Australia kiên quyết không thay đổi chỉ trích nhắm vào Trung Quốc
Bộ trưởng Canada cho biết Canberra đã tiếp cận Trung Quốc ở mọi góc độ trong nỗ lực cải thiện quan hệ, nhưng sẽ không thay đổi những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình mới đây, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham nhấn mạnh “là viển vông khi cho rằng Canberra không tìm kiếm và thử mọi con đường có thể để đối thoại với Bắc Kinh”.
“Tôi và các bộ trưởng sẵn sàng nhận điện thoại, đối thoại, có các cuộc gặp với những người đồng cấp. Chúng tôi đã thể hiện rất rõ ràng rằng chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Nhưng mọi chuyện phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng như liệu họ có sẵn sàng nói chuyện hay không”, ông khẳng định.
Tuyên bố này được ông Birmingham đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 17/11 cung cấp một danh sách các vấn đề chính trị mà ông cho là nguyên nhân dẫn tới rạn nứt quan hệ giữa hai nước trong năm nay.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham. (Ảnh: SCMP)
Trong số đó có việc Australia chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, Tân Cương và kêu gọi quốc tế đánh giá độc lập về nguồn gốc COVID-19.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông Triệu cũng đề cập tới việc Canberra cấm các công ty Trung Quốc tham gia vào xây dựng mạng 5G và cáo buộc Canada can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước này.
Nhưng ông Birmingham nhấn mạnh Australia sẽ không thay đổi quan điểm trong các vấn đề này.
Video đang HOT
“Tôi muốn nói rằng quan điểm của Australia về các vấn đề đó sẽ không thay đổi”, Ngoại trưởng Australia cho hay.
Ông nói thêm rằng quan điểm này được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua dù nó đôi khi là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Australia-Trung Quốc cũng như quan hệ với các nước khác.
Hôm 17/11, Thủ tướng Scott Morrison ký kết một hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản. Hiệp ước nhằm gia tăng hợp tác quân sự nhiều hơn giữa hai nước ở Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc đang muốn mở rộng ảnh hưởng.
Trong tuyên bố chung dường như nhắm vào Bắc Kinh, ông Morrison và người đồng cấp Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định không nên sử dụng thương mại như một công cụ gây áp lực chính trị.
Cuộc tranh chấp giữa Australia và Trung Quốc kéo dài nhiều tháng qua, bắt đầu từ việc Trung Quốc áp một loạt thuế và lệnh cấm vận với hàng hóa Australia, từ lúa mạch, thịt bò và bông, đến rượu, than và gỗ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia với sức mua 39% hàng xuất khẩu của Canberra.
Thương mại song phương giữa hai nước trị giá khoảng 171 tỷ USD. Các tranh chấp mới đây thêm một lần nữa cho thấy mức độ phụ thuộc của Australia vào Trung Quốc về thương mại hàng hóa.
Trung Quốc tung 'đòn phớt lờ' với Australia
Sau khi Bắc Kinh áp hạn chế thương mại với Canberra, Bộ trưởng Thương mại Australia cố liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc nhưng không thành công.
Ba tuần trước, Trung Quốc áp thuế với lúa mạch Australia và dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn nhất nước này. Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến Australia vì "tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng đáng kể đối với người Trung Quốc và người châu Á". Tuần này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra cảnh báo tương tự với các du học sinh chuẩn bị trở lại các trường đại học Australia khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 7.
Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham tại Canberra ngày 12/5. Ảnh: Reuters.
Hai quốc gia vốn có quan hệ thương mại mạnh mẽ và Australia là nền kinh tế phụ thuộc nhất vào Trung Quốc. Những động thái này làm gia tăng nghi ngờ ở Australia rằng các biện pháp thuế quan cùng khuyến cáo này là hình thức Bắc Kinh trừng phạt Canberra vì nỗ lực thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc nCoV.
Hôm 8/6, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tiếp tục bày tỏ thất vọng khi không thể nói chuyện với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn, dù đã vài lần cố gắng sắp xếp một cuộc điện đàm. Trung Quốc trả lời rằng yêu cầu điện đàm của Birmingham "không thể được đáp ứng vào thời điểm này".
"Tôi đã nhiều lần công khai nhấn mạnh Australia sẵn sàng thảo luận về những vấn đề chúng tôi bất đồng với các quốc gia khác và sẽ làm như vậy một cách tôn trọng, chu đáo, bình tĩnh. Thật không may khi các quốc gia khác không trả lời hoặc đáp lại tương xứng", ông nói.
Một công dân Australia bình luận trên mạng xã hội rằng "Bộ trưởng Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ Birmingham".
Giữ im lặng là một phần trong chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc. Chính sách đối ngoại "náu mình chờ thời" mà Đặng Tiểu Bình đưa ra đã lùi vào dĩ vãng, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell Zhiqun Zhu nói.
Sự thay đổi thái độ bắt đầu vào năm 2010, khi GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và sau khi Bắc Kinh đăng cai thành công Thế vận hội Olympic 2008. Tinh thần chủ nghĩa dân tộc dâng cao ở Trung Quốc đã dẫn đến cuộc tranh luận kéo dài một thập kỷ rằng Trung Quốc có nên tiếp tục "náu mình" hay không. Giờ đây, rõ ràng các tiếng nói ôn hòa không còn được coi trọng, Zhu nhận xét.
"Phớt lờ Australia là một phần của chiến lược ngoại giao quyết liệt này. Đó là biểu hiện cho thái độ thay đổi của Trung Quốc đối với Australia. Thuế quan không phải là vấn đề duy nhất giữa hai nước. Rõ ràng Trung Quốc không hài lòng với những động thái gần đây khi Australia tham gia chiến dịch chống Trung Quốc của Trump", Zhu nói thêm.
Trung Quốc có nhiều phàn nàn về các chính sách của Australia, bao gồm việc hải quân nước này diễn tập chung với Mỹ ở Biển Đông, lệnh cấm Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G, phản đối luật an ninh Hong Kong và ủng hộ lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio lập liên minh nghị viện 8 nước chống Trung Quốc.
"Trung Quốc cảm thấy Australia đang nhiệt tình hỗ trợ chính quyền Trump cứng rắn với Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể làm ăn như thường lệ với Australia", Zhu nói thêm. "Trung Quốc đang đối mặt với nhiều bất lợi cùng một lúc nên họ muốn chấm dứt xu hướng này. Vì vậy, việc Bắc Kinh phớt lờ Canberra là thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng đối với Australia: đừng mải mê theo chân chính quyền Trump và làm cho quan hệ Australia - Trung Quốc trở nên trắc trở".
Richard Maude, chuyên gia từ trung tâm nghiên cứu Asia Society Australia, cho biết Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn với Australia khi vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng từ năm 2012. "Quan hệ chính trị giữa Australia và Trung Quốc đã lạnh nhạt trong một khoảng thời gian. Phần lớn cuộc đối thoại bình thường giữa hai nước đã bị Trung Quốc trì hoãn. Không chấp nhận điện đàm cũng là động thái tương tự", ông nói.
"Chính sách ngoại giao 'chiến lang' gần đây đơn giản là tiếp nối sự thay đổi đã diễn ra từ lâu, hướng tới chính sách đối ngoại quyết liệt hơn của Trung Quốc", ông nói, nhắc đến việc một loạt nhà ngoại giao Trung Quốc thời gian qua có những phát ngôn gay gắt hay thậm chí hăm dọa. Ngoại giao "chiến lang" được đặt theo tên loạt phim hành động nổi tiếng Trung Quốc, trong đó quân đội Trung Quốc thực hiện hàng loạt chiến dịch táo bạo trên toàn cầu.
"Việc ông Chung phớt lờ cuộc gọi của ông Birmingham cho thấy hai điều: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có ý định thay đổi thuế quan hiện nay và muốn tiếp tục gây áp lực với Australia. Ông Chung cũng muốn nhấn mạnh mức độ bất mãn của Trung Quốc với Australia", Ben Lowsen, chuyên gia an ninh về Trung Quốc, nói.
"Thông thường, các quan chức sẽ trả lời yêu cầu của người đồng nhiệm bằng cách nói có hoặc không, nhưng đôi khi họ sẽ nói rằng vẫn đang xem xét. Trong trường hợp của Trung Quốc, khoảng thời gian cân nhắc này có thể kéo dài lâu, thậm chí là vô thời hạn, có thể vì người ra quyết định cảm thấy chưa đến lúc thích hợp để trả lời có hay không", Lowsen nói thêm. "Việc nhấn mạnh sự bất mãn cho thấy Bắc Kinh quyết tâm gây áp lực buộc Canberra phải thay đổi giọng điệu về cuộc điều tra Covid-19".
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phớt lờ các nước khác. Năm 2010, quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Na Uy xấu đi sau khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà văn và nhà hoạt động Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, người khi đó đang ngồi tù vì tội "kích động lật đổ nhà nước" Trung Quốc. Bắc Kinh phản đối động thái này, nói rằng đây là hành vi can thiệp nội bộ.
Căng thẳng kéo dài 6 năm, không cuộc họp song phương nào được tổ chức và Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu cá hồi Na Uy trước khi lệnh này được dỡ bỏ năm 2016.
Các chuyên gia đánh giá nhờ vào sức mạnh ngày càng tăng của mình, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục cách tiếp cận ngoại giao cứng rắn hơn và trừng phạt các nước khi họ ra những quyết định không có lợi với Bắc Kinh. Tuy nhiên, chưa chắc biện pháp này đã hiệu quả.
"Cách tiếp cận mới này vẫn đang được phát triển", Zhu nói. "Liệu Trung Quốc có đang 'giết gà dọa khỉ' hay không tùy thuộc vào cách diễn giải của các nước khác", Zhu nói. Tuy nhiên, thông điệp về sự bất mãn và cảnh báo trừng phạt rất rõ ràng.
Theo Maude, trong trường hợp của Australia, thái độ này có thể phản tác dụng. "Nó chỉ khiến chính phủ Australia thêm cứng rắn và công chúng Australia thêm ác cảm với Trung Quốc", ông nói.
Australia nói Trung Quốc phớt lờ đề nghị giảm căng thẳng Australia nói Trung Quốc chưa phản hồi lời đề nghị suốt nhiều tuần qua nhằm giảm căng thẳng hai nước sau khi Canberra kêu gọi điều tra về Covid-19. "Thật không may, những đề nghị thảo luận của chúng tôi tới nay vẫn bị phản ứng tiêu cực. Điều này thật đáng thật vọng", Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham trả lời...