Apple vi phạm 3 bằng sáng chế của Qualcomm trên iPhone
Sau phiên tòa kéo dài 2 tuần, một bồi thẩm đoàn đã xác định rằng Apple đã vi phạm ba bằng sáng chế của Qualcomm trong một số mẫu iPhone.
Apple đã phải chịu án phạt với số tiền theo mong muốn của Qualcomm – Ảnh: AFP
Theo Engadget, bồi thẩm đoàn đã ra phán quyết yêu cầu Apple trả Qualcomm số tiền 31 triệu USD vì hành vi vi phạm, tức toàn bộ số tiền mà Qualcomm đang muốn có. Về phía Apple, công ty đã giành được phán quyết nhằm hạn chế khoản thanh toán tiềm năng.
Qualcomm đã đệ đơn kiện về vấn đề này vào năm 2017. Các bằng sáng chế liên quan đến việc cho phép điện thoại nhanh chóng kết nối với internet sau khi chúng được bật; hiệu quả pin và xử lý đồ họa; cùng chức năng quản lý lưu lượng cho phép các ứng dụng tải dữ liệu nhanh hơn.
Apple lập luận một kỹ sư tên Arjuna Siva đã có những đóng góp quan trọng cho công nghệ khởi động khi làm việc cho công ty và đáng lẽ phải được đặt tên theo bằng sáng chế đó. Tuy nhiên, Siva (hiện là nhân viên của Google) cuối cùng đã chọn không làm chứng tại phiên tòa tại San Diego và bồi thẩm đoàn đã bác bỏ lập luận của Apple.
Apple cũng tuyên bố vụ kiện trên thực tế là một hành động trả đũa của Qualcomm đối với việc Apple bổ sung Intel làm nhà cung cấp chip modem khác vào năm 2016. Qualcomm đã là nhà cung cấp độc quyền của Apple từ năm 2011, nhưng hiện tại Intel đã thay thế công ty ở San Diego trong các mẫu iPhone hiện đại.
Phán quyết được ban hành không liên quan đến cuộc chiến pháp lý lớn hơn giữa hai công ty về các khoản thanh toán tiền bản quyền. Một phiên xét xử liên quan đến vụ kiện đã được lên kế hoạch vào tháng tới với án phạt có thể lên đến hàng tỉ USD. Ngoài ra còn có vụ kiện khác diễn ra vào tháng 1 vừa qua và đang chờ xử lý. Apple, Intel và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã cáo buộc Qualcomm có hành vi độc quyền về modem trong điện thoại.
Cuộc tranh cãi giữa Qualcomm và Apple cũng diễn ra ở các quốc gia khác. Qualcomm đã giành được một lệnh cấm đối với iPhone của Apple tại Đức vào tháng 12 năm ngoái, nơi đã cấm bán một số iPhone cũ hơn ở nước này. Apple sau đó đã bắt đầu bán iPhone 7 và 8 trở lại tại Đức sau khi đổi modem Intel sang của Qualcomm.
Theo thanh niên
Tại sao Apple, Qualcomm đem nhau ra tòa chỉ vì 31 triệu USD?
Con số 31 triệu USD mang ý nghĩa danh dự cho cả 2 bên. Ngoài ra, nó còn là kết quả của màn khởi đầu trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Apple và Qualcomm.
Trong suốt 2 tuần qua, hai gã khổng lồ công nghệ Qualcomm và Apple đã "chiến đấu" với nhau tại tòa án San Diego về những công nghệ cơ bản nhất bên trong trái tim chiếc smartphone. Vào ngày 15/3, thẩm phán ra quyết định Apple vi phạm cả 3 bằng sáng chế được đưa ra tranh chấp.
Video đang HOT
Trước đó, Qualcomm cáo buộc Apple đã sử dụng 3 bằng sáng chế của hãng trên một vài phiên bản iPhone mà chưa được cấp phép. Chúng bao gồm bằng sáng chế về cách smartphone nhanh chóng kết nối với Internet khi thiết bị được khởi động; xử lý hình ảnh và thời lượng pin; cách các ứng dụng hoán đổi việc tải xuống giữa bộ xử lý ứng dụng và modem.
Những bằng sáng chế mà Apple, Qualcomm tranh chấp liên quan nhiều đến cách kết nối Internet và xử lý pin, những tính năng cơ bản trên smartphone.
Thẩm phán của vụ tranh chấp đã ra phán quyết Apple phải trả cho Qualcomm 31 triệu USD tiền bồi thường, tương đương 1,41 USD cho mỗi chiếc iPhone vi phạm bằng sáng chế. Con số đó chỉ là "muối bỏ bể" đối với Apple - công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị nghìn tỷ đô hồi năm ngoái - nhưng rõ ràng, thắng lợi của Qualcomm còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế.
Phiên tòa lần này là một phần của cuộc chiến pháp lý lớn hơn diễn ra từ hai năm trước. Cao trào của cuộc đụng độ giữa hai gã khổng lồ này sẽ diễn ra vào tháng tới, khi họ sẽ lại gặp nhau tại tòa án San Diego để tranh chấp tiền bản quyền sáng chế. Đó chắc chắn sẽ là một cuộc chiến không khoan nhượng.
Nhưng trước khi cuộc chiến đó diễn ra, đây là bốn điểm nhấn rút ra được từ cuộc đối đầu vừa mới kết thúc của Apple và Qualcomm.
Tranh cãi vì một nhân viên của Google
Phần lớn phiên tòa xoay quanh một anh chàng hiện không làm việc cho cả Apple lẫn Qualcomm: Arjuna Siva.
Hiện là một kỹ sư của Google, Siva từng là thành viên của một nhóm thuộc Apple đã làm việc để đưa chip Qualcomm vào iPhone trong năm 2010. Trong thời gian đó, Apple lập luận Siva đã có những đóng góp quan trọng cho công nghệ khởi động đang được đưa ra tranh chấp.
Apple cho rằng Siva nên được coi là nhà đồng phát minh cho bằng sáng chế công nghệ này. Theo đó, nó sẽ không được coi là một bằng sáng chế hợp lệ vì không ghi nhận đầy đủ tất cả các nhà phát minh. Đây là luận điểm then chốt, vì bạn không thể vi phạm một bằng sáng chế không hợp lệ.
Siva đã quyết định không tự ghi nhận công lao của mình đối với bằng sáng chế trong phiên lấy lời khai của anh, vốn đã bất ngờ bị hủy bỏ và lên lịch lại chỉ trong vài ngày. Nhưng anh có gọi một vài yếu tố của công nghệ "là ý tưởng của tôi", và cũng cho biết anh chưa đọc bằng sáng chế này.
Mục đích chiến thắng của Qualcomm không phải là khoản tiền phạt 31 triệu USD, mà là khẳng định vị trí trong làng di động để các hãng khác cũng phải kiêng dè.
Qualcomm đã rất nhanh chóng vin vào lời nói đó của Siva. Trong phiên tranh luận, luật sư của hãng đã đưa ra một đơn xin cấp bằng sáng chế mà các nhà phát minh đã ký tên. Đơn này có ghi rõ rằng mọi nhà phát minh phải đọc kỹ đơn trước khi đặt bút ký. Và vì Siva chưa hề đọc nó, anh không thể nào ký nó được.
Apple bác bỏ lập luận này, cho rằng nếu Siva không hề hay biết về đơn xin cấp bằng sáng chế vào thời điểm đó thì không thể đọc và ký tên được.
Cuối cùng, thẩm phán bác bỏ lập luận của Apple, quyết định Siva không phải nhà đồng phát minh của công nghệ này.
Apple cáo buộc Qualcomm 'làm lung lạc' nhân chứng
Các tình tiết xung quanh lời khai của Siva chính là nguồn tranh cãi lớn nhất của vụ việc này.
Màn kịch bắt đầu khi cố vấn Apple Juanita Brooks cho biết Siva, một nhân chứng quan trọng của Táo khuyết không còn có ý định ra làm chứng. Sự thay đổi quyết định của Siva diễn ra sau khi luật sư mới của anh, Matt Warren, khuyên anh không nên xuất hiện trừ khi nhận được trát hầu tòa.
Brooks đã cáo buộc Qualcomm "làm lung lạc" nhân chứng. Brooks chỉ ra rằng Warren trước đây là luật sư cố vấn của Quinn Emanuel, công ty đại diện cho Qualcomm. David Nelson, luật sư trướng của Qualcomm, cho rằng cáo buộc này là "nực cười" và kịch liệt phủ nhận. Thẩm phán Dana Sabraw, người chủ trì vụ án, cũng khẳng định "không có bằng chứng" cho cáo buộc này.
Cuối cùng, Siva vẫn đứng ra làm chứng, nhưng hai bên vẫn tiếp tục tranh cãi về cáo buộc này cho đến ngày xét xử cuối cùng. Hồi đầu tuần, Brooks tuyên bố "Apple có lý do chính đáng để lo ngại rằng lời khai của ông Siva đã bị tác động". Tuy nhiên, Sabraw cho biết những lời bóng gió này hướng về phía Qualcomm và Quinn Emanuel là "ấu trĩ".
Apple khẳng định tranh chấp này không phải là vì bằng sáng chế
Tất nhiên, đây là một phiên tòa xét xử bằng sáng chế, nhưng Apple khẳng định đó không phải lý do Qualcomm đâm đơn kiện. Thay vào đó, Brooks cho rằng quyết định của Qualcomm bắt nguồn từ việc nhà sản xuất chip này cảm thấy giận dữ sau khi Apple bắt đầu sử dụng chip của Intel trên iPhone từ năm 2016. Trước đó, Apple và Qualcomm đã có mối quan hệ đối tác độc quyền từ năm 2011.
Để chứng minh luận điểm, Apple đã trình chiếu một slide có tiêu đề "Mục đích thực sự đằng sau vụ kiện này", tổng hợp lại mối quan hệ giữa hai công ty. Brooks nói rằng Apple đã mua tất cả chip do động của mình từ Qualcomm, trong khi Qualcomm thì cung cấp cho toàn bộ ngành công nghiệp.
"Chúng tôi cũng nên có quyền 'hẹn hò' với người khác", bà Brooks nói.
Những hệ lụy từ phán quyết của tòa có thể khiến iPhone bị cấm bán, điều đã xảy ra ở một số quốc gia.
Nelson, tất nhiên, bác bỏ tuyên bố này, khẳng định vụ kiện "không liên quan gì đến điều đó".
Apple đã đưa Intel trở thành nhà cung cấp thứ hai đối với một vài mẫu iPhone 7 và 7 Plus. Kể từ đó, Intel đã thay thế hoàn toàn Qualcomm trong vai trò cung cấp chip cho iPhone.
Cuộc vui còn ở phía trước
Phiên tòa lần này đã kết thúc, nhưng cuộc chiến pháp lý giữa Qualcomm và Apple thì chưa. "Cuộc vui" đang đón chờ chúng ta vào tháng sau, khi Apple và Qualcomm gặp nhau tại San Diego để tranh chấp tiền bản quyền sáng chế.
Apple cho rằng Qualcomm nên tính phí bản quyền dựa trên giá trị của con chip, chứ không phải toàn bộ chiếc iPhone, và họ "không phải trả tiền cho những đột phá công nghệ không liên quan đến họ". Qualcomm thì khẳng định Apple sẽ không có iPhone nếu không có công nghệ của hãng. Phiên tòa này dự kiến sẽ có giá trị lên tới nhiều tỷ USD.
Phán quyết của tòa án lần này sẽ có ảnh hưởng tới những phiên tòa tranh chấp tiếp theo giữa hai gã khổng lồ công nghệ.
Phiên tòa bằng sáng chế mới đây có thể không phải là lớn, nhưng không có nghĩa là nó không quan trọng. Đối với Qualcomm, giành chiến thắng trên mọi mặt trận là điều cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của hãng, báo hiệu cho các đối thủ và đối tác rằng họ mới chính là nhà tiên phong trong mảng di động. Đây cũng là bước chạy đà hoàn hảo cho phiên tòa quyết định của Qualcomm trong tháng tới.
Đối với Apple, phiên tòa này giống như một "màn khởi động" trước khi bước vào cuộc chiến chính thức, giúp hãng có thể thử khả năng phòng ngự của mình trước thẩm phán và bồi thẩm đoàn trong một môi trường tồn tại ít rủi ro.
Theo Zing
Qualcomm đòi Apple trả 31 triệu USD vi phạm bằng sáng chế Qualcomm tuần trước đã đề nghị tòa án ở San Diego (Mỹ) buộc Apple phải trả 31 triệu USD tiền bồi thường cho các vi phạm bằng sáng chế, được cho là tương đương với 22 triệu iPhone vi phạm. Qualcomm tuần trước đã đề nghị tòa án ở San Diego (Mỹ) ra phán quyết buộc Apple phải trả 31 triệu USD tiền...