Apple xin lỗi về sự cố FaceTime, hứa khắc phục trong tuần tới
Apple vừa lên tiếng xin lỗi vì lỗi phát sinh với tính năng “Group FaceTime” (gọi video nhóm trên FaceTime) và hứa sẽ phát hành bản vá trong tuần tới.
Theo PhoneArena, đầu tuần này, một lỗi trên FaceTime được phát hiện cho phép người dùng sử dụng tính năng gọi video nhóm có thể nhìn thấy hình ảnh và nghe âm thanh từ phía người nhận cuộc gọi ngay cả khi họ chưa bắt máy. Nói cách khác, lỗi này cho phép người dùng iPhone bí mật nghe các cuộc trò chuyện riêng tư từ những người dùng iPhone khác mà không cần sự đồng ý của họ. Apple đã nhanh chóng vô hiệu hóa tính năng “ Group FaceTime” và hứa hẹn rằng bản cập nhật sẽ có mặt trong tuần này.
Apple đã đưa ra lời xin lỗi và lưu ý rằng vấn đề đã được giải quyết trên các máy chủ của công ty. Song song đó, công ty cho biết họ sẽ bắt đầu phát hành bản cập nhật sửa lỗi trong tuần tới và sẽ kích hoạt lại tính năng “Group FaceTime” trên các mẫu iPhone tương thích.
Tuyên bố cũng ghi nhận công lao của Grant Thompson 14 tuổi và mẹ Michele vì đã phát hiện ra vấn đề và báo cáo với họ. Vào thời điểm đó, bà Thompson không chắc chắn liệu Apple có phải lần đầu nghe nói về lỗi này từ họ hay không.
Dưới đây là lời xin lỗi được Apple gửi đến cộng đồng người dùng:
“Chúng tôi đã sửa lỗi bảo mật Group FaceTime trên các máy chủ của Apple và sẽ phát hành bản cập nhật phần mềm để khắc phục cho người dùng trong tuần tới. Chúng tôi cảm ơn gia đình Thompson đã báo cáo lỗi. Chúng tôi xin lỗi chân thành đến những khách hàng bị ảnh hưởng và tất cả những người quan tâm đến vấn đề bảo mật này. Chúng tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn của mọi người khi chúng tôi hoàn thành quá trình này.
Video đang HOT
Chúng tôi muốn đảm bảo với khách hàng của mình rằng ngay khi đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi nhận thức được các chi tiết cần thiết có thể dẫn đến phát sinh lỗi, họ đã nhanh chóng vô hiệu hóa Group FaceTime và bắt đầu khắc phục. Chúng tôi cam kết cải thiện quy trình để nhận các báo cáo lỗi một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi bảo mật an toàn cho các sản phẩm của mình và chúng tôi cam kết tiếp tục kiếm được sự tin tưởng của khách hàng đối với Apple”.
Theo vnreview
Hiệp hội Internet Việt Nam: Ảnh hưởng từ sự cố cáp Liên Á đến người dùng không lớn
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình, lần cáp Liên Á gặp sự cố này tuy có ảnh hưởng đến tốc độ truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế, nhưng chưa phải vấn đề lớn.
Các ISP đều đang tích cực bù đắp phần băng thông thiếu hụt.
Theo ông Vũ Thế Bình, thông thường các sự cố liên quan đến cáp biển nhanh thì dưới 1 tuần, không thì vài ba tuần mới có thể được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn kênh truyền
Ngày 12/1/2019, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã cho biết, theo thông tin từ Ban quản trị các tuyển cáp biển quốc tế, sáng ngày 10/1, tuyến cáp quang biển Liên Á - IA đã gặp sự cố lần đầu tiên trong năm nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định do lỗi nguồn cấp cho thiết bị tại trạm cập bờ của tuyến cáp ở Singapore.
ICTnews đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam về mức độ ảnh hưởng của sự cố lần này đến các ISP, người dùng dịch vụ Internet Việt Nam cũng như dự kiến về thời gian xử lý, khắc phục sự cố:
Ở góc độ của Hiệp hội Internet Việt Nam, ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của sự cố này với các ISP, người dùng dịch vụ Internet tại Việt Nam?
Chắc chắn khi một trong những tuyến cáp biển từ Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố, thì Internet Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc tỷ trọng dung lượng của tuyến cáp đó trên tổng dung lượng các hướng quốc tế, và với từng ISP thì phụ thuộc tỷ lệ sử dụng tuyến cáp đó, và thời lượng cần thiết để phục hồi, ứng cứu sau sự cố.
Hiện nay, đa số người dùng Internet có sử dụng 3G/4G với smartphone, online nhiều, nên khi có sự cố cáp biển thì nhiều nhóm người dùng sẽ cảm nhận được ngay về tốc độ truy cập và băng thông có suy giảm. Chí ít có thể cảm nhận vài trang web quốc tế hoặc một hai ứng dụng thấy "chập chờn", và có tính thời điểm.
Lần tuyến cáp quang biển Liên Á gặp sự cố vừa qua theo quan sát của chúng tôi thì có ảnh hưởng đến tốc độ truy cập Internet, nhưng chưa phải vấn đề lớn và các ISP liên quan đã và đang tích cực bù đắp phần băng thông thiếu hụt qua hướng đất liền và các hướng cáp biển còn lại.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.
Hồi cuối năm 2017 đầu 2018, ông cho biết tuyến cáp IA cùng với AAG đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng dung lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế lớn. Đến nay, vai trò của 2 tuyến cáp biển này với kết nối Internet Việt Nam ra toàn cầu đã có thay đổi gì chưa, thưa ông?
Thực tế, trong 2 năm trở lại đây, dung lượng Internet Việt Nam đã được bổ sung thêm qua các tuyến cáp mới là APG (đầu năm 2017) và AAE-1 (đầu năm 2018) nên về lý thuyết tỷ trọng dung lượng qua TGN-IA, AAG giảm đi và Internet Việt Nam sẽ ảnh hưởng ít hơn trước khi có một trong những tuyến cáp quốc tế bị sự cố.
Tuy nhiên, như chúng ta đã trải nghiệm, khi một tuyến cáp bị sự cố, thì người dùng sẽ cảm nhận được sự sụt giảm về chất lượng trong một vài ngày đầu, khi các ISP cần thời gian để phân bổ lại lưu lượng qua các hướng khác, và cũng cần thời gian để tối ưu các hướng. Việc này cũng như phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường vậy, không thể ngay lập tức mọi thứ ổn thỏa ngay.
Hiện lịch khắc phục xong sự cố của cáp Liên Á vẫn chưa có. Song từ kinh nghiệm của mình, xin ông cho biết thường sẽ mất bao lâu để có thể khắc phục xong lỗi cấp nguồn trên tuyến cáp này?
Thông thường các sự cố liên quan đến cáp biển nhanh thì dưới 1 tuần, không thì vài ba tuần. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng trong 2-3 ngày đầu, các ISP sẽ khắc phục dần qua các hướng khác và tối ưu hệ thống, và phần lớn người dùng Internet sẽ cảm thấy sử dụng như bình thường sau 3-4 ngày.
Xin cảm ơn ông!
Liên quan đến việc đảm tính ổn định, an toàn của mạng Internet Việt Nam, thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC cho hay, trong năm ngoái, hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia VNIXX đã được nâng cấp, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính ổn định, an toàn, an ninh và tăng cường khả năng dự phòng cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong các sự cố đứt kết nối với các kênh quốc tế, qua đó nhằm hỗ trợ tốt cho các ISP tham gia kết nối. Hiện có tống số 20 ISP đang kết nối tới các điểm của VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, với tổng băng thông kết nối 269 Gbps, trong đó nhiều doanh nghiệp kết nối dung lượng lớn như CMCTi (51 GB); VNPTNet (50GB), Viettel (42GB).
Theo ITC news
Phát hiện chiến dịch tấn công APT vào các ngân hàng, hạ tầng quan trọng Trong thời gian giáp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) ghi nhận chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của hacker với mục đích chính là đánh cắp thông tin quan trọng của ngân hàng, các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Chiều tối nay, ngày 31/1/2019, Trung tâm...