Asus giới thiệu dòng sản phẩm ProArt cho nhà thiết kế nội dung
ProArt là dòng sản phẩm được Asus phát triển hướng tới đối tượng Creator với nhiều đặc điểm nổi bật riêng biệt.
Asus mang tới cho người dùng 2 mẫu màn hình trong dãy sản phẩm ProArt bao gồm ProArt PA248QV với kích thước 24 inch độ phân giải 1200×1920 và PA278QV kích thước 27 inch độ phân giải 1560×1440.
Cả 2 mẫu màn hình ProArt đều có thiết kế ngoại hình khá giống nhau và có ưu điểm như:
- Độ phủ màu lớn đạt chuẩn 100% sRGB và 100% Rec. 709
- Đạt chứng nhận từ Calman với độ lệch màu Delta E
- ProArt Preset và ProArt Palete mang lại nhiều tùy chọn để điều chỉnh gam màu trên màn hình một cách nhanh chóng, cộng với các điều khiển nâng cao cho tín hiệu đầu ra.
- Đa dạng cổng kết nối giúp người dùng thuận tiện sử dụng bao gồm: DisplayPort 1.2, HDMI v1.4, bốn cổng USB 3.0, cổng DVI-D trên PA278QV và D-Sub trên PA248QV.
Video đang HOT
Đặc biệt, với các màn hình ProArt sẽ được trang bị tỷ lệ 16:10 cho các lập trình viên, người sáng tạo nội dung sử dụng các phần mềm như Adobe Photoshop hoặc Premiere có nhiều không gian về chiều dọc sắp xếp layout làm việc dễ dàng hơn.
Ngoài màn hình thì Asus cũng giới thiệu mẫu mainboar ProArt Z490-Creator 10G sử dụng cho thế hệ chip Core i 10th gói gọn mọi thứ mà một nhà sáng tạo hoặc nhà phát triển chuyên nghiệp cần.
Proart Z490-Creator 10G có 3 khe cắm PCIe x16 để có thể cài đặt tối đa 3 card đồ họa lên mà vẫn giữ được tốc độ cao, nhưng khi sử dụng đồng thời 3 card đồ họa thì tốc độ trên các đường PCI sẽ lần lượt là X8 X8 X4.
Ở phía sau mainboard này được trang bị bốn cổng USB 3.2 Gen 2 Type-A hỗ trợ tốc độ lên tới 10Gbps và 2 cổng USB A 3.2 Gen 1 5Gbps. Ngoài ra còn có bộ điều khiển Ethernet 2,5 Gb và thẻ Ethernet 10Gb cho tốc độ kết nối cực nhanh. Khác với mainboard Gaming, mainboard ProArt sẽ hỗ trợ người dùng phần mềm quản lý với tên gọi Creator Hub với những tính năng chuyên biệt cho người dùng sáng tạo nội dung.
Hướng dẫn Build máy Hackintosh Catalina mạnh và dễ với chi phí rẻ
Hackintosh từ lâu không còn xa lạ với cộng đồng anh em chơi PC, nhưng đối với người mới chơi muốn có một dàn PC xịn chạy Hackintosh để phục vụ nhu cầu dùng MAC nhưng không có kinh nghiệm thì làm thế nào?
Trước hết các bạn nên xác định cấu hình mà mình định build sao cho thật giống với một máy MAC thật, tôi lựa chọn một chiếc iMAC để làm mẫu với cấu hình Intel Core i9 9900K, RAM 32GB cùng card đồ họa RX580 Pro, giá bán chiếc máy này không hề rẻ lên tới 90 triệu. Như vậy chúng ta đã xác định được con chip sử dụng sẽ là i9 9900K tiếp theo sẽ là lựa chọn các linh kiện phù hợp để phát huy hết sức mạnh của chip.
Mainboard
Tôi chọn mainboard Asus ROG Strix Z390-E Gaming vì giá thành hiện tại khá tốt và hỗ trợ tốt khả năng quản lý nhiệt, AI OC, VRM ngon cùng khả năng tương thích MAC OS tốt. Nếu bạn build mainboard giống tôi thì có thể sử dụng bộ EFI tại đây, bộ EFI này còn tương thích với một số mainboard khác của Asus như ROG Strix Z390 F/H hoặc Asus Z390 Prime-A Gaming.
RAM
Đối với i9 9900K bạn nên chọn RAM 16GB hoặc 32GB DDR4 với BUSS 3000 trở lên để khai thác tối đa hiệu năng máy, đừng quên chọn RAM có LED tương thích với Aura Sync để có hiệu ứng đẹp mắt khi kết hợp với Main nhé, bạn có thể tham khảo Trident Z giống tôi.
Tản nhiệt
Intel Core i9 9900K là chip cho hiệu năng cao kéo theo là lượng nhiệt tỏa ra khá lớn nên chúng ta nên chọn tản khí 4 ống đồng trở lên hoặc tản nhiệt nước AIO RAD 360, sau 2 lần thay tản nhiệt thì tôi khá hài lòng với tản nhiệt AIO ID-Cooling zoomflow x360 khi fumark liên tục trong 5 phút nhiệt độ cao nhất chỉ đạt 83 độ.
Ổ cứng
Từ MAC OS High Sierra trở thì thì hệ điều hành đã có thể nhận navtive SSD M2 chuẩn NVME PCI-e nên bạn hãy chọn một chiếc SSD chuẩn NVME để có tốc độ đọc ghi tốt nhất, gợi ý: SAMSUNG PM 981 có giá thành trên hiệu suất tốt nhất.
VGA
Đối với Hackintosh chúng ta nên sử dụng card AMD và ở đây tôi chọn card Asus ROG Strix RX5600XT, tại sao lại là card AMD chứ không phải Nvidia? Lý do thứ nhất đó là RX5600XT cho hiệu năng tốt nhất trong tầm giá hơn 8 triệu, lý do thứ 2 đó là với card AMD thì MAC OS sẽ nhận native mà không cần mất thời gian kext như khi sử dụng card Nvidia.
Nguồn
Với cấu hình này bạn nên chọn nguồn công suất thực đạt chuẩn 80 Plus Bronze 750W trở lên để máy hoạt động ổn định nhất, tôi chọn Aerocool LUX 750W có led RGB. Đừng quên lựa chọn cho mình một chiếc case xinh xắn để show hết bộ gear xịn xò của bạn nhé!
Như vậy với cấu hình build bên trên tôi đã có một máy PC siêu mạnh chạy Hackintosh Catalina nhưng mức giá chỉ ở khoảng mức 35 triệu đồng, tức chỉ bằng so với giá của máy MAC lấy làm mẫu. Nếu cấu hình trên dư hiệu năng so với mức bạn cần thì bạn có thể thay i9 9900K bằng chip i7 9700K, i5 9400, i5 8400... để có một giá thành dễ chịu hơn. Một số bài test tôi đã thử thì máy cho khả năng hoạt động mượt mà, có thể kích hoạt được gọi Facetime và nhận trả lời iMessage như một máy MAC thật.
Hướng dẫn cài đặt tôi sẽ gửi đến trong bài viết sau, hãy heo dõi Nghe Nhìn Việt Nam để cập nhật thông tin nhé!
Samsung nên học hỏi thiết kế bàn phím của Apple Dù được đánh giá cao về độ đa dụng, bàn phím của Galaxy Tab S6 vẫn chưa thực sự tốt. Để cải thiện, Samsung có nên tham khảo sản phẩm của Apple? Bài viết được dịch lại theo quan điểm của tác giả Jerry Hildenbrand từ Android Central. Máy tính bảng giờ đây chỉ được dùng như một thiết bị phụ trợ bên...