiện có của lớp này hiện đại hơn, để giúp cho Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
Một trong những điều kiện mà phía Nhật đưa ra đó là ký thỏa thuận khung về chính sách an ninh giữa hai nước, xây dựng quan hệ đồng minh hoặc bán đồng minh quân sự giữa hai nước. Hiệp định quân sự giữa Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với an ninh khu vực Đông Á.
Trước đây, Nhật Bản đã ký thỏa thuận về hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng với Mỹ và Anh. Dự kiến, Nhật Bản và Australia sẽ ký một thỏa thuận tương tự như vậy với Australia.
Video đang HOT
Thỏa thuận hợp tác này được ký kết đã đưa công nghệ tàu ngầm, thậm chí cả tàu mặt nước của Nhật Bản xuất hiện trong hạm đội Hải quân của Australia, mở ra một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa 2 nước, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.
Tiêm kích F-35 Hình thành khối đồng minh
Thông qua hợp tác quốc phòng, Australia và Nhật Bản đang dần hình thành khối đồng minh chiến lược trong khu vực. Việc hình thành khối đồng minh này được nhiều chuyên gia đánh giá là rất cần thiết trong bối cảnh khu có nhiều bất ổn, nhất là khi Trung Quốc có những hành động quân sự gần Australia thời gian qua.
Theo đó, hồi tháng 2/2014 vừa qua, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên ngoài khơi bờ biển Australia. Chưa bao giờ người ta thấy Bắc Kinh biểu dương sức mạnh quân sự lãnh thổ gần lãnh thổ Australia như vậy.
Một số học giả Trung Quốc đã nói trong cuộc phỏng vấn với báo chí Australia rằng có lẽ đây chưa phải là cuộc tập trận cuối cùng. Cuộc tập trận này đã gây ra phản ứng nghiêm trọng trên báo chí Australia làm dấy lên làn sóng tranh luận về việc nước này sẽ phải sống ra sao trong bối cảnh tiềm lực quốc phòng và các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Australia chỉ có thể lựa chọn một trong 2 con đường – hoặc làm suy yếu liên minh của họ với Hoa Kỳ để đổi lấy sự cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hoặc hoàn toàn theo đuổi chính sách thân Mỹ trong khi giải quyết các vấn đề an ninh châu Á.
Trong tháng 2/2014, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, chính phủ nước này đã phê chuẩn kế hoạch mua 8 chiếc máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Boeing P-8A Poseidon. Chính phủ nước này sẽ chi 4 tỷ AUD (đô la Australia – tương đương 3,6 tỷ USD) để mua số máy bay này.
Đồng thời, cuối tháng 4/2014, chính phủ Australia đã bật đèn xanh, cho phép quân đội mua 86 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ, để trang bị cho Không quân Hoàng gia Australia. Tổng chi phí cho toàn bộ dự án lên tới 14 tỷ đô la Australia (tương đương 12,63 tỷ USD), bao gồm cả chi phí huấn luyện và bảo trì.
Được biết, gói mua sắm khổng lồ này này sẽ là hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu lớn nhất trong lịch sử của quân đội Australia. Nước này còn đầu tư thêm hơn 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho các máy bay F-35 tại căn cứ Không quân Williamtown ở tiểu bang New South Wales và căn cứ Tindal ở lãnh thổ phía Bắc.
Quyết định ồ ạt mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon và số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cùng với kế hoạch hợp tác phát triển tàu ngầm động cơ AIP với Nhật Bản cho thấy, dường như Australia đã lựa chọn con đường thứ 2, chuẩn bị sẵn sàng cho một thử thách lớn khi đối đầu với Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Tiết lộ mới về máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nga
Nga dự định hoàn tất chế tạo mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6 đầu tiên trong khoảng 12 năm.
Tiêm kích F-3 của Nhật Bản sẽ cho F-22 "ngửi khói"?"Đắng lòng" - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo Báo Nga: Tiêm kích F-35 là "mồi ngon" cho T-50
Hãng tin ITAR-TASS dẫn lời Giám đốc chương trình máy bay quân sự của UAC Vladimir Mikhailov cho hay, tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (United Aircraft Corporation - UAC) dự kiến rằng mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6 đầu tiên của Nga sẽ được chế tạo trong khoảng 12 năm.
"Có khả năng sẽ được hoàn thành từ khoảng sau năm 2025 - Vladimir Mikhailov trả lời câu hỏi của phóng viên ITAR-TASS.
Đồng thời, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Mỹ cũng sẽ tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ 6 để thay thế cho các máy bay hiện tại vào năm 2030.
Một mẫu thiết kế máy bay thế hệ 6 của Nga.
Ông Mikhailov cho biết, yêu cầu đối với máy bay thế hệ thứ 6 của Nga cho đến nay đã được xác định. Ông nhấn mạnh rằng các máy bay chiến đấu thế hệ sau này sẽ khác đáng kể so với thế hệ trước đó.
"Ví dụ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác với thế hệ trước ở các đặc điểm: đó là độ bộc lộ radar thấp, được thiết kế bằng vật liệu composite, khả năng cơ động cao, tích hợp vũ khí bên trong, radar và hệ thống gây nhiễu hoàn toàn khác, có khả năng đạt tốc độ siêu âm ở các chế độ của lực đẩy" - Mikhailov nói.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, hiện nay hai công ty của Mỹ Boeing và Lockheed Martin của Mỹ cũng đang tiến hành phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Dự kiến vào năm 2030, các máy này sẽ thay thế cho các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor thuộc lực lượng không quân Mỹ và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân.
Chiến đấu cơ thế hệ năm "Chim ăn thịt" F-22 của Không quân Mỹ.
Hiện nay, Nga đang tiến hành thử nghiệm và sắp sửa đưa vào sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ năm Sukhoi T-50 (PAK-FA). Máy bay tàng hình T-50 được phát triển để thay thế cho những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga.
T-50 được chế tạo để thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cả trên không, trên bộ lẫn trên biển. Máy bay có khoang vũ khí rộng lớn bên trong thân, trong đó có thể bố trí đến 8 tên lửa không đối không kiểu R-77 với tầm bắn lên đến 90 km hoặc hai quả bom thông minh có điều khiển có trọng lượng 1.500 kg.
Tàng hình cơ thế hệ năm Sukhoi T-50 của Nga.
Ngoài ra, T-50 có thể được trang bị thêm hai tên lửa tầm xa có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách đến 400 km.
PAK FA T-50 có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 2.100 km/h, tầm bay 5.500 km và được trang bị thiết bị tiếp dầu trên không.
Theo kế hoạch, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm T-50 sẽ được bàn giao cho Không quân Nga vào năm 2016.
Theo Tri Thức Trẻ
Vì sao Mỹ cho tiêm kích F-35 dừng bay? Tiêm kích F-35 của Mỹ tiếp tục dính bê bối liên quan đến lỗi kỹ thuật khiến Lầu Năm Góc vừa quyết định cho tiêm kích này dừng bay. Quyết định này được quân đội Mỹ đưa ra sau khi phát hiện lỗi rò rỉ dầu ở động cơ máy bay. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, quyết định đình bay...