Argentina phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2
Ngày 16/1, Bộ Khoa học và Công nghệ Argentina thông báo nước này vừa phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là một công dân Argentina sinh sống ở London và vừa trở về nước hồi cuối tháng 12/2020.
Nhà khoa học nghiên cứu thuốc bào chế từ huyết thanh ngựa để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Công ty công nghệ sinh học Inmunova, Argentina. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires dẫn thông báo chính thức cho biết, người đàn ông này gần đây cũng đã đi qua Áo và Đức trong thời gian sinh sống ở châu Âu và khi từ Frankfurt (Đức) nhập cảnh vào Argentina không có bất kỳ triệu chứng nào, song xét nghiệm sau đó cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện người này được cách ly tại nhà ở Buenos Aires.
Cùng ngày, chuyến chuyên cơ thứ hai vận chuyển 300.000 liều vaccine Sputnik V ngừa bệnh COVID-19 từ Moskva (Nga) đã về tới Buenos Aires để tiếp tục cung cấp cho chương trình tiêm chủng mà Chính phủ Argentina đang tiến hành. Argentina bắt đầu kế hoạch tiêm chủng hồi cuối tháng 12/2020 và đến nay đã có hơn 200.000 người được tiêm vaccine Sputnik V, trong đó chủ yếu là các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu. Lô vaccine thứ hai này dự kiến sẽ được sử dụng cho các đối tượng có bệnh nền và những người làm việc trong ngành giáo dục.
Video đang HOT
Ngoài Sputnik V, Chính phủ Argentina cũng đã cấp phép sử dụng các loại vaccine của tập đoàn Pfizer-BioNTech và của công ty dược AstraZeneca/Đại học Oxford, đồng thời dự kiến sẽ mua khoảng 51 triệu liều. Theo thống kê chính thức, đến nay Argentina đã ghi nhận hơn 1,78 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 45.227 trường hợp tử vong.
Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Nga tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vì các thành viên còn lại của thỏa thuận không cam kết ngừng chia sẻ thông tin với Mỹ.
"Do thiếu tiến bộ trong tiến trình tháo gỡ những trở ngại nhằm duy trì hiệp ước trong các điều kiện mới, Bộ Ngoại giao Nga được phép thông báo bắt đầu các thủ tục rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở", thông cáo đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Nga ngày 15/1 cho biết.
Quyết định này của Nga khởi động quá trình 6 tháng để chấm dứt một thỏa thuận quốc tế quan trọng vốn được xây dựng nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự.
Hiệp ước Bầu trời mở được 35 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ, ký năm 1992 và có hiệu lực năm 2002. Theo hiệp ước, các nước thành viên được tiến hành bay giám sát trên không phận của nhau nhưng phải thông báo trước 72 tiếng để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/11/2020 thông báo rút khỏi hiệp ước sau khi cáo buộc Moskva liên tục vi phạm thỏa thuận như ngăn cản chuyến bay của Washington trên không phận Gruzia và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Mỹ cũng cho rằng Nga lợi dụng những chuyến bay theo điều khoản hiệp ước để xác định cơ sở hạ tầng trọng yếu, xây dựng kịch bản tấn công khi nổ ra chiến tranh.
Một quan chức giấu tên của Nga hôm nay cho hay sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Moskva đã tìm cách kêu gọi 33 nước còn lại cam kết không chia sẻ cho Mỹ dữ liệu tình báo từ các chuyến bay, nhưng không nhận được câu trả lời.
Máy bay Tu-214ON được Nga dùng cho các chuyến bay trong khuôn khổ hiệp ước. Ảnh: Wikipedia .
Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí và an ninh quốc phòng tại Áo cuối năm 2020, từng cáo buộc Washington đang "chơi trò lừa lọc" và cho rằng Mỹ yêu cầu các đồng minh châu Âu tham gia hiệp ước để có thể nhận thêm dữ liệu trinh sát từ các chuyến bay trên bầu trời Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko từng khẳng định nước này không vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở và "không có gì ngăn cản đối thoại giải quyết những vấn đề kỹ thuật mà phía Mỹ gọi là hành động vi phạm thỏa thuận". Quan chức Nga gọi hiệp ước là "một trong những cột trụ an ninh của châu Âu".
Các thành viên NATO và một số nước Đông Âu cũng nhiều lần hối thúc Mỹ duy trì thỏa thuận do lo ngại Nga sẽ rút khỏi hiệp ước để đáp trả, gây suy yếu an ninh trong khu vực.
Thủ tướng Anh gây chú ý khi đeo cà vạt hình cá phát biểu về Brexit Trong bài phát biểu mới nhất về thỏa thuận Brexit, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lựa chọn một chiếc cà vạt có liên quan đến ngành đánh bắt cá. Đêm Giáng sinh (24/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson tổ chức họp báo để bình luận về thỏa thuận thương mại Brexit vừa đạt được. Ông đeo một chiếc cà vạt có họa...