Australia cảnh báo tin tặc lợi dụng Covid-19 để phát tán mã độc
Chính quyền Australia cho biết, các tin tặc đang lợi dụng tình trạng dịch Covid-19 hoành hành để phát tán mã độc nhằm thu lợi bất chính.
Ông Karl Stanmore, người đứng đầu Trung tâm An ninh mạng Australia cho biết, các tổ chức tin tặc đang thay đổi chiến thuật chuyển sang lợi dụng dịch Covid-19 để thu lợi bất chính.
Ông Karl Stanmore nhận định, trong lúc người dân Australia đang rất lo ngại về tình hình dịch bệnh cũng như mong chờ trợ cấp của chính phủ, tin tặc đang gửi nhiều tin nhắn hoặc thư điện tử, trông giống với các bức thư từ cơ quan chức năng yêu cầu mọi người tải các thông tin trên mạng để tìm hiểu thêm về Covid-19 hoặc tải các đơn để điền thông tin nhận tiền trợ cấp của chính phủ. Trong bối cảnh này, ông Karl Stanmore đề nghị người dân phải hết sức cảnh giác khi nhận được những thông tin như vậy.
Nhiều công ty Australia đang phải đối phó với vấn đề an ninh mạng khi nhân viên làm việc tại nhà.
Video đang HOT
Ông Alex Woerndle, chuyên gia tư vấn an ninh mạng cho biết, trong khi nhiều người lo lắng về dịch Covid-19 và làm việc tại nhà như hiện nay, các tổ chức tội phạm mạng đang có nhiều cơ hội để thực hiện các hành động phạm pháp. Khi làm việc tại nhà, hệ thống mạng và máy tính không được bảo vệ như ở công sở vì thế tin tặc có thể dễ dàng lợi dụng các kẽ hở để xâm nhập và tìm kiếm các thông tin cần thiết.
Theo thống kê, không kể các vụ việc do cơ quan chức năng phát hiện, trung bình mỗi ngày người dân Australia tố cáo 145 vụ tội phạm mạng khiến người dân thiệt hại khoảng 1 triệu AUD. Trong số này bao gồm cả những vụ việc liên quan đến Covid-19.
Theo ông Karl Stanmore, các nhóm tội phạm gửi thư điện tử và tin nhắn kèm mã độc có thể là tác giả của các “mồi nhử” có chủ đề Covid-19. Các tổ chức này thường đặt trụ sở ở khu vực Đông-Tây Âu, Châu Á và Châu Phi”./.
Việt Nga
Phát hiện chiến dịch tấn công mã độc quy mô lớn vào Việt Nam
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát hiện chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn nhằm vào hệ thống thông tin của các cơ quan Chính phủ và chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia.
Người dùng cần khẩn trương tải công cụ rà soát, diệt mã độc nguy hiểm tại trang ais.gov.vn, vncert.vn.
Cục An toàn thông tin cho biết đã xác định được hơn 400.000 địa chỉ IP bị lây nhiễm với hơn 16 biến thể của mã độc trong chiến dịch này. Đây là chiến dịch tấn công có chủ đích, quy mô lớn từ hệ thống máy chủ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Mã độc sử dụng tấn công là loại rất nguy hiểm. Tin tặc có thể đánh cắp thông tin, tấn công mạng leo thang đặc quyền gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện chiến dịch tấn công mã độc quy mô lớn vào Việt Nam.
Cụ thể, khi phát tán diện rộng vào Việt Nam, mã độc chủ yếu được lây nhiễm qua đường email, đánh lừa người dùng nhấn vào file word (.doc) đính kèm. Ngoài việc đánh cắp thông tin, tin tặc còn có thể lợi dụng máy của người dùng để tấn công các máy tính khác, huy động thành một mạng máy tính để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn. Các mã độc này cũng có thể nằm vùng, gián điệp để thực hiện tấn công leo thang các hệ thống thông tin trọng yếu.
Cục An toàn thông tin đã phát lệnh điều phối khẩn cấp, yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối, triển khai các biện pháp nhằm bóc gỡ mã độc, hướng dẫn khách hàng tải công cụ rà quét, diệt mã độc của chiến dịch APT. Giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc APT.
Để tránh lây nhiễm mã độc, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng cần cẩn trọng khi mở các email, nhất là những emai "lạ", tuyệt đối không mở các file đính kèm mail nghi ngờ có cài mã độc. Người dùng cần nhanh chóng vào trang web của Cục An toàn thông tin tại địa chỉ ais.gov.vn để tải và chạy công cụ rà quét, diệt mã độc tấn công.
Theo Viet Q
CyStack: Việt Nam có hơn 2.500 website bị tấn công trong 3 tháng gần đây Theo báo cáo an ninh website quý III năm 2019 vừa được Công ty an toàn thông tin CyStack công bố, Việt Nam có hơn 2.500 trang web bị tấn công, xếp thứ 10 trong số các nước có nhiều website bị hack trên thế giới. Theo số liệu thống kê của CyStack, tại Việt Nam, đã có 8.356 hệ thống website trở...