Apple vẫn ấp ủ dịch vụ cho thuê điện thoại
Theo nguồn tin mới nhất từ Mark Gurman của Bloomberg trong bản tin Power On của mình, ông nhận định Apple vẫn đang tiếp tục nghiên cứu dịch vụ cho thuê điện thoại và sẽ sớm công bố chung vào cuối năm nay.
Ảnh: Mobile Syrup
Apple đã công bố rất nhiều sản phẩm đáng chú ý tại sự kiện mùa thu ‘Far Out’ của mình, từ những chiếc iPhone loại bỏ tai thỏ đến mẫu Apple Watch hoàn toàn mới được thiết kế cho các môn thể thao mạo hiểm. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều điều công ty không công bố – một trong số đó là dịch vụ cho thuê máy đã được đồn đại từ lâu của công ty.
Theo Mark Gurman, nguồn tin đáng tin cậy của Bloomberg trong bản tin Power On mới nhất, Apple có thể tung ra dịch vụ cho thuê điện thoại sớm nhất là trong năm nay. Dịch vụ này là nỗ lực của Apple nhằm đảm bảo doanh số bán hàng vẫn tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Ông Gurman cho biết: “Apple thực sự vẫn đang làm việc trên một dịch vụ cho thuê phần cứng sẽ tích hợp với các gói Apple One của mình. Công ty đang tích cực thử nghiệm dịch vụ mới này và tôi hy vọng nó sẽ ra mắt vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.”
Video đang HOT
Dịch vụ cho thuê iPhone đã được đồn đại lần đầu tiên vào tháng 3 bởi Bloomberg liên quan đến kế hoạch cho thuê phần cứng của Apple. Theo chi tiết đã có trước đây, dịch vụ cho thuê iPhone sẽ khác với các chương trình trả góp bằng cách tính phí hằng tháng cho khách hàng dựa trên thiết bị họ chọn, và nó sẽ cho phép khách hàng đổi điện thoại bằng cách lấy các mẫu mới khi Apple phát hành chúng.
Hơn nữa, dịch vụ cho thuê phần cứng có thể liên kết với các chương trình đăng ký khác của Apple như là một phần của gói Apple One và Apple Care. Các gói đăng ký này đang tồn tại độc lập với nhau.
Được biết, Apple đã chọn không công bố dịch vụ đăng ký tại sự kiện ‘Far Out’ để “giảm độ phức tạp của ngày ra mắt”. Apple được cho là sẽ có một sự kiện khác vào cuối mùa thu, có thể dành cho iPad và Mac. Đây có thể sẽ là thời điểm hoàn hảo để thông báo một dịch vụ đăng ký iPhone trong bối cảnh sắp vào kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Trung Quốc giảm xuất khẩu công nghệ sang Nga, dấu hiệu nới lỏng các hãng công nghệ trong nước?
Bộ Thương mại Mỹ cho biết các mặt hàng xuất khẩu như laptop, điện thoại và sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga đã giảm mạnh trong tháng 3.
Một phần do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Kremlin. Tuy nhiên, động thái cũng cho thấy Trung Quốc đã chọn cách hỗ trợ lĩnh vực công nghệ trong nước, đang bị trấn áp mạnh mẽ vài năm trở lại đây, thay vì mục tiêu chính trị.
Theo dữ liệu công khai mới nhất về thương mại, tháng 3 xuất khẩu laptop từ Trung Quốc sang Nga đã giảm 40% so với trước đó, trong khi smartphone giảm 2/3. Xuất khẩu trang thiết bị viễn thông giảm tới 98%.
Lệnh cấm vận công nghệ đối với Nga có hiệu lực trên toàn thế giới, áp dụng với bất kỳ sản phẩm nào sử dụng trang thiết bị hay phần mềm của Mỹ trong sản xuất vi xử lý máy tính, hay còn gọi là ngành công nghiệp bán dẫn. Giới phân tích cho hay, phần lớn các hãng sản xuất trên toàn cầu, gồm cả Trung Quốc đều đang sử dụng phần mềm hay thiết bị do Mỹ thiết kế.
Mỹ và 37 quốc gia khác thiết lập các lệnh hạn chế thương mại nhằm kiềm toả nền kinh tế công nghệ cao và năng lực quân sự của Nga sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Các lệnh cấm vận nhằm vào vi xử lý máy tính, thiết bị viễn thông, laser, điện tử hàng không và công nghệ hàng hải.
Các lệnh cấm xuất khẩu không nhằm ngăn chặn sản phẩm tiêu dùng như smartphone và laptop. Dù vậy, nhiều luật sư thương mại cho biết một số công ty đã ngừng xuất khẩu mặt hàng điện tử sang Nga, bất kể mặt hàng riêng lẻ có vi phạm quy định hay không.
Hàng loạt công ty công nghệ tại Mỹ, Hàn Quốc và thậm chí Trung Quốc đã thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh tại quốc gia châu Âu này. DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, là công ty Trung Quốc đầu tiên công khai rút khỏi thị trường Nga.
Áp lực tăng trưởng kinh tế sẽ buộc Trung Quốc nới lỏng trấn áp với ngành công nghệ
Lĩnh vực công nghệ đã trở thành mục tiêu trấn áp của Bắc Kinh vài năm gần đây do sự phát triển quá nóng. Trong 1 năm vừa qua, vốn hoá các ông lớn công nghệ Trung Quốc đều bốc hơi nhanh chóng. Cổ phiếu Tencent, Alibaba và Baidu lao dốc lần lượt 41%, 59% và 37%.
Việc Trung Quốc lựa chọn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế hay quan điểm chính trị ủng hộ Nga là câu hỏi mở đối với nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây. Dù vậy, những con số xuất khẩu cho thấy Bắc Kinh ít có khả năng đi ngược lại các lệnh cấm vận nhằm vào Moscow, do lo ngại sự trả đũa từ Mỹ sẽ dẫn đến tụt giảm doanh số công nghệ của các công ty Trung Quốc.
Trước đó, mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với phương Tây đã tác động tiêu cực với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. Huawei vẫn nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ và bị hạn chế nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, bối cảnh quốc tế căng thẳng cũng khiến doanh số bán hàng của nhiều công ty Trung Quốc ở nước ngoài giảm sút.
Không chỉ vậy, chính sách "zero Covid" trong nước cũng tạo ra sức ép to lớn với các công ty công nghệ và toàn nền kinh tế nói chung. Trong một cuộc khảo sát với 97 công ty của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Thâm Quyến thực hiện vào tháng 3, có tới 93% cho biết họ đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do đại dịch.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng 4 doanh số bán lẻ đã giảm 11,1% so với cùng kỳ 2021, thấp hơn nhiều so với dự báo 6,1% của các chuyên gia kinh tế và mức giảm 3,5% hồi tháng 3.
Trước những thách thức kinh tế ngày càng hiện hữu, việc rút khỏi thị trường Nga giúp Bắc Kinh giảm thiểu thêm những tác động tiêu cực đối với lĩnh vực công nghệ trong nước, cho thấy Trung Quốc có khả năng sẽ nới lỏng các quy định hơn nữa đối với ngành này nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Vì sao nên xóa cookie và cache điện thoại Android thường xuyên? Trình duyệt web điện thoại cần được dọn dẹp định kỳ, bất kể bạn đang dùng Google Chrome, Firefox hay Samsung Internet. Dù đang dùng điện thoại Android nào, trình duyệt của bạn luôn thu thập và lưu trữ dữ liệu mỗi lần lướt web. Dữ liệu này tạo ra cookie và cache (bộ nhớ đệm), giúp bạn duy trì đăng nhập tài...