Australia mở cửa biên giới cho người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19
Ngày 15/12, Australia đã mở cửa biên giới đối với người lao động nhập cư có tay nghề cao và sinh viên nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, sau gần 2 năm áp dụng lệnh cấm nhập cảnh nước này.
Đây là một trong những nỗ lực của Australia nhằm thúc đẩy nền kinh tế vốn chịu tác động của các biện pháp hạn chế vì đại dịch, đồng thời khởi động lại hoạt động đi lại quốc tế.
Các phương tiện di chuyển từ bang Victoria sang New South Wales ở Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Kế hoạch mở cửa biên giới trở lại nói trên của Australia đã bị hoãn 2 tuần sau khi giới chức y tế nước này cho rằng cần thời gian để tìm hiểu thêm về biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
Phát biểu trên đài phát thanh 4BC ngày 15/12, Thủ tướng Scott Morrison nêu rõ: “Chúng ta sẽ sống chung với virus này. Chúng ta sẽ không để nó kéo lùi chúng ta”. Ông Morrison nhấn mạnh hiện Australia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng phòng COVID-19 cao nhất trên thế giới, với gần 90% dân số từ 16 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Nước này đã quyết định rút ngắn thời gian giãn cách giữa mũi tiêm thứ 2 và mũi tăng cường sau khi ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron.
Video đang HOT
Australia đã đóng cửa biên giới quố gia vào tháng 3/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Việc nới lỏng kiểm soát biên giới dự kiến sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thiếu lao động, vấn đề được cho là cản trở sự phục hồi kinh tế của nước này. Sự trở lại của sinh viên nước ngoài, nguồn đóng góp tới 25 tỷ USD/năm cho nền kinh tế Australia, cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động cho những vị trí còn trống. Hơn 235.000 người nước ngoài, trong đó khoảng 160.000 sinh viên, đã có thị thực để vào Australia từ cuối tháng 10.
Bang New South Wales (NSW) đông dân nhất ở Australia ngày 15/12 đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, mặc dù ghi nhận số ca nhiễm biến thể mới Omicron gia tăng. Bang NSW ngày 15/12 ghi nhận 1.360 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất trong hơn 3 tháng qua và kể từ khi bang này chấm dứt lệnh phong tỏa kéo dài gần 4 tháng vào đầu tháng 10. Đến nay Australia đã ghi nhận tổng cộng khoảng 235.500 ca mắc, trong đó 2.117 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, hãng hàng không Qantas lớn nhất Australia cho biết sẽ sớm mở rộng dịch vụ của hãng này cung cấp các chuyến bay thẳng từ Australia đến châu Âu. Theo đó, kể từ tháng 6/2022, Qantas sẽ cung cấp 3 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần từ Australia đến Rome (Italy).
* Tại Đức, giới chức y tế liên bang và các vùng của nước này ngày 14/12 đã nhất trí miễn yêu cầu xét nghiệm trước khi vào các cơ sở giải trí đối với những người đã tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19.
Quyết định trên được cho là nhằm khuyến khích người dân tiêm liều tăng cường và giảm tải công tác xét nghiệm. Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ vẫn yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính mới được vào bệnh viện và các nhà dưỡng lão, nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
Theo thống kê, khoảng 69,9% dân số Đức đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 23,8% đã tiêm mũi tăng cường. Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức đang phải chật vật để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 4. Ngày 14/12, Đức ghi nhận 30.823 ca nhiễm mới và 473 ca tử vong.
Australia xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Giới chức y tế Australia ngày 28/11 thông báo 2 ca nhiễm COVID-19 tại bang đông dân nhAustralia ất New South Wales đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron.
Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới được ghi nhận tại quốc gia này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo giới chức địa phương, hai người trên đến từ khu vực miền Nam châu Phi, nhập cảnh Sydney vào tối 27/11. Cả hai đều có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron và đều không biểu hiện bệnh. Hai trường hợp này đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 và đang trong thời gian cách ly. 12 hành khách đến từ khu vực miền Nam châu Phi trên cùng chuyến bay cũng đang cách ly 14 ngày tại khách sạn, trong khi khoảng 260 hành khách và phi hành đoàn đã được hướng dẫn cách ly.
Trong khi đó, giới chức Áo thông báo phát hiện trường hợp đầu tiên nghi nhiễm biến thể Omicron tại nước này.
Chính quyền thành phố Tirol - nơi ghi nhận ca nghi nhiễm, cho biết trường hợp này là một người trở về từ Nam Phi vào tuần trước. Xét nghiệm ban đầu được Viện virus học ở Innsbruck cho thấy trường hợp này dương tính với virus SARS-CoV-2, cùng những dấu hiệu nghi nhiễm biến thể Omicron. Hiện mẫu xét nghiệm đã được gửi lên Cơ quan an toàn thực phẩm và y tế Áo (AGES) để xét nghiệm thêm. Kết quả của AGES sẽ có trong vài ngày tới.
Sau khi trở về từ Nam Phi cách đây 3 ngày, trường hợp này chủ yếu ở trong nhà và không biểu hiện triệu chứng.
Do số ca nhiễm ngày một gia tăng, Áo đã trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên tái áp đặt các biện pháp phong tỏa vào ngày 22/11. Đề phòng sự lây lan của biến thể Omicron, nhà chức trách Áo đã yêu cầu xét nghiệm thêm những người từ khu vực miền Nam châu Phi nhập cảnh Áo trong 14 ngày qua.
Cùng ngày, Hà Lan cho biết 61 trong tổng số 600 người từ Nam Phi mới nhập cảnh nước này đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron.
Australia trải qua năm La Nina thứ hai liên tiếp Australia đang bước vào năm thứ hai liên tiếp chứng kiến hiện tượng La Nina - lớp nước biển bề mặt ở khu vực Trung và Đông Thái Bình Dương ở xích đạo lạnh đi khác thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn hiện tượng El Nino. Cảnh ngập lụt sau mưa lớn tại Penrith, Australia, ngày 20/3/2021. Ảnh...