Australia bồi thường hàng trăm triệu USD cho Pháp sau vụ hủy hợp đồng tàu ngầm
Ngày 11/6, truyền thông Australia cho biết Chính phủ Australia sẽ trả 830 triệu AUD (580 triệu USD) tiền bồi thường cho Tập đoàn Naval của Pháp vì đã hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với hãng này.
Chính phủ Australia sẽ trả 830 triệu AUD (580 triệu USD) tiền bồi thường cho Tập đoàn Naval của Pháp vì đã hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với hãng này. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Anthony Albanese cho biết khoản bồi thường này là “công bằng và bình đẳng” và sẽ cho phép tái thiết lập quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa Australia và Pháp.
Chính phủ tiền nhiệm ở Australia đã hủy bỏ hợp đồng với Tập đoàn Naval để chuyển sang thực hiện thỏa thuận đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ đối tác an ninh mới với Mỹ và Anh (AUKUS). Động thái này đã gây sóng gió trong quan hệ giữa Canberra và Paris.
Theo thỏa thuận quan hệ đối tác an ninh 3 bên AUKUS ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được thành lập hồi tháng 9/2021, Australia sẽ đóng 8 tàu ngầm hạt nhân tại Adelaide, với sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Anh. Cụ thể, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, Australia sẽ là nước thứ hai được tiếp cận công nghệ của Mỹ để đóng tàu ngầm hạt nhân, sau khi Anh được tiếp cận công nghệ này năm 1958. Thủ tướng Australia Scott Morrison khi đó cũng tuyên bố nước này đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu để giải thích cho việc hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp.
Video đang HOT
Pháp choáng váng vì các thất bại tình báo?
Tướng tình báo đã phải từ chức sau khi các điệp viên Pháp không dự báo được cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng đó không phải là sai lầm duy nhất của họ.
Theo trang tin Politico.eu ngày 6/4, những năm gần đây, các điệp viên của Pháp đã thu hút được sự chú ý nhất định nhờ bộ phim truyền hình nổi tiếng thế giới "Le Bureau des Légendes" (nói về cuộc sống hàng ngày và nhiệm vụ của các đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Đối ngoại Pháp). Nhưng hiện nay, họ bị chỉ trích vì những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là không dự báo được chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Tình báo Pháp được cho là đã thất bại trong dự báo về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: AP
Điều này đã khiến các nhà lập pháp Pháp tức giận và cảm thấy "hổ thẹn" khi Mỹ cảnh báo nhiều lần rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phát động một cuộc tấn công, vốn đã được chứng minh là đúng.
Nhưng đó không phải là thất bại duy nhất của cộng đồng tình báo Pháp. Những người chỉ trích cũng đổ lỗi cho các điệp viên Pháp đã chủ quan không phát hiện ra rằng Australia sẽ từ bỏ thỏa thuận tàu ngầm lớn với Pháp, cũng như không lường trước được một cuộc đảo chính ở Mali.
Tuần trước, sự bất mãn đối với cơ quan tình báo Pháp đã chuyển từ bí mật sang công khai, khi truyền thông nước này đưa tin rằng Tướng Eric Vidaud, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quân đội (DRM), đã bị buộc thôi việc chỉ sau bảy tháng đảm nhiệm cương vị này.
Theo trang web LOpinionVidaud, ông Vidaud được cho là đã cung cấp "không đầy đủ" và "thiếu chuyên môn" về các vấn đề quan trọng.
Một số chuyên gia cho rằng ông Vidaud "thất bại" không chỉ về vấn đề Ukraine mà còn đối với những lĩnh vực rộng lớn hơn. DRM có truyền thống tập trung vào các địa điểm mà quân đội Pháp đang hoạt động, chẳng hạn như khu vực Sahel của châu Phi, khiến cơ quan này ít chú ý về các khu vực như Đông Âu để đưa ra các dự báo chính xác.
Pierre Brochand, cựu Giám đốc của DGSE (Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp), cho biết: "Họ có chuyên môn về Sahel, nhưng nắm ít vấn đề hơn về những gì đã xảy ra ở Ukraine và Belarus". Ông Brochand mô tả DRM là một "cơ quan yếu kém, chưa bao giờ thực sự hoạt động tốt, họ không thu hút được những người giỏi vì thiếu nguồn lực và tổ chức".
Các báo cáo truyền thông cũng cho rằng ông Vidaud có thể đã thất bại do bất đồng với Tướng Thierry Burkhard, Tham mưu trưởng quân đội Pháp.
Văn phòng của ông Burkhard đã không trả lời nhiều về yêu cầu bình luận liên quan đến vấn đề trên. Nhưng trong một thông báo bất thường trước công chúng, ông Burkhard đã nhấn mạnh rằng các điệp viên Mỹ đã làm tốt công việc, "đoán được ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin hơn những người đồng nghiệp Pháp".
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde, ông Burkhard nói: "Phía Mỹ nói rằng Nga sẽ tấn công, họ đã đúng. Thay vào đó, các cơ quan của chúng tôi nghĩ rằng cuộc tấn công Ukraine sẽ gây ra tốn kém rất nhiều và phía Nga có những lựa chọn khác".
Nghị sĩ Christian Cambon, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Thượng viện Pháp, cho biết các nhà lập pháp trong Quốc hội, những người giám sát các vấn đề tình báo sẽ mở một cuộc điều tra về sự từ chức của ông Vidaud.
Nghị sĩ trên lưu ý rằng Pháp cũng đã bị bất ngờ hai lần vào năm ngoái - quyết định của Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp và thành lập một liên minh mới với Mỹ và Anh, được gọi là AUKUS, và một cuộc đảo chính ở Mali lật đổ chế độ quân sự trước đó.
Hàn Quốc đóng tàu ngầm lớp 3000 tấn thứ 5 bằng công nghệ trong nước Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 30/12 đã tổ chức lễ khởi công đóng chiếc tàu ngầm "Jangbogo-III Batch-II" trọng tải 3.600 tấn thứ hai tại một nhà máy đóng tàu của Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo (Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering Co.) trên đảo Geoje...