Audiophiles mê vintage lại mất ngủ với bộ ampli đèn mới C22 MkV và MC1502 của McIntosh
Bộ đôi ampli đèn mới của McIntosh gồm preamp nổi tiếng C22 phiên bản MkV và đặc biệt là poweramp MC 1502. MC 1502 chính là thiết bị thay thế cho poweramp phiên bản giới hạn MC 2152 kỷ niệm 70 năm thành lập hiện đã ngừng sản xuất.
McIntosh C22 MkV và MC 1502
Đáng chú ý nhất trong đợt ra mắt lần này của McIntosh là poweramp MC 1502 bởi đây là thiết bị thay thế cho poweramp MC 2152 phiên bản kỷ niệm 70 năm hiện đã dừng sản xuất do đạt ngưỡng giới hạn limited.
Khác với MC 2152, poweramp đèn MC 1502 quay trở lại với thiết kế mang tính biểu tượng của hãng, bố trí đèn và biến thế dọc theo chassis. MC 1502 mạnh gấp hai lần so với MC 275 với công suất đầu ra lên đến 150W/kênh. So với MC 275, poweramp MC 1502 được cải thiện nhiễu âm đáng kể thể hiện ở tỉ số S/N 112dB (so với 105dB ở MC 275)
MC 1502 có công suất và ngoại hình lớn gấp đôi so với MC 275
McIntosh MC 1502 có dàn bóng ấn tượng lên đến 16 cây gồm 8 bóng công suất KT88, còn lại là 4 cây 12AX7A và 4 cây 12AT7 làm đèn input, đèn lái. Toàn bộ đế đèn của ampli này đều là loại cao cấp bằng sứ và chân tiếp điểm mạ vàng.
Bên dưới chân đèn công suất hãng còn thiết kế các ống dẫn đối lưu để tản nhiệt, ngoài ra, poweramp này cũng đang trang bị công nghệ bảo vệ quá tải mạch Sentry Monitor quen thuộc của McIntosh.
Video đang HOT
McIntosh C22 thế hệ thứ 5
Đối tác lý tưởng của MC 1502 cũng được McIntosh giới thiệu trong đợt ra mắt lần này là phiên bản thế hệ thứ 5 của một trong những preamp đèn nổi tiếng thế giới, model C22.
Về ngoại hình, preamp McIntosh C22 MkV vẫn giữ nguyên thiết kế của thập niên 60 chỉ thay đổi phần đèn hiển thị với sắc xanh theo mô-típ mới của hãng, các nút gạt đứng cũng được hãng thay đổi đôi chút. Ngoài ra, nắp trên của preamp C22 MK5 được thiết kế một cửa sổ để khoe dàn bóng đèn.
McIntosh C22 MkV sử dụng 5 bóng 12AX7A và 1 bóng 12AT7 với 7 ngõ input trong đó có cổng phono hỗ trợ kim MM/MC, preamp này cũng được bố trí cổng headphone với công nghệ HXD giúp tối ưu độ mở trường âm.
Bộ đôi McIntosh preamp C22 MkV và MC 1502 dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam vào tháng 9.
Giá tham khảo:
McIntosh MC 1502: 315.880.000 VNĐ
McIntosh C22 MKV: 168.880.000 VNĐ
Tannoy Kensington GR & JBL L100 Classic, 2 cặp loa hoài cổ phối ghép ampli đèn Cary CAD-300SEI
Nhân vật chính của hai gợi ý phối ghép theo phong cách vintage là JBL L100 Classic và Tannoy Kensington GR.
Hai đôi loa có thiết kế cổ điển, giàu lịch sử và được đánh giá rất cao trong những năm gần đây, cùng phối ghép với ampli đèn đến từ Cary Audio.
Nghe Nhìn Audio giới thiệu 2 bộ phối ghép loa hi-end vintage dành cho phòng nghe tiêu chuẩn.
Hệ thống phối ghép gồm:
- Loa Tannoy Kensington GR - 350.000.000 VNĐ
- Loa JBL L100 Classic - 93.200.000 VNĐ
- Ampli đèn Cary Audio CAD-300 SEI - 156.420.000 VNĐ
- Mâm đĩa than VPI Prime - 94.000.000 VNĐ
- Phono Preamp Cary Audio VT-500 - 151.000.000 VNĐ
Tannoy Kesington GR
Chất âm êm ái cùng phong cách cổ điển không lẫn vào đâu được có lẽ là những lời mô tả chuẩn xác nhất cho dòng loa Tannoy Prestige danh tiếng. Kể từ năm 2013, Tannoy đã nâng cấp dòng Prestige lên phiển bản Gold Reference hay còn được gọi tắt là GR và Kensington GR là thiết kế loa có kích cỡ và tầm giá vừa phải so với các đàn anh Westminster, Canterbury, GRF ... nên được nhiều audiophiles lựa chọn.
Về hình dáng, Kensington GR có mặt loa hẹp nên dễ set-up, thùng loa truyền thống với lớp phủ gỗ veneer walnut mờ như những món đồ nội thất cổ điển tinh tế. Các đường nét nhận biết của dòng GR gồm có logo GR, các đường kẻ sọc chạy dọc driver đồng trục. Bảng đồng phía trước cũng là chi tiết quen thuộc cho phép cân chỉnh dải tần số từ 5KHz tới 27 KHz với cường độ 3dB, tới ưu trình diễn của loa ứng với điều kiện phòng nghe cụ thể. Một lưu ý là thùng loa Kensington GR cũng có cấu trúc cộng hưởng theo kiểu thùng GRF truyền thống lấy hơi ra hai khe đứng dọc.
Tannoy Kensington GR Loa có độ nhạy của loa là 93dB, trở kháng 8 , đáp tuyến tần số khá rộng từ 29Hz - 27KHz, trang bị củ loa đồng trục đem lại chất âm có độ đồng pha tối ưu nhất. Driver woofer có đường kính loa 250mm màng giấy, với gân đôi cho độ động tốt. Ở giựa là driver tweeter 52mm màng nhôm-magie trang bị nam châm alnico. Và tất nhiên không thể không nhắc đến ống dẫn âm nổi tiếng Pepper Port Waveguide tối ưu độ mở, tính đồng pha giữa dải cao/trung âm và hạn chế nhiễu hài. Về phân tần, loa trang bị linh kiện cao cấp gồm tụ, cuộn cảm được chọn lọc cẩn thận, điện trở màng film dày sai số thấp mang lại âm thanh tự nhiên và gắn kết hơn.
JBL L100 Classic
JBL L100 Classic gắn liền một đôi loa dù không được xếp ở nhóm đầu bảng nhưng lại mang tính biểu tượng xuyên suốt vài thập kỷ - JBL L100. JBL L100 được giới thiệu lần đầu vào năm 1970 và nó là phiên bản thương mại của dòng loa chuyên nghiệp JBL 4310 Pro Studio nổi tiếng. Theo thời gian, model này đã trở thành một trong những dòng loa bánchạy nhất mọi thời đại của JBL. Hiện JBL L100 Classic là một trong những điển hình xuất sắc cho xu hướng khôi phục và tối ưu từng những thiết kế huyền thoại mang tính di sản của nền công nghiệp hi-fi.
Về thiết kế JBL đã làm nhiều cách để đạt được điều gì đó khác lạ với mô hình này khi kết hợp cả nét hoài cổ và tinh thần cổ điển. Mặt trước của JBL L100 Classic được thể hiện bằng một tấm ê căng được làm bằng bọt Quadrex, có hình dạng các kim tự tháp liên kết với nhau, các màu có sẵn như: đen, xanh nước biển và cam. Các núm L-pad, cho phép người dùng điều chỉnh mức âm bổng và âm trung, cũng được đặt ở trước mặt. Nói chung, cặploa này trở lại với không nhiều những thay đổivề mặt ngoại hình so với thiết kế nguyên thủy. Thùng loa được làm từ gỗ MDF với lớp veneer bằng gỗ óc chó tự nhiên với mặt trước được sơn màu đen theo phong cách loa monitor.
L100 Classic là cặp loa ba đường được thiết kế bởi ông Chris Hagen, nhà thiết kế lâu năm của JBL. So với dòng loa cũ L100, ông Hagen cho biết mình đã cải tiến lại rất nhiều yếu tố, tất nhiên điểm quan trọng nhất vẫn là củ loa và mạch phân tần. Về hệ thống driver, tần số thấp của JBL L100 Classic được phụ trách bởi loa trầm JW300PW-8 có kích thước 30cm, trang bị hệ thống nam châm kép và màng giấy tinh khiết. Màng này đã được dập nổi đồng tâm, một thiết kế đặc trưng của JBL nhằm giúp tăng độ cứng và ổn định rung cộng hưởng bề mặt màng.
Trong khi đó, giải trung được tái tạo bởi củ loa JM125PC 125mm. Củ loa này có vỏ khung đúc rất cứng và cũng dùng màng giấy nhưng được gia cố thêm bằng polymer. Và cuối cùng, dải cao của loa cũng là một thiết kế mới hoàn toàn, tweeter JT025Ti1 có kích cỡ 25mm. Nó được thiết kế lõm vào giống một loa kèn dẹt với bộ chỉnh pha. Đây là hệ thống được gọi là thấu kính âm học do JBL phát minh với nhiều thiết kế khác nhau tùy vào các dòng loa tương ứng. Dù ứng dụng này không cải thiện về hiệu suất của củ loa nhưng lại giúp nó kiểm soát được sự phân tán sóng âm. Màng loa này được làm bằng titan. Các loa mid và tweeter được đặt lệch sang phải so với loa trầm, cùng với đó ống thông hơi cũng được bố trí ở mặt trước.
Một số hình ảnh khác:
Toàn bộ hệ thống phối ghép Tannoy Kensington GR / JBL L100 Classic / Cary Audio CAD-300 SEI / VPI Prime / Cary Audio VT-500
Mâm đĩa than VPI Prime
Ampli đèn Cary Audio CAD-300 SEI
Chiêm ngưỡng loa cổ huyền thoại Vitavox thùng còn nguyên bản với bộ phối ghép ấn tượng Một trong những cặp loa Vitavox CN-191 hiếm hoi tại Việt Nam có được thiết kế thùng và củ loa nguyên bản. Đôi loa được một audiophile tự tay lắp ráp hệ thống ampli đèn, tạo nên một bộ phối ghép ấn tượng. Vintage Audio là một trong những nhánh chơi âm thanh phát triển rất mạnh trên thế giới và cả Việt...