ASEAN, Trung Quốc cam kết không gây phức tạp biển Đông
Ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC).
AFP đưa tin trong tuyên bố chung được công bố ngày 25/7, ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết tuân thủ DOC và “tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”.
Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh các bên liên quan cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ, quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp tranh chấp, phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 1, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc cũng đồng thuận “kiềm chế, không tiến hành các hành động làm phức tạp tình hình hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định” trong khu vực.
Ngoài ra, phạm vi kiềm chế còn bao gồm những hành động cải tạo các thực thể không có người ở trên các đảo ở Biển Đông.
Video đang HOT
Thực thể Trung Quốc bồi lấp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS
Tuyên bố chung không đề cập tới phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước đó, mâu thuẫn về quan điểm của một vài quốc gia ASEAN khiến cuộc gặp lâm vào bế tắc.
Các nước ASEAN đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông hôm 24/7 sau khi có một nước không muốn tuyên bố đề cập tới phán quyết vụ kiện yêu sách chủ quyền vô lý “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Reuters trích các nhà ngoại giao tiết lộ một số nước trong đó có Philippines muốn tuyên bố chung của các ngoại trưởng đề cập tới phán quyết của toà trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ “đường 9 đoạn” nhưng đề nghị này đã bị ngăn cản.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2012, khi hội nghị được tổ chức tại Phnompenh (Campuchia), ngoại trưởng các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung. Trong lịch sử 49 năm của ASEAN, chỉ có hai lần các ngoại trưởng không đạt được đồng thuận chung.
Theo nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, nếu một nước không đồng ý với tuyên bố, khối sẽ không thể thông qua được tuyên bố. Dự thảo phán quyết của các ngoại trưởng có đề cập tới phán quyết của toà PCA cũng như nhắc lại việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) đã diễn ra với sự tham dự của 10 bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và tổng thư ký ASEAN tại Vientiane, Lào.
Ngoài ra, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có những nội dung làm việc với người đồng cấp của các quốc gia đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Liên minh Châu Âu (EU) và Canada.
Theo Zing News
Ấn Độ triển khai máy bay, tàu ngầm tìm kiếm máy bay mất tích
Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22-7 cho biết bộ đã triển khai 4 máy bay, 12 tàu và 1 tàu ngầm đến vịnh Bengal để tìm kiếm chiếc máy bay quân sự chở hơn 20 người đang mất tích.
Không quân Ấn Độ hiện có hơn 100 máy bay Antonov-32 đang hoạt động - Ảnh: Indian Air Force
Ban đầu, theo Reuters, Bộ Quốc phòng Ấn Độ triển khai 2 máy bay và 4 con tàu để tìm kiếm máy bay mất tích. Sau đó bộ điều động thêm 2 máy bay, 8 tàu chiến và 1 tàu ngầm tham gia tìm kiếm.
Không quân Ấn Độ (IAF) xác nhận với Đài BBC rằng máy bay vận chuyển quân sự Antonov-32 cất cánh từ Chennai (Madras) lúc 8g30 địa phương đi về hướng cảng Blair ở phía đông quần đảo Andaman và Nicobar đã mất liên lạc.
Chiếc máy bay gặp nạn hạ cánh theo lịch trình dự kiến là 11g30 sáng cùng ngày.
Hiện IAF có hơn 100 máy bay Antonov-32 hoạt động trong các đội bay.
BBC cho biết Không quân Ấn Độ có một lịch sử hàng không kém an toàn và chiếc máy bay do Nga chế tạo này thuộc hạm đội có nhiều tai nạn nhất của Ấn Độ.
Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ nói với Hãng tin Reuters rằng các máy bay giám sát và tàu đang tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đang làm nhiệm vụ chuyên chở các quân nhân đến căn cứ quân sự ở quần đảo chiến lược gần eo biển Malacca.
Theo Tuổi Trẻ
Các nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Hàn rải truyền đơn sang Triều Tiên Các nhà hoạt động nhân quyền Mỹ và Hàn Quốc ngày 22.7 cho hay đã thả bong bóng với hàng ngàn truyền đơn bay qua biên giới sang Triều Tiên, chỉ trích lãnh đạo Kim Jong-un và những lần phóng tên lửa. Hoạt động "rải" truyền đơn diễn ra vào tối 21.7 giữa lúc căng thẳng leo thang sau khi Triều Tiên dọa...