Armenia dọa triển khai tên lửa Iskander đối phó Azerbaijan
Armenia cảnh báo sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa tiêm kích F-16 hỗ trợ Azerbaijan tại vùng Nagorno-Karabakh.
“Mọi biện pháp đều được xem xét, bao gồm cả sử dụng tên lửa Iskander, nếu Thổ Nhĩ Kỳ điều tiêm kích F-16 hỗ trợ chiến dịch tiến công của Azerbaijan. Chúng tôi hy vọng tình hình sẽ không leo thang đến mức đó, các hệ thống phòng không trong khu vực đủ sức đối phó với máy bay không người lái của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ”, đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toghanyan cho biết hôm 28/9.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan cảnh báo nước này có thể triển khai vũ khí hạng nặng nếu xuất hiện “yêu cầu trên chiến trường”. Tổng thống Armenia Armen Sarkissian trước đó cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê, trinh sát cơ không người lái (UAV) và cả tiêm kích F-16 tới hỗ trợ Azerbaijan trong cuộc xung đột vũ trang tại vùng Nagorno-Karabakh.
Xe phóng đạn Iskander duyệt binh ở thủ đô Yerevan của Armenia năm 2016. Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia.
Hikmat Hajiyev, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, bác bỏ thông tin Ankara đang điều lực lượng hỗ trợ Baku. Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov khẳng định nước này sẽ “áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng” nếu Armenia đưa hệ thống Iskander vào chiến đấu.
Armenia đặt mua 4 tổ hợp Iskander cùng ít nhất 25 quả đạn với tầm bắn 280 km từ Nga, trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Một số xe bệ phóng đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh tại thủ đô Yerevan hồi tháng 9/2016. Với độ chính xác cao và sức công phá lớn, Iskander được đánh giá là vũ khí tạo nên sức mạnh răn đe rất lớn cho Armenia.
Video đang HOT
Quân đội Armenia và Azerbaijan ngày 27/9 bất ngờ đụng độ dữ dội, khi hai bên cáo buộc nhau tấn công trước vào các mục tiêu ở vùng Nagorno-Karabakh. Các cuộc không kích và pháo kích của hai bên sau đó gây nhiều thiệt hại cho đối phương, với hàng loạt xe tăng, thiết giáp, tổ hợp phòng không bị phá hủy, nhiều dân thường thương vong.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo đã tiêu diệt 550 binh sĩ, 22 thiết giáp, 15 tổ hợp phòng không 9K33 Osa, 18 UAV, 8 trận địa pháo và ba kho đạn của Armenia. Armenia bác thông tin này, đồng thời cho biết Azerbaijan mất khoảng 200 binh sĩ và 30 tăng thiết giáp. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia nói 16 binh sĩ nước này thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
Giới chuyên gia nhận định đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tuần trước ác liệt hơn hồi tháng 7 do cả hai nước đã đưa nhiều khí tài hạng nặng ra khu vực giao tranh.
Đụng độ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua bày tỏ “quan ngại sâu sắc”, đề nghị Armenia và Azerbaijan “làm mọi điều có thể để ngăn xung đột tiếp tục leo thang và chấm dứt thái độ thù địch”. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói đang xem xét tình hình xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh, bày tỏ mong muốn Armenia và Azerbaijan chấm dứt giao tranh.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số tại Azerbaijan và luôn tìm cách ly khai để sáp nhập vào Armenia. Tranh chấp chủ quyền tồn tại nhiều năm lên tới đỉnh điểm khi Azerbaijan và Armenia xung đột vũ trang vào tháng 2/1988, thời điểm cả hai vẫn thuộc Liên Xô, và kéo dài tới tháng 5/1994, sau khi Liên Xô tan rã.
Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi gửi quân giúp Azerbaijan
Armenia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ điều 4.000 phiến quân Syria hỗ trợ Azerbaijan trong cuộc xung đột ở vùng Nagorno-Karabakh, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toghanyan hôm nay cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai 4.000 tay súng phiến quân và chuyên gia quân sự từ bắc Syria đến chiến đấu tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, thêm rằng Ankara đã cung cấp nhiều máy bay không người lái (UAV) cho Baku.
Hikmat Hajiyev, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, bác bỏ thông tin này. "Lực lượng vũ trang của chúng tôi có thừa đủ nhân lực và quân dự bị", ông nói. Azerbaijan hôm nay đã ban bố tình trạng thiết quân luật và huy động một phần lực lượng dự bị.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan Vagif Dargyahly cũng cáo buộc Armenia "đang sử dụng lực lượng đánh thuê từ Syria và một số quốc gia Trung Đông", thêm rằng điều này giúp "che giấu con số thương vong thực tế trong các trận đánh".
Tuy nhiên, quan chức Armenia và Azerbaijan đều không đưa ra được bằng chứng ủng hộ những phát biểu của mình.
Quân đội Azerbaijan pháo kích vị trí Armenia tại Nagorno-Karabakh hôm 28/9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Azerbaijan.
Ankara chưa bình luận về cáo buộc. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ngày 27/9 cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ tiếp tục đứng về phía những người anh em ở Azerbaijan như từng làm" trong xung đột với Armenia.
Hai tay súng Syria giấu tên thuộc nhóm phiến quân Ahrar al-Sham và Jaish al-Nukhba được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tuần trước cho biết họ sẽ được triển khai đến Azerbaijan theo chỉ đạo từ Ankara. Mỗi người được trả khoảng 1.500 USD/tháng để bảo vệ cơ sở hạ tầng, nhưng không trực tiếp tham chiến.
Quân đội Armenia và Azerbaijan ngày 27/9 bất ngờ đụng độ dữ dội, khi hai bên cáo buộc nhau tấn công trước vào các mục tiêu ở vùng Nagorno-Karabakh. Các cuộc không kích và pháo kích của hai bên sau đó gây nhiều thiệt hại cho đối phương, với hàng loạt xe tăng, thiết giáp, tổ hợp phòng không bị phá hủy, nhiều dân thường thương vong.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo đã tiêu diệt 550 binh sĩ, 22 thiết giáp, 15 tổ hợp phòng không 9K33 Osa, 18 UAV, 8 trận địa pháo và ba kho đạn của Armenia. Armenia bác thông tin này, đồng thời cho biết Azerbaijan mất khoảng 200 binh sĩ và 30 tăng thiết giáp. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia nói 16 binh sĩ nước này thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
Giới chuyên gia nhận định đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tuần trước ác liệt hơn hồi tháng 7 do cả hai nước đã đưa nhiều khí tài hạng nặng ra khu vực giao tranh. Đụng độ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua bày tỏ "quan ngại sâu sắc", đề nghị Armenia và Azerbaijan "làm mọi điều có thể để ngăn xung đột tiếp tục leo thang và chấm dứt thái độ thù địch".
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói đang xem xét tình hình xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh, bày tỏ mong muốn Armenia và Azerbaijan chấm dứt giao tranh.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số tại Azerbaijan và luôn tìm cách ly khai để sáp nhập vào Armenia. Tranh chấp chủ quyền tồn tại nhiều năm lên tới đỉnh điểm khi Azerbaijan và Armenia xung đột vũ trang vào tháng 2/1988, thời điểm cả hai vẫn thuộc Liên Xô, và kéo dài tới tháng 5/1994, sau khi Liên Xô tan rã.
Ai châm ngòi cuộc chiến tranh mới ở Kavkaz? Các nỗ lực ngoại giao đang chạy đua hết tốc lực với tình hình chiến sự ở vùng Nagorno-Karabakh. Liệu Nga có thể giúp chặn đứng một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan? Một người lính Armenia ở Martakert, Nagorno-Karabakh, năm 2016 - Ảnh: AAP Theo báo Góc nhìn của Nga, tình hình chiến sự ở vùng Nagorno-Karabakh hiện tại...