Apple vẫn bị kiện vì tính năng có trên iPhone cách đây đã … 13 năm
Một tổ chức khẳng định rằng họ sở hữu 2 bằng sáng chế dành cho một tính năng tương tự “ Trượt để mở khóa” được cấp vào năm 2001, và một bằng khác vào năm 2010. Điều này khiến Apple gặp rắc rối.
“Slide to unlock” (tạm dịch: “Trượt để mở khóa”) là tính năng đã có mặt trên bản iOS đầu tiên, cũng như chiếc iPhone đầu tiên được cố CEO Steve Jobs giới thiệu vào năm 2007.
Có thể nói rằng tính năng “xưa như Trái Đất” này đã quá quen thuộc với người dùng iPhone, và gắn liền với họ trong hàng thập kỷ, từ những bản iOS 1, cho tới iOS 9. Nó thậm chí được mang lên một số smartphone Android, nhưng ngay sau đó các nhà sản xuất đã phải thay đổi do vấn đề bản quyền.
Cách đây khoảng 3 năm, Apple thậm chí đã thôi sử dụng kiểu giao diện này để chuyển sang thao tác cử chỉ “vuốt lên” trên iPhone X. Thế nhưng giờ đây chính họ vẫn đang phải tự bảo vệ mình trước các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của người khác.
Zeroclick – một “patent troll” (tạm dịch: Cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế) đã kiên trì theo đuổi vụ kiện tính năng “Slide to unlock” từ năm 2015 tới nay, dù liên tiếp bị xử thua.
Bằng sáng chế “trượt để mở khóa” của Apple
Nếu như bạn chưa biết, thì “patent troll” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hành vi một công ty sử dụng việc khiếu nại vi phạm bằng sáng chế để thu được phí vi phạm bản quyền hoặc để triệt hạ các đối thủ cạnh tranh. Thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng để miêu tả các hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng bằng sáng chế và toà án để kiếm tiền.
Video đang HOT
Mặc dù “patent troll” không phải là một hành vi bất hợp pháp, tuy nhiên công ty thực hiện hành vi “patent troll” chỉ đi khiếu nại vi phạm bằng sáng chế mà không có bất cứ ý định phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nào.
Kết quả từ các mối đe doạ vi phạm bằng sáng chế và nhu cầu cấp giấy phép đã khiến các công ty tiêu tốn nhiều tiền để giải quyết các khiếu nại này mà không tạo ra bất cử lợi ích công cộng nào.
Trở lại câu chuyện của Zeroclick, khi nhóm người này lên tiếng khẳng định rằng họ sở hữu 2 bằng sáng chế dành cho một tính năng tương tự “Trượt để mở khóa” được cấp vào năm 2001, và một bằng khác vào năm 2010.
Căn cứ vào đó, nhóm Zeroclick công khai kiện Apple lên tòa án, nhằm tìm kiếm một khoản bồi thường hậu hĩnh chứ không ngoài một mục đích nào khác.
Theo thông tin từ trang Patently Apple, “gã khổng lồ Curpetino” vừa mới thắng kiện tuần trước, nhưng chỉ trên phương diện kỹ thuật. Trong đó, đã liên tiếp có một vài tranh cãi pháp lý về việc ai là người sở hữu các bằng sáng chế khi chúng được chuyển giao qua lại.
Điều này có thể khiến Apple tiếp tục gặp phải những rắc rối trong tương lai, khi mà các “patent troll” không đời nào chịu buông tha cho gã khổng lồ công nghệ. Dù vậy, Apple vẫn đang gửi đơn yêu cầu toà án xác định cả 2 bằng sáng chế của Zeroclick là không hợp lệ, nhằm tránh những hệ lụy về sau.
Trong quá khứ, Apple từng cáo buộc HTC vi phạm bản quyền đối với tính năng “Slide to unlock”. Tuy nhiên, hãng smartphone Đài Loan cho rằng tính năng này quá đơn giản để được cấp bằng sáng chế. Lần đó, Apple đã thua kiện và buộc phải chuyển sang nhắm vào Samsung.
Apple bị kiện với lý do kỳ quặc
Một người dùng đã kiện Apple vì sử dụng 'tính năng đặc biệt' trên chiếc iPhone của anh để phát triển tính năng mới cho iOS.
Raevon Terrell Parker chính là người đàn ông kiện Apple với lý do trên. Theo AppleInsider, đơn kiện được nộp vào ngày 1/6 tại Tòa án Đông Missouri (Mỹ) với cáo buộc Apple giữ lại chiếc iPhone của Parker khi nó được sửa tại một Apple Store vào tháng 10/2018.
Lý do nộp đơn kiện theo lời kể của Parker. Ảnh: AppleInsider.
Parker đến Apple Store Saint Louis Galleria để sửa chiếc iPhone 7 bị lỗi. Dù nó đã được sửa, Parker nói rằng nhân viên cửa hàng đã "giữ lại sản phẩm bằng cách lừa dối nguyên đơn về việc chiếc điện thoại ấy có một tính năng mới lần đầu xuất hiện" bằng cách đề nghị đổi một chiếc iPhone mới cho anh.
Hồ sơ liên quan cho thấy Parker từng kiện Apple vì một số vấn đề xảy ra trên điện thoại như mất đi thiết lập cài đặt, "bị đặt lại mật khẩu" và tải lại một số giao dịch trên App Store.
Trong đơn kiện, Parker nói rằng "tính năng mới" bao gồm việc iPhone được thiết lập để "bỏ qua một số tùy chọn màn hình khởi động nhất định", cho phép iPhone "giao tiếp với thiết bị khác một cách nhanh và chính xác hơn".
Dòng chữ ghi đậm yêu cầu Apple bồi thường cho Parker vì anh là người "phát hiện ra tính năng Group FaceTime".
Một người dùng đã kiện Apple với lý do không giống ai, đòi bồi thường "2 nghìn tỷ 900 USD và món đồ vô giá".
Những tính năng trên được Parker cho là "hỗ trợ Apple trong việc tạo ra iOS 12", và anh nên được bồi thường vì iPhone của mình là chiếc điện thoại đầu tiên có chúng.
Trong đơn kiện trước đó được nộp vào 28/3/2019, Parker đã yêu cầu Apple bồi thường khoản tiền tương đương chiếc iPhone 7 "đặc biệt" của anh là một nghìn tỷ USD, iOS 12 là một nghìn tỷ USD, "tâm lý của Raevon Terrell Parker" là "vô giá USD", tức là "2 nghìn tỷ vô giá USD".
Không chỉ vậy, Parker còn đòi thêm 900 USD tiền thuê chiếc iPhone 7 từ Apple, nâng tổng số tiền mà Táo khuyết phải bồi thường là "2 nghìn tỷ 900 USD và món đồ vô giá".
Vụ kiện ấy đã bị bác bỏ vào tháng 5/2019, sau khi Apple thuyết phục thành công thẩm phán rằng khiếu nại không đưa ra được yêu cầu cho thẩm phán xử lý. Trong vụ kiện mới hơn, Parker bổ sung rằng anh sở hữu bằng sáng chế cho "iOS 12.0.1 hoặc mới hơn" và "iOS 13.0.1 hoặc mới hơn".
Một lần nữa, Parker muốn được Apple bồi thường một nghìn tỷ USD do anh phải "nhập viện, đi lại, đau khổ, tủi nhục, bối rối và bị phỉ báng".
Hiện chưa có ngày cả 2 phải ra tòa để vụ kiện được tiếp tục.
Chuyện thật như đùa: Apple bị kiện vì sử dụng thương hiệu 'iPhone' Đây không phải là lần đầu tiên Apple vướng vào những vụ kiện cáo liên quan tới thương hiệu gắn liền với tên tuổi của mình. Đã từ lâu tên tuổi của các đời iPhone luôn gắn liền với sự thành công cũng như vị thế của Apple trên thế giới. Tuy nhiên, riêng tại Brazil, thương hiệu "iPhone" còn thuộc quyền sở...