Australia lo ngại TikTok vi phạm các quy định về quyền riêng tư
Australia đang xem xét các yêu cầu về việc cấp quyền và thu thập dữ liệu của mạng xã hội TikTok, sau khi có thông tin hãng công nghệ này tự động thu thập dữ liệu người dùng trên quy mô lớn, vượt ngoài phạm vi của ứng dụng.
Văn phòng Ủy viên thông tin Australia (OAIC) cho biết Công ty an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại thủ đô Canberra đã công bố báo cáo chỉ ra rằng mạng xã hội TikTok kiểm tra vị trí thiết bị của người dùng ít nhất một lần 1 giờ. Ứng dụng này còn liên tục yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ điện thoại, ngay cả khi người dùng đã từ chối ngay từ ban đầu, và sẽ nhắc lại cho đến khi quyền truy cập được cấp.
Hơn nữa, hệ thống định vị của ứng dụng TikTok cũng tự động được kích hoạt trên các ứng dụng khác đang hoạt động và tất cả các ứng dụng được tải xuống trên thiết bị điện tử của người dùng. Ngoài ra, TikTok cũng yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập rộng hơn quy mô cần thiết của ứng dụng.
Người phát ngôn của OAIC cho biết cơ quan này đang xem xét những lo ngại về quyền riêng tư được nêu trong báo cáo của Internet 2.0, để kiểm tra xem liệu TikTok có đang vi phạm quy định của Australia hay không.
OAIC cho biết các nền tảng và ứng dụng công nghệ hoạt động tại Australia phải minh bạch trong cách xử lý dữ liệu của người dùng và bảo vệ quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với những người dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, và chỉ nên thu thập thông tin cần thiết một cách hợp lý để tạo thuận lợi trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
Video đang HOT
Đại diện của TikTok tại Australia cho biết đã liên hệ với OAIC để giải trình về những điểm không chính xác và sai lầm trong báo cáo của Internet 2.0, đồng thời cam kết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho OAIC.
Đáp lại, Công ty Internet 2.0 tuyên bố đã xem xét phản hồi của TikTok đối với báo cáo của công ty và nhận thấy rằng mạng xã hội này có lý giải mâu thuẫn trong chính sách bảo mật và mã nguồn của chính họ.
OAIC là cơ quan quản lý về quyền riêng tư và thông tin cấp quốc gia. Đơn vị này hoạt động hoàn toàn độc lập. Do đó, các kết quả điều tra của OAIC không bị phụ thuộc vào bất kỳ một cơ quan quản lý cấp chính phủ hay đảng phái chính trị nào tại Australia.
Thượng nghị sĩ Australia James Paterson đã lên tiếng hoan nghênh việc OAIC tiến hành xem xét TikTok. Ông nói các vấn đề về quyền riêng tư và an ninh mạng được tiết lộ gần đây tại Australia là tương đối nghiêm trọng. Kết quả cuộc điều tra của OAIC sẽ là cơ sở để Canberra đẩy mạnh hơn các kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn sự xâm phạm công nghệ cao, ảnh hưởng đến quyền riêng tư và thông tin của người dân.
Giám sát tự động để phát hiện các tên miền vi phạm trên Internet
Quy trình rà soát, giám sát tự động bằng các nền tảng, công cụ sẽ được Trung tâm Internet Việt Nam đưa vào vận hành hàng ngày để phát hiện và ngăn chặn, xử lý sớm các vi phạm trên Internet
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chia sẻ tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của các đơn vị khối viễn thông, Bộ TT&TT.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Việt Nam hiện đã có hơn 50 triệu người dùng IPV6. Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet đạt 50% thông qua FTTH, 3G, 4G ... Với con số này, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Dự kiến đến hết năm 2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam sẽ đạt 52%
Để không phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài khi đo lường tốc độ truy cập Internet, VNNIC phát triển hệ thống i-Speed. Ứng dụng này đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 trên mobile và hiện nay, đã có hơn 500.000 lượt cài đặt.
Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Internet Việt Nam đã hoàn thành xây dựng công cụ tự động rà soát tên miền website và tiến hành triển khai rà soát và xử lý các tên miền có dấu hiệu vi phạm, trong đó tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử, ngân hàng...
Số liệu thống kê từ trước đó cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 5, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp thông tin 47 tên miền xử lý vi phạm, trong đó có 42 tên miền quốc tế. Cùng với đó, đơn vị đã thực hiện tạm ngừng 23 tên miền vi phạm, trong đó có 17 tên miền quốc tế.
Khi triển khai nhiệm vụ rà soát và xử lý tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng... được Bộ TT&TT giao tại Chỉ thị về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2024, VNNIC đã phát hiện hơn 450 tên miền có dấu hiệu vi phạm, trong đó có tới 357 tên miền quốc tế, chiếm gần 80%.
Trong 6 tháng cuối năm, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động quy trình giám sát tự động để phát hiện và ngăn chặn, xử lý sớm các vi phạm. Theo đó, hệ thống sẽ thực hiện rà quét, giám sát hàng ngày đối với các tên miền đăng ký mới.
Thu phí không dừng tại Việt Nam đang dùng công nghệ gì? Thu phí tự động là bước đầu tiên để đạt mục tiêu xây dựng Hệ sinh thái giao thông thông minh, để có thể tối ưu chi phí nhân sự, nguồn lực xã hội. Từ 0h ngày 1/8, toàn bộ tuyến cao tốc tại Việt Nam sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức điện tử không dừng (ETC)....