Australia cảnh báo Trung Quốc cần soi gương lịch sử, không gây chiến
“Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở biển Hoa Đông và Biển Đông giống như Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra ở châu Âu năm 1914.
Trung Quốc chủ động điều tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, thậm chí ngăn cản Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này – đây là một hành động khủng bố nhà nước, rất vô nhân đạo, không thể chấp nhận được.
Mạng “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 2 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Ngoại trưởng Australia Bishop: Rơi vào tranh chấp chủ quyền (TQ không có chủ quyền ở Biển Đông mà cố tình tạp ra cái gọi là tranh chấp để trục lợi -PV), các nước châu Á cần lấy Chiến tranh thế giới thứ nhất làm gương”.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop chỉ ra, các nước châu Á có tranh chấp chủ quyền hãy nhìn lại Chiến tranh thế giới thứ nhất, không để tranh chấp phát triển thành một cuộc chiến nổ ra không thể sửa chữa.
Theo bài báo, bà Julie Bishop đã đưa ra phát biểu nêu trên tại Diễn đàn lãnh đạo Crawford do Đại học quốc lập Australia tổ chức.
Bà Julie Bishop coi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc (TQ không có chủ quyền ở Biển Đông mà cố tình tạp ra cái gọi là tranh chấp để trục lợi -PV) với các nước láng giềng Nhật Bản ở biển Hoa Đông và Việt Nam, Philippines ở Biển Đông giống như Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra ở châu Âu vào năm 1914.
Bà Julie Bishop cho rằng, trong tình hình căng thẳng hiện nay, chỉ một sự kiện nếu sai lầm, tính nhầm thì có thể gây ra xung đột vũ trang.
Tờ “Sydney Morning Herald” dẫn lời bà Julie Bishop cho rằng, cộng đồng quốc tế hiện nay chưa chắc sẽ giẫm lên vết xe đổ, nhưng bà nói: “Những người quên đi lịch sử có thể sẽ tái phạm”.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng chủ động cho các tàu của họ đâm húc, thậm chí là có ý định đâm chìm tàu chấp pháp của Việt Nam như tàu kiểm ngư KN 951 – đây tiếp tục là một hành động khủng bố của Trung Quốc.
Bà Julie Bishop nói, kinh tế của các nước chủ yếu trên thế giới trong thế kỷ 21 có sự kết hợp chặt chẽ, đối với họ, xung đột vũ trang “hại” lớn hơn “lợi”.
Nhưng, bà cũng nói ám chỉ nhằm vào TQ rằng, kinh tế của các nước trong thế kỷ 20 cũng ràng buộc với nhau, song vẫn không tránh được việc một số nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định không sáng suốt hoặc điên cuồng, đồng thời không thể ngăn chặn chiến tranh xảy ra.
Đối với vấn đề này, bà nói: “Chúng ta không thể nhận định, bản thân toàn cầu hóa chính là đê chắn sóng để ngăn ngừa khiêu khích hoặc xung đột”.
Trên đây là nội dung bài báo Trung Quốc. Trên thực tế, ở Biển Đông, Trung Quốc là nước chủ động nhảy vào tranh chấp và xung đột, thậm chí xâm lược. Tình hình căng thẳng hiện nay là do Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện cuồng vọng – “giấc mơ Trung Quốc” hão huyền trên Biển Đông, tức là độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng cứng rắn hơn, mạnh bạo hơn để thực thi yêu sách chủ quyền phi lý, bất hợp pháp của họ, nhất là trước các đối thủ nhỏ yếu hơn họ, bất chấp luật pháp quốc tế. Thậm chí, họ đang sử dụng sức mạnh quân sự để đe dọa, uy hiếp, sẵn sàng tấn công tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc cũng đang cố tình quên đi lịch sử xâm lược của họ. Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục tuyên truyền về “phát triển hòa bình”, “ trỗi dậy hòa bình”, trong khi họ đang xâm lược vùng biển của Việt Nam.
Các nhân vật đứng đầu của nhà cầm quyền Trung Quốc như Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường lần lượt vào các ngày 15 tháng 5 và ngày 18 tháng 6 năm 2014 đã cố tình quên đi lịch sử, cho rằng Trung Quốc không có “gen xâm lược”, không có “gen bành trướng”.
Trung Quốc đã cố tình quên đi các hành động chiến tranh đối với Việt Nam như xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm lược miền bắc Việt Nam năm 1979, xâm lược một phần quần đảo Trường Sa năm 1988… Trung Quốc đã và đang dùng lời nói để che giấu tính chất “xâm lược”, “bành trướng” của hành động, dùng tuyên truyền quốc tế để hỗ trợ cho các chính sách “thực dân” ở vùng biển xung quanh. Trung Quốc hy vọng có thể thực hiện “cả vú lấp miệng em”.
Hy vọng rằng, nội bộ Trung Quốc sẽ có những người đủ tỉnh táo để biết sống có văn hóa, hài hòa, yêu chuộng hòa bình, công lý, không giẫm lên vết xe đổ để xảy ra chiến tranh như bà Julie Bishop đã cảnh báo.
Trung Quốc khôn ngoan thì nên dừng lại tất cả mọi hành động khiêu khích không cần thiết của họ.
Trung Quốc đang đẩy mạnh thực hiện ý đồ biến đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo, thành căn cứ quân sự, tham vọng từng bước lấn chiếm, gây sự cố, hòng từng bước biến các đảo, đá ngầm và vùng biển trong “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ bậy ra thành lãnh thổ, lãnh hải của họ, từ đó cướp đoạt tài nguyên của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, kiểm soát Biển Đông, đe dọa, uy hiếp an ninh hàng hải, an ninh của các nước trong khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đây là một ý đồ nham hiểm, một thủ đoạn thâm độc “đặc sắc Trung Quốc”, nằm trong chuỗi hành động nhằm thực hiện ảo tưởng “giấc mơ Trung Quốc” trên Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc khởi động "chiến tranh bản đồ"
Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington cho rằng "cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ".
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) có bài phân tích, đánh giá của Ankit Panda, từng là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng ngoại giao, an ninh, công nghệ quốc tế và địa chính trị tại Đại học Princeton, cho rằng việc Trung Quốc xuất bản bản đồ mới về bề ngoài có vẻ như không tệ hại bằng những hành động thù địch, khiêu khích gần đây của Bắc Kinh như thiết lập khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông liên quan đến tham vọng đoạt quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu, máy bay hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bản đồ 10 đoạn mới ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực Biển Đông, thậm chí cả Ấn Độ.
Ankit Panda trích dẫn phát biểu của Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington, cho rằng "cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ". Ankit Panda nhận định rằng bình luận của Harry Kazianis rất đúng đối với trường hợp này. Chuyên gia gốc Ấn Độ này cho rằng bằng việc phát hành bản đồ mới sẽ là bước đà để Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh các hành động trên thực địa, rất có thể kế tiếp đó sẽ là các tuyên bố tương tự như việc thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, trơ tráo, ngang ngược khai thác tài nguyên và tiến hành tuần tra thường xuyên trên vùng biển không phải của Trung Quốc.
Hiện dư luận quốc tế vẫn đang có một câu hỏi lớn về việc vì sao Trung Quốc tiếp tục phát hành bản đồ 10 đường đứt đoạn thay vì 9 đoạn như trước? Tại sao Trung Quốc không sử dụng đường vẽ 1 nét để thể hiện cái gọi là "đường biên giới biển" như Trung Quốc mong muốn vào thời điểm này? Chuyên gia Ankit Panda nhận định rằng điều này xuất phát từ một số lý do. Trước tiên, phải hiểu rõ được những "lợi ích" mà Trung Quốc đang có và muốn có từ các bản đồ đứt đoạn (lúc 9, lúc 10) này.
Tất nhiên, những gì Trung Quốc vẽ ra đều thể hiện cái mà Trung Quốc mong muốn, có lợi cho Trung Quốc cũng giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều đến ngồi bên bàn đàm phán với những bản đồ thể hiện khu vực của chính mình. Với Trung Quốc, việc công bố và lưu hành bản đồ đường đứt đoạn phi pháp trên Biển Đông là sự nối tiếp của ý tưởng từ bản đồ do chính quyền Quốc Dân Đảng trước đây tưởng tượng và vẽ ra vào năm 1947.
Theo Ankit Panda, các đường đứt đoạn được Trung Quốc chế vào các bản đồ yêu sách của mình là để tạo ra "sự mơ hồ có tính toán rất kỹ lưỡng" của Bắc Kinh. Các giới chức Trung Quốc cũng từng tuyên bố những vạch đứt đoạn không tượng trưng cho 1 "tuyên bố chủ quyền bất khả xâm phạm" đối với khu vực mà các đường đứt đoạn vạch ra. Trên thực tế, Trung Quốc ngầm cho đó là khu vực (nằm trong các đường đứt đoạn) mà Bắc Kinh có thể mở rộng khả năng kiểm soát tối đa đối với khu vực.
Ankit Panda nhận định bằng việc sử dụng các đường đứt đoạn trong các tấm bản đồ, Bắc Kinh dường như vẫn muốn giữ nguyên lập trường của mình về các tuyên bố trước đây nhưng để mở ra khả năng nhượng bộ và đàm phán với các quốc gia liên quan ở khu vực Biển Đông.
Ankit Panda cho rằng nếu tiến hành những hành động và tuyên bố như vậy chắc chắn Bắc Kinh sẽ gặp bất lợi và cản trở lớn hơn bởi tính mơ hồ để Trung Quốc lợi dụng, mở rộng yêu sách không còn nữa, thậm chí còn chưa tính đến phản ứng và hành động của Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Nga.
Với yêu sách bản đồ đứt đoạn hiện nay, người ta có thể hình dung ngay ra rằng Trung Quốc đã và vẫn đang thành công trong việc phối hợp giữa chiến thuật "Cắt lát xúc xích" và "ngoại giao song phương" tại khu vực (trong vòng 10 vạch đứt đoạn) mà Trung Quốc chưa kiểm soát được hết nhưng đã kiểm soát được phần lớn diện tích của khu vực "lòng chảo, vạc dầu của châu Á" này. Đây cũng có thể là chiến lược mà Bắc Kinh đã và đang giăng ra để đối mặt với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì Bắc Kinh đang đứng trước khả năng bị kiện bởi nhiều nước trong khu vực là rất cao.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Các Hội hữu nghị ở Châu Âu phản đối Trung Quốc lên EU Các Hội hữu nghị với Việt Nam tại nhiều nước châu Âu đã ra Nghị quyết chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam và chấm dứt hành động bạo lực, đồng thời cũng gửi nghị quyết này tới Liên minh Châu Âu (EU). Giàn khoan Hải Dương-981 được Trung Quốc hạ...