Australia lo ngại việc Trung Quốc mua các đảo chiến lược ở cửa ngõ quốc gia
Australia đang nỗ lực để ngăn chặn Trung Quốc không mua quần đảo Conflict, nơi có vị trí chiến lược đối với quốc gia châu Đại dương này.
Conflict là một trong những quần thể đảo nghỉ dưỡng riêng tư đẹp nhất châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: ConflictIslands
Theo kênh truyền hình RT, trong một tuyên bố mới đây, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết quốc gia này đang nỗ lực để ngăn chặn Trung Quốc không mua quần đảo Conflict.
Quần đảo Conflict bao gồm 21 đảo san hô nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Australia, nằm giữa Papua New Guinea và Quần đảo Solomon. Chủ sở hữu của các đảo này hiện thuộc về doanh nhân người Australia đã về hưu Ian Gowrie-Smith. Ông Ian Gowrie-Smith từng làm việc trong ngành khai thác dầu mỏ, khí đốt. Theo Australia, các đảo Conflict đang bị dọa bán cho Trung Quốc.
Albanese cho rằng các đảo của Conflict chỉ là một vài trong hơn 500 hòn đảo trong khu vực và người đóng thuế Australia không có nghĩa vụ phải mua tất cả chỉ để Trung Quốc không mua được.
“Nó sẽ tạo ra một tiền lệ. Nếu những người chủ tiếp tục thông qua các phương tiện truyền thông và nói rằng tôi muốn Chính phủ Australia mua tài sản này, hoặc không chúng tôi sẽ bán cho Trung Quốc. Việc đó sẽ không có hồi kết”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Trước đó, trong tháng 6, doanh nhân Ian Gowrie-Smith đã gửi thư cho Ngoại trưởng Australia Penny Wong, đề nghị bán lại 21 đảo với giá 25 triệu USD. Ian Gowrie-Smith dọa nếu như không nhận được lời hồi đáp, ông sẽ bán chúng cho Bắc Kinh. Thậm chí trong một tuyên bố trên truyền thông, cựu doanh nhân này còn tiết lộ nhân viên của ông của liên hệ với những người mua Trung Quốc và miêu ta ít nhất một trong các hòn đảo có thể phù hợp xây dựng một đường bay quân sự.
Nằm ở vị trí chiến lược gần một trong những tuyến đường vận tải trên biển chính và ba tuyến cáp dữ liệu khổng lồ mang dữ liệu của Australia, các đảo san hô này mang theo những lợi ích an ninh quốc gia đối với Australia.
Thủ tướng Albanese thừa nhận đang có cuộc cạnh tranh chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Trung Quốc đang không chỉ đẩy mạnh giao lưu kinh tế mà còn tăng cường hợp tác trong hàng loạt các vấn đề trong đó có an ninh với nhiều quốc gia trong khu vực, Australia muốn can dự một cách tích cực và có tính xây dựng trong khi tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong khu vực và ứng xử dựa trên sự tôn trọng.
Thủ tướng Australia kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 24/7 kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống lại Australia vì lợi ích của cả hai nước.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài Skynews, Thủ tướng Albanese nhắc lại quan điểm của chính phủ mới ở Australia mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ông Albanese khẳng định việc Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống lại Australia sẽ đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Quan hệ Australia và Trung Quốc trở nên căng thẳng dưới thời của cựu Thủ tướng Scott Morrison. Căng thẳng chính trị và thương mại giữa hai nước khiến một số ngành công nghiệp của Australia vào thế khó khi Trung Quốc áp lệnh trừng phạt hoặc cấm nhập hàng hóa của Canberra.
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện những đồn đại trên truyền thông Australia về khả năng Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than của Australia, một động thái được cho là bước đột phá lớn trong quan hệ Australia-Trung Quốc, và sẽ là một chiến thắng cho chính phủ của Thủ tướng Albanese kể từ khi lên nắm quyền vào cuối tháng 5/2022.
Ông Shinzo Abe bị bắn gục, loạt nguyên thủ quốc gia lên tiếng, ông Trump tuyên bố gây sững sờ Sau khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn, nhiều nhân vật cấp cao các nước như ông Trump, ông Antony Bloinken, ông Anthony Albanese... đã lên tiếng. Sáng 8/7, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn gục khi đang trong buổi diễn thuyết tại thành phố Nara (miền Tây Nhật Bản). Sự việc này khiến dư luận thế...