Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu
Hãng sản xuất iPhone vẫn đứng đầu danh sách các thương hiệu giá trị nhất, nhưng một số đối thủ công nghệ khác dường như vẫn đang ráo riết đuổi theo với tốc độ nhanh hơn.
Theo báo cáo mới nhất từ trang BrandZ của hãng Millward Brown Optimor chuyên phân tích và xếp hạng các thương hiệu trên thế giới, giá trị thương hiệu “Quả táo cắn dở” năm nay đã tăng lên 185 tỷ USD so với 183 tỷ USD của năm ngoái. Dựa trên dữ liệu tài chính và quan điểm của những khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng hiện tại, Apple vẫn đứng đầu danh sách những thương hiệu đáng giá nhất trên toàn cầu dù tình hình cổ phiếu của hãng này không mấy khả quan trong nhiều tháng qua.
Danh sách 10 thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới năm 2013. Nguồn: Millward Brown Optimor
Video đang HOT
Nick Cooper, Giám đốc quản lý của Millward Brown Optimor, cho biết mặc dù trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh cùng với nhiều thách thức hơn, Apple vẫn có thể duy trì vị trí ngôi đầu bảng và chứng minh giá trị mà một thương hiệu mạnh có thể mang lại cho doanh nghiệp. Cooper nhận xét rằng, người dùng vẫn yêu mến một thương hiệu mà không cần biết đến giá cổ phiếu của nó.
Giá trị của Apple chỉ tăng 1% so với năm ngoái, trong khi năm 2012 đã tăng 19% còn năm 2011 nhảy vọt đến 84%. Trong khi đó, một vài đối thủ khác trong ngành công nghệ đã vượt xa Apple về tỉ lệ tăng trưởng trong năm nay.
Vị trí thứ hai trong danh sách này thuộc về Google với 113 tỷ USD, tăng 5% so với năm trước. Thương hiệu IBM đứng thứ ba với 112 tỷ USD nhưng lại giảm 3% so với năm trước. Hãng phần mềm khổng lồ Microsoft đã để mất 9% giá trị thương hiệu trong năm nay và đứng vị trí thứ 7, còn trang mạng xã hội Facebook đứng vị trí 31 và giảm 36%.
Đối thủ chính của Apple là hãng công nghệ Samsung của Hàn Quốc xếp thứ 30 trong danh sách này, đạt giá trị 21 tỷ USD nhưng lại nhảy vọt đến 51% so với năm 2012.
Hiện đang đứng đầu trong thị trường smartphone, Samsung đã dốc hết sức để đẩy mạnh giá trị thương hiệu của họ bằng cách cân bằng giữa sự sáng tạo và tỉ lệ tăng trưởng thị phần. Hãng này đã phải chi hơn 1,6 tỷ USD cho chiến lược quảng cáo trong năm qua.
Theo VNE
Google phải cho Apple xem mã nguồn Android
Thẩm phán Paul Grewal thuộc toà án San Jose, California (Mỹ) cho biết hãng tìm kiếm phải "tạo điều kiện và đưa ra danh sách những người phụ trách để giúp Apple tìm kiếm thông tin phục vụ cho vụ kiện".
Về phần mình, Apple cũng tuyên bố việc được xem mã nguồn Android không nhằm mục đích gì khác ngoài phục vụ cho vụ kiện đồng thời họ cũng không phản đối gì nếu Google từ chối yêu cầu này. Sau khi tìm được các thông tin hữu ích, hãng sản xuất iPhone, iPad sẽ không yêu cầu Google cho xem thêm bất kỳ văn bản nào liên quan đến sản phẩm hoàn chỉnh nữa mà sẽ tìm cách khác để có dữ kiện đầy đủ nhằm chống lại Samsung.
Google lo sợ Apple sẽ tìm thấy một số thông tin quan trọng về sản phẩm của mình sau khi xem các văn bản về mã nguồn Android. Ảnh: Latinopost.
Trước đó, luật sư Google kiêm đại diện Samsung phản đối trước toà rằng Android chỉ liên quan gián tiếp đến vụ kiện. Đồng thời, hãng tìm kiếm cũng tỏ ra lo ngại về việc Apple sẽ "lục loi" những thứ nằm ngoài vụ kiện có trong văn bản của mình rồi sẽ nảy ra được "một số ý tưởng mà trước đây họ chưa từng nghĩ ra".
Vụ kiện lần này bắt đầu từ tháng 2/2012 và diễn ra độc lập với vụ Samsung phải trả 1 tỷ USD cho Apple. Trước toà án San Jose, Apple đã "nổ phát súng đầu tiên" bằng việc kiện hàng loạt smartphone của đối thủ vi phạm bằng sáng chế. Hãng sản xuất Hàn Quốc đã trả đũa lại bằng các kiện iPhone, iPad vi phạm bản quyền của mình, trong đó có cả iPhone 5 mới nhất. Đến tháng 11, Apple lại bổ sung Galaxy S III vào danh sách khiếu nại đồng thời "mời" cả Google vào cuộc chiến bằng cách kiện thêm Android Jelly Bean.
Theo VNE
Apple 'đòi' Google cho xem mã nguồn Android để kiện Samsung Hãng sản xuất iPhone, iPad cho biết họ làm vậy là bởi hầu hết các smartphone vi phạm bản quyền của Samsung đều chạy trên hệ điều hành di động của Google. Bên cạnh đó, luật sư của Apple cho biết Google có thể không tìm kiếm mọi thông tin theo yêu cầu nên muốn toà án buộc hãng tìm kiếm phải đưa...