Armenia và EU khởi động quá trình tự do hóa thị thực
Armenia và EU đã khởi động các cuộc đối thoại về việc tự do hóa thị thực, mở đường cho công dân Armenia có thể đi lại miễn thị thực vào các quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
EU đặt mục tiêu ‘duy trì’ chương trình cải cách của Armenia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin Eurasianet.org ngày 15/9, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu “đối thoại” với Armenia về việc cho phép công dân Armenia đi lại miễn thị thực vào EU. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo về những khó khăn ngày càng tăng hiện nay đối với người Armenia trong việc xin thị thực và nhập cảnh vào các quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ mất nhiều năm để hoàn tất và sẽ yêu cầu Armenia thực hiện các cải cách tự do hóa sâu rộng để đáp ứng các tiêu chí của EU. Cuối cùng, bất kỳ thỏa thuận tự do hóa thị thực nào cũng sẽ cần sự chấp thuận của Hội đồng EU và Nghị viện châu Âu.
Trong năm qua, Armenia đã có sự “dịch chuyển địa chính trị” từ Nga sang phương Tây, xuất phát từ thất vọng về các cam kết an ninh trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh, vốn lên đến đỉnh điểm khi Azerbaijan tái chiếm lãnh thổ này vào năm ngoái.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dường như có ý định hướng nước này gia nhập EU. Vào tuần trước, ông Pashinyan đã chào đón một phái đoàn EU tại Yerevan do Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Ủy ban EU dẫn đầu. Thủ tướng Pashinyan lưu ý rằng cuộc thảo luận công khai tại Armenia về một nỗ lực gia nhập tiềm năng đang gia tăng.
Video đang HOT
“[Tư cách thành viên EU] này không phải là vấn đề đơn giản, nhưng nó đã trở thành một phần trong chương trình nghị sự chính trị của Armenia, vì vậy cần phải giải quyết vấn đề này một cách chi tiết. Về vấn đề này, điều quan trọng là phải xem xét lời khuyên của các đối tác EU của chúng tôi”, hãng thông tấn Armenpress trích lời Thủ tướng Pashinyan nói.
Trong một tuyên bố, EU cho biết quyết định mở các cuộc thảo luận về việc miễn thị thực nhằm mục đích “duy trì những nỗ lực đang diễn ra nhằm hỗ trợ chương trình cải cách toàn diện của Armenia”.
EU cho biết thêm rằng các cuộc thảo luận mới “dựa trên việc thực hiện thành công các Thỏa thuận tạo điều kiện cấp thị thực và tái nhập cảnh EU-Armenia, giúp đơn giản hóa các thủ tục đi lại cho nhiều công dân Armenia”.
Những thỏa thuận đó đã đơn giản hóa quy trình xin thị thực để đi đến các quốc gia thành viên EU. Nhưng trong những năm gần đây, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra năm 2022, các bộ phận lãnh sự của EU đã bị quá tải bởi số lượng lớn đơn xin thị thực do người Armenia nộp, dẫn đến tình trạng tồn đọng ngày càng tăng và kéo dài thời gian cấp giấy tờ đi lại.
Những thách thức mà du khách Armenia đến EU phải đối mặt không chỉ giới hạn ở quy trình xin thị thực. Ngay cả sau khi có được thị thực Schengen, một số người Armenia tiết lộ rằng họ gặp khó khăn khi đến quốc gia mà họ có thị thực. Bulgaria, quốc gia gần đây đã gia nhập Khu vực Schengen, đã bị chỉ trích vì sự cứng rắn trong việc tiếp nhận người Armenia. Trong những tháng gần đây, một số công dân Armenia cố gắng nhập cảnh vào Bulgaria bằng thị thực hợp lệ đã bị từ chối nhập cảnh. Các báo cáo cho thấy rằng chính quyền khu vực biên giới Bulgaria đã thẩm vấn một số lượng lớn du khách Armenia trong thời gian dài, dẫn đến khiếu nại rằng các quy tắc về thị thực đang được áp dụng một cách tùy tiện.
Ngược lại, các viên chức EU chỉ ra rằng một số công dân Armenia đang lạm dụng chế độ thị thực bằng cách thay đổi kế hoạch đi lại của họ một cách trái phép. Bộ Ngoại giao Armenia cũng thừa nhận rằng một phần của vấn đề bắt nguồn từ thực tế là một số người Armenia xin thị thực nhập cảnh một lần cho một quốc gia nhưng sau đó vượt biên giới sang các quốc gia Schengen khác. Vấn đề này làm phức tạp thêm cuộc đối thoại về tự do hóa thị thực trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên EU lo ngại về vấn đề nhập cư và an ninh biên giới.
Iran phản ứng khi Nga ủng hộ xây dựng hành lang Zangezur
Hành lang Zangezur, dự kiến sẽ nối Azerbaijan với vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia, đang tạo ra những căng thẳng địa chính trị mới trong khu vực.
Trong khi Nga và Azerbaijan ủng hộ kế hoạch, Iran và Armenia phản đối mạnh mẽ, nhấn mạnh sự kiểm soát của Armenia với bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập. Ảnh: AA/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 6/9, Iran đã mạnh mẽ phản đối kế hoạch xây dựng Hành lang Zangezur tại Nam Kavkaz sau những thay đổi trong chính sách của Nga, nước hiện ủng hộ tuyến đường vận tải này liên quan đến Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hành lang này được cho là sẽ làm thay đổi cục diện địa chính trị khu vực, tạo nên những căng thẳng mới giữa các quốc gia liên quan.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã phát biểu trên nền tảng X rằng: "Bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Bắc, Nam, Đông hay Tây đối với toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng hoặc việc vẽ lại ranh giới đều hoàn toàn không thể chấp nhận được và là ranh giới đỏ đối với Iran".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga cho biết họ ủng hộ thỏa thuận hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời nhấn mạnh việc duy trì các liên lạc cởi mở về mở tuyến đường bộ qua khu vực.
Hành lang Zangezur là một phần trong các nỗ lực hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa Azerbaijan và Armenia, hai nước đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020 vì tranh chấp vùng đất Karabakh. Azerbaijan đã chiếm lại vùng đất này trong cuộc tấn công ngắn ngủi vào tháng 9 năm ngoái. Hiện tại, cả hai nước đang nỗ lực ký kết một hiệp ước hòa bình, nhưng vấn đề Hành lang Zangezur vẫn là điểm nóng trong các cuộc đàm phán.
Hành lang này được đề xuất để tạo điều kiện cho Azerbaijan tiếp cận vùng đất Nakhchivan mà không cần đi qua Armenia. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Iran và Armenia. Tehran lo ngại rằng việc xây dựng Hành lang Zangezur sẽ làm thay đổi hiện trạng địa chính trị khu vực, cắt đứt tuyến đường bộ trực tiếp từ Iran đến Armenia, và tạo nên một cầu nối địa chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Azerbaijan tới Trung Á.
Trong khi Moskva và Baku muốn Nga giám sát và kiểm soát hành lang này, Armenia và Iran kiên quyết phản đối, khẳng định rằng bất kỳ tuyến đường nào được thiết lập cũng phải dưới sự kiểm soát của Armenia. Iran nhìn nhận sự thay đổi lập trường của Nga là một sự hỗ trợ không chính thức cho Azerbaijan trong dự án Hành lang Zangezur, điều mà Tehran đã phản đối ngay từ đầu.
Theo Bộ Ngoại giao Iran, Tehran đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tehran, Alexei Dedov, để nhắc lại lập trường của mình và phản đối những thay đổi chính sách của Moskva. Iran đã khẳng định rằng họ đang cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời chú ý đến các lợi ích và mối quan tâm chính đáng của các bên liên quan.
Hành lang Zangezur cũng được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhiệt tình. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã ca ngợi tuyến đường này là một "tuyến đường chiến lược phục vụ lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là Azerbaijan, Armenia và Iran". Ông Erdoğan nhấn mạnh rằng cả Tehran và Baku sẽ "thoải mái" nếu hành lang này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Armenia và Iran càng thêm lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Ankara và Baku tại khu vực.
Để đáp lại, Armenia đã đề xuất một dự án thay thế mang tên "Hành lang hòa bình", với mục tiêu trao quyền kiểm soát lớn hơn cho Yerevan. Sáng kiến này hướng tới việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông nhằm kết nối Biển Caspi với Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại, năng lượng, và con người giữa các quốc gia trong khu vực.
EU, Armenia hướng đến mối quan hệ đối tác chiến lược mới Liên minh châu Âu (EU) muốn thực hiện một kế hoạch tham vọng nhằm tăng cường quan hệ với Armenia. Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 13/2, tại Brussels, các quan chức EU và Armenia đã tiến hành cuộc họp Hội đồng Đối tác dưới sự chủ trì của Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an...