ASEAN có cần xem lại qui trình đồng thuận?
Những gì xảy ra ở Phnom Penh, Côn Minh và Vientiane cho thấy có nguyên tắc dành cho 5 thành viên ban đầu không mấy phù hợp với ASEAN gồm 10 thành viên.
Đó là nhận định nhà nghiên cứu Tang Siew Mun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về ASEANthuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, trong bài viết “Asean must reassess its &’one voice’ decision-making” đăng trên trang mạng TODAYonline ngày 25/7.
Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) tại thủ đô Vientiane, CHDCND Lào. Ảnh tuoitrenews.vn
Theo nhà nghiên cứu Tang Siew Mun, những sự kiện ở Phnom Penh, Côn Minh và Vientiane làm dấy lên câu hỏi về tương lai và hướng đi chiến lược của ASEAN, khi các nước thành viên không thể đồng thuận về một vấn đề có tính chất quan trọng sát sườn (như vấn đề Biển Đông).
Video đang HOT
Trong cuộc họp đặc biệt ở Côn Minh, ASEAN đã rút lại Thông cáo chung với lời lẽ chỉ trích Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tham lam phi lý ở Biển Đông.
Tại Vientiane, ASEAN không đề cập trực tiếp đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) về Biển Đông. Khi còn là Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2012, Campuchia đã bỏ phiếu phản đối Thông cáo chung về Biển Đông của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Kết quả là lần đầu tiên trong lịch sử, ASEAN không thể ra Thông cáo chung.
Ông Tang Siew nhận định: “Campuchia đã không nhìn ra sự nghiêm trọng của vấn đề …về mặt chiến lược. ASEAN là một hiệp hội, chứ không phải là một câu lạc bộ cho các quốc gia…Việc cản trở ASEAN đạt sự đồng thuận trước Trung Quốc gây tác hại nghiêm trọng đến chức năng của ASEAN trên cương vị tổ chức để giải quyết các thách thức và nhu cầu của khu vực”.
Nhà nghiên cứu Tang Siew Mun đề xuất: “Để bảo vệ chính mình, ASEAN cần xem lại qui trình đồng thuận. ASEAN cần phải đưa vào Hiệp ước chung điều luật &’Asean-X’ như một công thức để không cần có sự đồng thuận tuyệt đối… Qua đó, mới cải thiện được tính hiệu quả của ASEAN và qui trình ra quyết định”.
Theo Kiến Thức
Thủ tướng Nhật cảnh báo Campuchia rủi ro khi ủng hộ Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ trích lập trường của Campuchia về tranh chấp Biển Đông, nói rằng phán quyết của Tòa trọng tài cần phải được tôn trọng - tờ Cambodia Daily đưa tin ngày 19.7.
Bình luận của ông Abe được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc cam kết viện trợ 600 triệu USD cho Campuchia, đổi lại Campuchia ủng hộ Trung Quốc trong các diễn đàn.
Với ý kiến mới nhất của ông Abe, Nhật Bản đã kín đáo quở trách Campuchia hai lần trong vòng chưa đầy một tháng, và nêu bật những rủi ro trong chính sách đối ngoại khi Campuchia đứng về phía Trung Quốc.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 16.7, Thủ tướng Abe đã gặp Thủ tướng Hun Sen bên lề Hội nghị thưởng đỉnh Á-Âu (ASEM) ở Ulan Bator, Mông Cổ.
"Thủ tướng Nhật Bản nói rằng nguyên tắc luật pháp cần là cơ sở để giải quyết một cách hòa bình các vấn đề khu vực - điều quan trọng với hòa bình và ổn định của toàn bộ khu vực, trong đó có Nhật Bản" - tuyên bố viết, rõ ràng có hàm ý nhắc đến những khẳng định lặp lại của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng tranh chấp không liên quan đến Nhật Bản.
"Đối với Nhật Bản, Biển Đông có tầm quan trọng sống còn của một hành lang đi lại. Phán quyết của Tòa trọng tài là phán quyết cuối cùng và ràng buộc với cả hai bên, cần là cơ sở cho các cuộc đàm phán" - tuyên bố viết.
Về phần mình, Thủ tướng Hun Sen nói với ông Abe, ông hy vọng Trung Quốc và ASEAN đạt được tiến bộ trong việc giải quyết tranh chấp - theo tuyên bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry từ chối bình luận về ý kiến của Thủ tướng Abe, trích dẫn biên bản ghi nhớ ngày 9.7 của Bộ này nói rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết song phương.
Năm 2014, Nhật Bản cho vay, tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho Campuchia khoảng 150 triệu USD thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, và từ lâu đã là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Campuchia.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, ông Hun Sen sẽ tiếp tục ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. "Trung Quốc cung cấp nguồn viện trợ an toàn cho Campuchia vô điều kiện, chắc chắn giúp Đảng Nhân dân Campuchia có nguồn lực để củng cố quyền lực của mình" - ông Thayer nói hôm 17.7.
Theo Soha News
Dư luận Nga nói gì về phán quyết Biển Đông? Sự im lặng của Điện Kremlin trước phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông cho thấy quan điểm trung lập của Nga trước vấn đề này. Tuy nhiên, báo giới và dư luận Nga không làm ngơ mà lại đưa ra những ý kiến trái chiều. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên lễ...