ASUS chính thức công bố card đồ họa GTX 750 Ti và GTX 750
Hôm nay ASUS chính thức trình làng 2 card đồ họa mới GTX 750 Ti và GTX 750 sử dụng nhân đồ họa mới GM107 “ Maxwell” từ NVIDIA và được ép xung lên 52 MHz so với bản tham khảo từ NVIDIA.
Công nghệ chống bụi cao cấp dust-proofing và các thành phần đạt chuẩn Super Alloy Power tăng cường tuổi thọ card
Cả GTX 750 Ti và GTX 750 được thừa hưởng bộ quạt tản nhiệt được thiết kế thông minh để loại trừ nhiệt độ phát ra từ GPU truyền lên bộ tản (heatsink) nhưng vẫn không hấp thụ quá nhiều bụi, qua đó có thể duy trì hoạt động cho card lên tới 25% so với bản tham khảo.
Hai card đều sử dụng các linh kiện như tụ, MOSFET đạt chuẩn ASUS Super Alloy Power cho phép card không bị quá nhiệt trong khi đó giảm lượng điện tiêu thụ, tăng độ bền để đảm bảo GTX 750, GTX 750 Ti hơn bản tham khảo ít nhất là 2.5 lần về khả năng hoạt động lâu dài.
Ép xung card đồ họa với GPU Tweak
Để tăng cường hiệu năng, GTX 750 và GTX 750 Ti được ASUS đính kèm phần mềm ép xung thông minh GPU Tweak cho phép người dùng có thể ép xung dễ dàng và an toàn hơn.
Trải nghiệm đồ họa tuyệt vời với GM107
GPU GM107 “Maxwell” nằm trong GTX 750 và GTX 750 Ti hỗ trợ tập lệnh đồ họa DirectX 11.2 cho phép vân bề mặt của vật thể (tesselation) trong game và phim ảnh thể hiện sống động và chân thực nhất.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho tính toán vật lý chính xác, NVIDIA đã đính kèm tập lệnh vật lý PhysX vào 2 card đồ họa GTX 750 và GTX 750 Ti qua đó tương tác vật lý giữa vật thể và môi trường, ánh sáng, nước trở nên thực hơn bao giờ hết.
Theo VNE
Đánh giá card đồ họa Gigabyte R7 250 OC: Không như kì vọng
Trước khi ra mắt, R7 250 được trông đợi sẽ soán ngôi vương VGA không nguồn phụ như những lần xuất hiện ấn tượng của HD 6670 và HD 7750.
Vào thời điểm cuối năm 2013 vừa qua, AMD cho ra mắt thế hệ sản phẩm mới của hãng. Đối với dòng sản phẩm lần này, hãng có sự thay đổi trong cách đặt tên. Thay vì tiền tố "HD" như trước, AMD sử dụng tiền tố "R7" cho các card đồ họa phân khúc phổ thông & trung cấp, và "R9" cho sản phẩm tầm cao cấp. Trong số các VGA đã ra mắt, R7 250 là một cái tên rất được chú ý bởi đây là sản phẩm mạnh nhất không yêu cầu nguồn phụ của loạt xuất quân lần này. Người dùng rất hi vọng đây sẽ là sự thay thế cực ngon cho HD 7750 và GTX 650 đã nắm ngôi vương không nguồn phụ bấy lâu nay.
Để hỗ trợ độc giả trong việc lựa chọn VGA phù hợp, GenK xin gửi đến review chi tiết chiếc R7 250 OC của Gigabyte. Sản phẩm hiện đang có giá 2.350.000 VNĐ (theo An Phát 49 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội).
Xin cám ơn Công ty Máy tính An Phát đã hỗ trợ sản phẩm cho bài viết.
Gigabyte R7 250 OC
Là sản phẩm tầm phổ thông, vỏ hộp của Gigabyte R7 250 OC không cầu kì nhưng khá đẹp với tông đen chủ đạo. Bên trong card được bọc cẩn thận, các chân giao tiếp và cổng xuất hình được bọc nhựa chống oxy hóa khi chưa sử dụng đến.
Giống như các sản phẩm khác ở tầm giá này, hình thức card khá đơn giản với tản nhiệt 1 quạt và mặt nạ bằng nhựa. R7 250 OC có thể gọi là ưa nhìn khi Gigabyte lựa chọn màu đen bóng cho mặt nạ, đồng thời trang trí thêm vài đường nét cho đỡ đơn điệu.
Hãng vẫn trung thành với nước mạch màu xanh da trời.
Quạt tản nhiệt là loại 9 cánh đường kính 100 mm trứ danh của Gigabyte, hoạt động cực êm trong khi vẫn cung cấp đủ lưu lượng gió để làm mát.
R7 250 không yêu cầu nguồn phụ nên người dùng chỉ cần trang bị bộ nguồn công suất thực cỡ 350W là đủ.
Card được trang bị đủ 3 cổng xuất hình cần thiết nhất: D-Sub, DVI và HDMI.
Board mạch khá gọn gàng và sạch sẽ. Card sở hữu 4 phase điện, các phase đều sử dụng cuộn cảm Metal Choke và mosfet trở kháng thấp, hứa hẹn khả năng hoạt động bền bỉ. Trong số đó có 2 phase điện được trang bị 4 mosfet mỗi phase, có lẽ làm nhiệm vụ cấp điện chính cho GPU.
Video đang HOT
Chip RAM sử dụng trên card do Elpida sản xuất.
Tản nhiệt hoàn toàn bằng nhôm khối. Đối với card đồ họa không nguồn phụ và GPU nhỏ như R7 250 sẽ không tỏa nhiều nhiệt nên các hãng không cần phải thiết kế tản nhiệt cầu kì và có heatpipe làm gì.
Gigabyte R7 250 OC được ép xung sẵn lên 1100/1150 MHz so với nguyên bản 1050/1125 MHz của AMD.
Hìnhh ảnh chiếc card khi đang hoạt động:
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz
Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB
Nguồn: Seasonic X660
Card đồ họa:
- Zotac GTX 650 Synergy - 1059/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1058/1250 MHz)
- Zotac GTX 650 Ti - 941/1350 MHz (xung gốc của Nvidia 925/1350 MHz)
- Gigabyte R7 250 OC - 1100/1150 MHZ (xung gốc của AMD 1050/1125 MHz)
- Gigabyte HD 7750 OC - 880/1125 MHz (xung gốc của AMD 800/1125 MHz)
- Asus HD 7790 Direct CU II OC- 1075/1600 MHz (xung gốc của AMD 1000/1500 MHz)
- MSI HD 7730 GDDR5 - 800/1125 MHz (bằng xung gốc của AMD)
Phần mềm và game thử nghiệm
- Nvidia Driver 331.65 WHQL
- AMD Driver Catalyst 13.12 WHQL
- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)
- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)
- Batman Arkham City (DX 11)
- BioShock Infinite (DX 11)
- Crysis 3 (DX 11)
- Dirt 3 (DX 11)
- Hitman Absolution (DX 11)
- Metro: Last Light (DX 11)
- Sleeping Dogs (DX 11)
- Sniper Elite V2 (DX 11)
- Tomb Raider (DX 11)
3DMark Vantage
Khởi động với trình benchmark quen thuộc 3DMark Vantage. Gigabyte R7 250 OC nhỉnh hơn HD 7750 OC chỉ một chút và dưới Zotac GTX 650.
3DMark 11
Batman Arkham City (DX 11)
Ở test này nhân vật chính cho điểm số thấp hơn cả 2 đàn anh không nguồn phụ.
BioShock Infinite (DX 11)
Ultra chưa phải là setting cao nhất của BioShock Infinite. Trên đó còn có một mức gọi là Ultra DX 11 DOF (bật Depth of Field - một hiệu ứng khá nặng của DX 11). R7 250 vẫn không thể vượt lên trên HD 7750 và GTX 650.
Crysis 3 (DX 11)
Tôi sử dụng ngay màn Post Human đầu game để bench. Màn này có hiệu ứng mưa rơi khá nặng, là 1 trong các màn chơi nặng nhất game. Thiết lập Medium và không bật khử răng cưa. Điều tương tự vẫn diễn ra khi R7 250 chỉ cao điểm hơn HD 7730 GDDR5.
Dirt 3 (DX 11)
R7 250 cho khung hình nằm giữa HD 7750 và GTX 650.
Hitman Absolution (DX 11)
Metro: Last Light (DX 11)
Sau 2 game có khởi sắc thì đến Metro: Last Light, nhân vật chính lại tụt lại phía sau.
Sleeping Dogs (DX 11)
Sniper Elite V2 (DX 11)
Tomb Raider (DX 11)
Ép xung - Nhiệt độ - Độ ồn
Thời điểm tôi thực hiện bài test này, nhiệt độ phòng đang là 17 độ C.
Sau một hồi mày mò, tôi kéo xung nhịp cao nhất là 1160/1200 MHz. Với xung nhịp này, khung hình trung bình trong Tomb Raider tăng lên 26,4 FPS so với 25,1 FPS trước khi OC (tương đương khoảng 5,2%). Khả năng ép xung như vậy khá kém, hiệu năng tăng không đáng kể.
Nhiệt độ hoạt động của Zotac GTX 650 Synergy (nhiệt độ phòng 17 độ C, benchtable):
- Idle: 22 độ C.
- Gaming (Default 1100/1150 MHz): 50 độ C; fan 33% - khoảng 1035 vòng/phút.
- Gaming (@1160/1200 MHz): Nhiệt độ không tăng lên, vẫn giữ 50 độ C.
Quạt tản nhiệt 100 mm của Gigabyte hoạt động cực kì êm ái, không hề phát ra một tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Với nhiệt độ cao nhất 50 độ C ở nhiệt đọo phòng 17 độ, khi vào mùa hè card sẽ nóng hơn nhưng vẫn trong ngưỡng cho phép đối với VGA.
Tổng kết
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem biểu đồ tổng kết hiệu năng của Gigabyte R7 250 OC so với một số card đồ họa trong khoảng giá 1,9 -> 3,7 triệu đồng.
Những lần xuất hiện trước đây của HD 6670 và HD 7750 đều gây được ấn tượng lớn với hiệu năng vượt trội, còn lần này R7 250 đã hoàn toàn gây thất vọng. Chiếc card yếu hơn 2 người đi trước HD 7750 và GTX 650. Trong khi đó HD 7750 và GTX 650 đều đang có giá rất tốt, chỉ cao hơn R7 250 vài chục đến 150 ngàn đồng mà thôi. Thêm vào đó, khả năng ép xung của sản phẩm hầu như không đáng kể (đối với chiếc Gigabyte trong tay tôi). Vì vậy trong thời gian tới nếu giá R7 250 không giảm hoặc hiệu năng không có gì cải thiện qua các bản driver mới, HD 7750 và GTX 650 vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cho người dùng.
Ưu:
- Nhiệt độ chấp nhận được.
- Tản nhiệt hoạt động êm ái.
Nhược:
- Hiệu năng không như kì vọng. Yếu hơn HD 7750 và GTX 650.
- Khả năng ép xung kém.
* Giá tham khảo 1 số card đồ họa được so sánh hiệu năng với Gigabyte R7 250 OC (theo báo giá của):
- Zotac GTX 650 Synergy: 2.550.000 VNĐ
- Zotac GTX 650 Ti: 2.900.000 VNĐ
- MSI HD 7730 GDDR5: 1.890.000 VNĐ
- MSI HD 7750 OC: 2.385.000 VNĐ
- MSI HD 7770: 2.880.000 VNĐ
- Asus HD 7750: 2.390.000 VNĐ
- Gigabyte HD 7770 OC: 2.780.000 VNĐ
Theo VNE
Thêm bằng chứng cho thấy Nvidia chuẩn bị ra mắt loạt card đồ họa cao cấp mới Hãng Asus vừa rao bán chiếc Asus GeForce GTX Titan Black (GTX Titan Black-6GD5) với giá 974 Euro cho thấy thông tin về việc Nvidia chuẩn bị tung ra GTX Titan Black kế nhiệm cho GTX Titan là hoàn toàn có cơ sở. Như chúng ta đã biết cách đây ít lâu, nhiều khả năng Nvidia đang chuẩn bị tung ra bộ đôi...