AstraZeneca thử nghiệm vaccine Covid-19 mới
AstraZeneca đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai và ba cho vaccine Covid-19 mới với mục tiêu chống lại các biến chủng nCoV.
Ngày 6/7, AstraZeneca cho biết vaccine mới tên AZD2816, đang trong giai đoạn thử nghiệm để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vaccine.
Khoảng 2.250 người trưởng thành ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ba Lan tham gia thử nghiệm, gồm cả những người đã được tiêm vaccine Covid-19 và những người chưa được tiêm chủng. Các tình nguyện viên được tiêm mũi đầu tiên hôm 27/6.
Bên trong cơ sở nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: AstraZeneca.
Ông Mene Pangalos, phó chủ tịch điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca, cho biết vaccine đón đầu các biến chủng của virus với những khác biệt trong cấu trúc di truyền là điều vô cùng quan trọng. AZD2816 được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao đáp ứng miễn dịch cơ thể chống lại các biến chủng mới xuất hiện.
“Thử nghiệm pha hai và ba đối với AZD2816 nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai nếu chúng ta cần một loại vaccine chống lại được các biến chủng Covid-19 mới”, ông Mene Pangalos nói.
Video đang HOT
Thử nghiệm này dự kiến có dữ liệu sơ bộ vào cuối năm 2021 và sẽ được AstraZeneca đệ trình lên các cơ quan quản lý đánh giá thông qua một quy trình phê duyệt khẩn cấp.
Hiện, thử nghiệm pha hai và ba của vaccine AZD2816 theo phương pháp “mù đôi” (tức là nghiên cứu viên và tình nguyện viên đều không biết được mũi tiêm đó là loại vaccine nào), không hoàn toàn, ngẫu nhiên, đa quốc gia, có đối chứng ở cả nhóm người lớn đã được tiêm chủng trước đó và chưa được tiêm chủng.
Những người tham gia thử nghiệm đều từ 18 tuổi trở lên, không nhiễm nCoV (xác định qua kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính) sẽ được phân nhóm ngẫu nhiên để giảm thiểu sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu về tuổi tác, giới tính và bệnh lý nền. Những người tham gia được tiêm vaccine AZD1222 (loại đang sử dụng hiện nay) hoặc AZD2816.
Ngoài ra, AstraZeneca vẫn tuyển chọn những tình nguyện viên có xét nghiệm huyết thanh dương tính nCoVtham gia thử nghiệm, song không quá 10% số người nghiên cứu, nhằm hỗ trợ việc phân tích mở rộng sau này.
Công nghệ vector virus cảm cúm vô hại được sử dụng để thiết kế vaccine AZD2816 và AZD1222. Ảnh: AstraZeneca.
AZD2816 được thiết kế trên cùng công nghệ vector virus cảm cúm vô hại như vaccine AZD1222. Tuy nhiên, vaccine mới có những thay đổi cấu trúc di truyền nhỏ trên protein gai (spike-protein) căn cứ theo biến thể Beta (còn gọi B.1.351), có nguồn gốc từ Nam Phi. Theo đó, AZD2816 chứa 10 thay đổi trên protein gai. Nhiều thay đổi trong số đó cũng được tìm thấy ở các biến thể Covid-19 khác đang lưu hành. Chúng gây ra các ảnh hưởng như giảm khả năng của kháng thể chống lại virus, tăng khả năng lây nhiễm…
Vaccine AZD1222 được đồng phát minh bởi Đại học Oxford và công ty con Vaccitech. Vaccine này được điều chế bằng công nghệ vector, sử dụng virus cảm cúm đã được làm suy yếu từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Virus chứa vật chất di truyền của protein gai trên bề mặt nCoV. Sau khi tiêm vaccine, protein gai bề mặt được sản xuất, chúng “tạo mồi” kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công mầm bệnh nếu cơ thể bị nhiễm virus sau đó.
Hiện, vaccine phòng Covid-19 AZD1222 của AstraZeneca đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia, dưới dạng phác đồ hai liều cách nhau từ 4 đến 12 tuần cho người lớn từ 18 tuổi trở lên.
Hơn 600 triệu liều vaccine được cung cấp cho 170 quốc gia trên thế giới, trong đó có hơn 100 quốc gia thông qua Cơ chế Covax.
Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta
Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang đặt thế giới vào giai đoạn nguy hiểm.
Các nước ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine bao gồm tiêm kết hợp các loại vaccine, khuyến cáo tiêm liều thứ 3 đối với người có hệ miễn dịch yếu...
Với sự xuất hiện của biến thể Delta, hàng loạt các quốc gia từ châu Âu đến châu Mỹ có nguy cơ đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới, đảo ngược mọi kế hoạch dập dịch hơn 1 năm qua. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố, sự xuất hiện của biến thể Delta khiến thế giới rơi vào "giai đoạn vô cùng nguy hiểm" của đại dịch.
"Chúng ta lại chứng kiến sự quá tải của các bệnh viện tại những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Biến thể Delta rất nguy hiểm và đang tiếp tục phát triển và đột biến, đòi hỏi phải được đánh giá liên tục và điều chỉnh trong kế hoạch phản ứng sức khỏe cộng đồng", ông Ghebreyesus nói.
Để đối phó với biến thể Delta, các nước đang thay đổi chiến lược tiêm vaccine. Theo các nhà khoa học, việc tiêm hai loại vaccine khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, do vaccine kích thích các khu vực khác nhau của hệ thống miễn dịch. Không chỉ kết hợp hai hãng vaccine khác nhau mà còn phối hợp hai vaccine với công nghệ bào chế khác nhau.
Đánh giá thực tế tại Đức cho thấy những người được tiêm chéo hai loại vaccine khác nhau có sự đáp ứng miễn dịch "vượt trội rõ ràng" hơn so với những người tiêm 2 liều vaccine. Vì vậy Bộ Y tế Đức đang lên kế hoạch kết hợp mũi đầu tiên của vaccine AstraZeneca, với mũi thứ hai của thế hệ vaccine công nghệ mRNA như của BioNTech/Pfizer hoặc Moderna.
Bộ trưởng Y tế Đức Gien Span (Jens Spahn) nhấn mạnh: "Điều quan trọng là nước Đức có đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu này. Trước tiên chúng ta có đủ vaccine công nghệ MRNA để thực hiện theo khuyến nghị. Có thể chưa diễn ra ngay lập tức, ở mọi nơi nhưng có thể sớm đưa vào kế hoạch triển khai".
Kết quả nghiên cứu gần đây cũng cho thấy việc tiêm mũi thứ 3 là cần thiết đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
"Những kết quả thực tế cho thấy khi tiêm mũi thứ ba vaccine Oxford Astrazeneca giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch kháng thể, giúp đẩy kháng thể cao hơn sau mũi thứ hai", Chuyên gia Teresa Lambe thuộc trường Đại học Oxford nhận định.
Bộ Y tế Israel khuyến cáo những người có hệ miễn dịch kém nên tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba của Pfizer. Các quan chức Anh cũng đề xuất tiêm vaccine mũi 3 cho những người trên 50 tuổi. Việc điều chỉnh kế hoạch vaccine này cũng chỉ được thực hiện tại những quốc gia có đủ nguồn lực trong bối cảnh nguồn cung vaccine vẫn còn hạn hẹp. Chính vì vậy các chuyên gia y tế cho rằng, việc tiêm mũi thứ 3 là chưa cần thiết, tiêm đủ hai mũi theo khuyến cáo đã giúp bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ lây nhiễm.
Cuộc đua bào chế các loại vaccine chống biến thể mới cũng đang nóng lên giữa các hãng dược phẩm. Hãng dược Sanofi của Pháp hôm qua thông báo sẽ đầu tư 2 tỷ euro vào bào chế vaccine ngừa Covid-19 phát triển theo công nghệ mRNA. Các quốc gia cũng đẩy mạnh bào chế vaccine nội địa, với tâm thế sẵn sàng sống chung lâu dài với Covid-19./.
Hàn Quốc đàm phán sản xuất một tỷ liều vaccine Covid-19 Hàn Quốc đang đàm phán với các nhà sản xuất vaccine công nghệ mRNA bao gồm Pfizer và Moderna, sẵn sàng cung ứng một tỷ liều ngay lập tức. Một quan chức cấp cao hôm nay tiết lộ kế hoạch đàm phán sản xuất vaccine công nghệ mRNA của chính phủ Hàn Quốc. Ông cho hay nếu thành công, kế hoạch sẽ giảm...