Apple và Samsung cạnh tranh về giá sản phẩm
Sự cạnh tranh về giá giữa các thiết bị di động của Samsung và Apple tới đây có thể mang đến cho người dùng nhiều cơ hội tiếp cận sản phẩm công nghệ hơn.
Theo blog chuyên công nghệ và các sản phẩm điện tử tiêu dùng BGR (Boy Genius Report), sau “cuộc chiến” về kiểu dáng thiết kế, công nghệ và chiến lược tiếp thị sản phẩm, Samsung và Apple lại tiếp tục cạnh tranh nhau về giá thành sản phẩm.
Apple iPhone 4 và Samsung Galaxy S là những sản phẩm nằm trong cuộc cạnh tranh giảm giá. Ảnh: Wall Street Journal.
Cụ thể, cả 2 ông lớn trong làng thiết bị di động này đã liên tục giảm giá sản phẩm và thậm chí còn đẩy mạnh thương mại trên một số mẫu điện thoại cũ của mình. Sở dĩ cả Samsung và Apple đều có chung động thái này là vì sự cạnh tranh trên phân khúc sản phẩm phổ thông của thị trường; và đặc biệt là những thị trường mới có thể giúp công ty đạt được mức độ tăng trưởng nhu cầu các nhà đầu tư.
Theo những số liệu thống kê gần đây, giá của điện thoại Samsung Galaxy S đã giảm xuống gần 50% để hãng có thể cạnh tranh trực tiếp với 2 thương hiệu đang khá phát triển khác là Micromax và Karbonn. Bên cạnh đó, từ tháng 6/2012 vừa rồi, mẫu Galaxy S III cũng đã được Samsung hạ giá xuống khoảng 40% để chuẩn bị cho sự ra mắt của model Galaxy S IV. Về phía Apple, mẫu smartphone iPhone 4 cũng đã được niêm yết lại còn 270 USD ở Brazil. Riêng với thị trường Ấn Độ, người dùng chỉ cần bỏ ra khoảng 7000 rúp (tương đương 128,5 USD) và đổi kèm một smartphone cũ đang sở hữu là có thể lên đời bằng một chiếc iPhone 4.
Cuộc cạnh tranh về giá giữa 2 ông lớn của làng thiết bị di động này thực tế không phải là một việc làm tạm thời. Vì hiện tại, nhiều hãng khác đang chọn lựa cách sử dụng kết hợp hệ điều hành miễn phí với những phần cứng lắp ráp sẵn để có được những sản phẩm giá rẻ cho riêng mình. Dù vậy, trong tương lai, các thiết bị di động thông minh sẽ phải đi một đoạn đường khá dài nữa để có thể được xếp vào loại những mặt hàng có một mức giá dễ chịu hơn.
Theo VNE
Video đang HOT
Hình ảnh đại bản doanh Samsung tại Hàn Quốc
Trụ sở chính của Samsung tại Hàn Quốc được thành lập từ năm 1969, có diện tích rộng tới 1.720.000 mét vuông, được ví như một thành phố thu nhỏ với khoảng 40.000 nhân viên và nhiều tòa nhà cao tầng khác nhau.
Samsung được nhiều người biết đến như là một trong những hãng điện tử hàng đầu thế giới, là thương hiệu TV số một toàn cầu hay nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Còn ở quê hương của mình, tập đoàn này là một biểu tượng trong thời kỳ kinh tế phát triển cực thịnh của Hàn Quốc sau nội chiến, gắn liền với câu chuyện "kỳ tích sông Hàn". Nếu đến thăm đất nước Kim Chi, cái tên Samsung hiện diện ở rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ bánh, kẹo, mỹ phẩm cho tới đặc sản quý hiếm như sâm, linh chi hay thậm chí cả ôtô, chứ không chỉ ở các sản phẩm điện tử thông thường như điện thoại, TV...
Điều này có thể lý giải khi nhìn vào quá khứ, Samsung khởi đầu chỉ là một công ty thương mại được Lee Byung-chull, cha của Lee Kun-hee, Chủ tịch đương nhiệm của tập đoàn, thành lập vào năm 1938, với mặt hàng kinh doanh ban đầu là cá khô và thực phẩm. Những năm sau đó, Samsung thành công khi mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, bảo hiểm, chứng khoán và dệt may. Tới tận cuối những năm 1960, hãng mới gia nhập ngành sản xuất điện tử, tới cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, hãng lấn sang ngành công nghiệp đóng tàu.
Và chỉ tới đầu những năm 1990, sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chull qua đời và Samsung được giao lại về tay người con thứ Lee Kun-hee, thương hiệu của Hàn Quốc mới mở rộng ra thị trường quốc tế, đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất hàng điện tử và linh kiện bán dẫn trở thành nguồn thu chính của hãng.
Là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành và thuộc hàng khổng lồ của Hàn Quốc, Samsung sở hữu một đại bản doanh hoành tráng được ví như một thành phố thu nhỏ.
Trụ sở chính của tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc nằm trong khu tổ hợp thành phố kỹ thuật số (Digital City), ở thành phố Busan, cách 45 km về phía Nam thủ đô Seoul. Ảnh: Wiki.
Được xây dựng từ năm 1969, Samsung Digital City được ví là một thành phố thu nhỏ với nhiều tòa nhà khác nhau, bao gồm một trung tâm nghiên cứu 25 tầng là nơi các kỹ sư của Samsung phát triển các sản phẩm điện tử mới như điện thoại di động, máy tính bảng hay TV nổi tiếng thời gian qua.
Toàn bộ đại bản doanh của Samsung có diện tích rộng tới 1.720.000 mét vuông, trong đó có 1.350.000 mét vuông là văn phòng, nơi làm việc của khoảng 40.000 nhân viên.
Một hành lang trong tòa nhà làm việc cho thấy thiết kế đơn giản, rộng và thoáng đãng. Trên tường là dòng chữ về giá trị của công ty, giúp cho khách thăm quan hay nhân viên thấu hiểu Samsung.
Khu nghỉ dành cho những vị khách tới thăm quan trụ sở...
... với máy pha cà phê tự động, laptop kết nối mạng và có thể nhìn ra toàn cảnh khu tổ hợp Digital City.
Bảo tàng lịch sử của tập đoàn Samsung được đặt ngay trong đại bản doanh Digital City...
... đây là nơi cho thấy quá trình phát triển, lớn mạnh của Samsung trong gần 80 năm qua, từ thời kỳ khởi đầu với việc kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, bảo hiểm, cho tới quá trình chuyển giao giữa hai thế hệ Lee Byung-chull và Lee Kun-hee... và trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu về lĩnh vực điện tử. Ở chính giữa là sa bàn mô phỏng lại Digital City trong những năm đầu thành lập 1970.
TV, một trong những sản phẩm chủ đạo đưa tên tuổi của Samsung nổi tiếng ra thị trường quốc tế đầu những năm 1990, được Samsung ưu ái đặt dọc hành lang trong khu trưng bày lịch sử của mình.
Hàng chục nguyên mẫu TV cổ của Samsung, gắn với từng thời kỳ lịch sử riêng được trưng bày, tất cả đều hoạt động được. Tháng 6/1976, Samsung là hãng chế tạo và sản xuất TV màu đầu tiên ở Hàn Quốc.
Theo VNE
Microsoft chơi trội với chiếc "TV khổng lồ" 120 inch Tuy Microsoft không phải là một hãng sản xuất TV, nhưng điều đó không có nghĩa là người khổng lồ phần mềm không thể sở hữu chiếc TV hiện đại nhất thế giới. Đây là thiết bị Microsoft đặt tại Trung tâm Tầm nhìn Tương lai của hãng ở Seattle nhằm trình chiếu những mô phỏng về ngôi nhà của tương lai. Với...