Asiamoney bình chọn SSI là nhà môi giới chứng khoán tốt nhất
Ngày 20/9, Tạp chí Asiamoney đã công bố và trao giải “Nhà môi giới chứng khoán tốt nhất Việt Nam”cho Công ty Chứng khoán Sài Gòn – SSI. Đây là năm thứ hai, SSI nhận được giải thưởng này.
Asiamoney trao giải “Nhà môi giới chứng khoán tốt nhất Việt Nam” cho SSI, ngày 20/9.(Ảnh:SSI)
Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, SSI nhiều năm nay luôn duy trì lợi thế cạnh tranh và vị thế hàng đầu trên thị trường. Theo báo cáo kinh doanh hợp nhất Quý 2, Công ty có doanh thu hợp nhất lên tới 1.031,6 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 376,3 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của SSI là 885,85 tỷ đồng, tăng trưởng 20,5% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó, doanh thu môi giới đóng góp hơn 53%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, SSI cũng giữ vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trong 6 tháng trên cả hai sàn (gần 21% trên HoSE và 10,81% trên HNX).
Ông Nguyễn Duy Linh – Phó giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán phụ trách Khách hàng cá nhân – Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài gòn (SSI) cho biết: “Giải thưởng này là sự ghi nhận cho những nỗ lực của SSI, cho những điểm mạnh vượt trội của mảng dịch vụ chứng khoán trên thị trường. Đây cũng là một thách thức với Công ty và phải luôn cố gắng hơn nữa để giữ vững vị thế số 1 này.”
Là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, SSI đã liên tiếp được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong và ngoài nước, như đứng đầu các hạng mục của giải thưởng Asiamoney Brokers Poll trong nhiều năm liên tiếp, Tạp chí Alpha Southeast Asia vinh danh là “Nhà môi giới khách hàng tổ chức” và “Nhà môi giới khách hàng cá nhân” tốt nhất Việt Nam – năm 2017, FinanceAsia bình chọn Ngân hàng đầu tư tốt nhất và Nhà tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất, TOP50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam, TOP40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, TOP1000 Doanh nhiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất…/.
Theo vietnamplus.vn
Khó đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu
Thời gian tới, nhu cầu tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ hệ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II của các NHTM, và yêu cầu này đặc biệt cấp thiết đối với các NHTM có vốn nhà nước, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ tín nhiệm của hệ thống NH Việt trong khu vực và trên thị trường quốc tế.
Đến cuối 2017, CAR của toàn hệ thống NH Việt Nam là 12,1%, cao hơn mức tối thiểu 9%, nhưng đây là cách tính theo Basel I, chưa tính đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Nếu tính theo Basel II, CAR của NH Việt sẽ thấp hơn nhiều.
Trong khi đó, hầu hết quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã triển khai và áp dụng Basel II, trong đó Canada, Nhật Bản, Singapore đã áp dụng Basel III (tính đến cả rủi ro chu kỳ do sự biến động của nền kinh tế và rủi ro chéo).
Việt Nam đến nay mới có 4 NH có tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng là BIDV 1,2 triệu tỷ đồng, Vietinbank 1,09 triệu tỷ đồng, Vietcombank 1,03 triệu tỷ đồng và Agribank trên 1 triệu tỷ đồng. Đây cũng là 4 NH có vốn điều lệ (tính theo USD) lớn nhất hệ thống: BIDV 1,5 tỷ USD Vietinbank 1,6 tỷ USD, Vietcombank 1,6 tỷ USD và Agribank 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, mức tổng tài sản và vốn điều lệ này còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Vì thế, trong thời gian tới, nhu cầu tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn Basel II của các NHTM, nhất các NHTM có vốn nhà nước rất lớn và rất cấp thiết.
Tuy nhiên, theo NHNN, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ của NHTM có vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến khuôn khổ pháp lý. Đó là các Nghị quyết 25/2016/QH14, 26/2016/QH14 của Quốc hội quy định không sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để cấp vốn cho nhóm NHTM này.
Bên cạnh đó, nội dung bổ sung vốn cho các NHTM có vốn nhà nước không có trong danh mục đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết 1023/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP, phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, CTCP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không bao gồm trường hợp Nhà nước đầu tư bổ sung vốn cho NHTM.
Cùng với đó, việc thoái vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ chưa nhiều. Năm 2017, các NHTM có vốn nhà nước đã bán cổ phần tại 8 doanh nghiệp và tổ chức, thu về 1.290,4 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Vietcombank đã thoái vốn Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thu về 418,5 tỷ đồng. Ngày 15-10 tới, NH này sẽ đấu giá 53,4 triệu cổ phiếu MBB. Giá khởi điểm được đưa ra 19.641 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền Vietcombank có thể thu về khoảng 1.050 tỷ đồng.
Theo TS. Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, việc thực hiện cơ cấu lại các NHTM có vốn nhà nước đang gặp khó khăn về nguồn vốn, do chưa tương xứng với tốc độ phát triển và quy mô hoạt động. Tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM có vốn nhà nước khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Trong khi đó, nguồn lực nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các NHTM này lại rất hạn chế.
Trí Dũng
Theo saigondautu.com.vn
Việt Nam đã có vị trí thứ 30 trong hơn 50 TTCK phái sinh trên thế giới Vừa qua tại Hà Nội, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chủ trì tổ chức "Hội thảo tổng kết, đánh giá 1 năm triển khai Thị trường chứng khoán phái sinh" cùng với 3 đơn vị xây dựng, triển khai và vận hành thị trường là Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), VietinBank...