Apple và nhiều công ty Mỹ đau đầu vì một đạo luật
Một đạo luật mới được chính phủ Mỹ ban hành có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty công nghệ.
Những công ty thuộc ngành hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, sản xuất xe hơi và rất nhiều ngành công nghiệp khác tại Mỹ đang gấp rút chuẩn bị cho ngày 13/8, thời điểm mà Đạo luật chi tiêu quốc phòng có hiệu lực.
Đạo luật nhắm tới Trung Quốc
Theo Bloomberg, Đạo luật chi tiêu quốc phòng 2020 nhắm chủ yếu đến các công ty công nghệ của Trung Quốc, mà cụ thể Huawei và các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Huawei là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ Mỹ-Trung xấu đi.
Đến nay, các biện pháp của chính quyền ông Trump đối với Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc đều nhằm mục đích ngăn chặn các công ty này có quyền truy cập vào hệ thống mạng tại Mỹ. Đạo luật này sẽ gia tăng thêm áp lực, đặt trách nhiệm cho các nhà thầu chính phủ Mỹ để thẩm định lại tất cả các đối tác của họ, nhằm đảm bảo không có mối liên hệ nào với những công ty Trung Quốc.
Đạo luật chi tiêu quốc phòng cũng sẽ yêu cầu các công ty phải chứng nhận rằng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ không có bất kỳ thiết bị nào của những nhà cung cấp như Huawei, ZTE thay các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.
Video đang HOT
“Đạo luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8 tới đây. Vì vậy, nếu những công ty vẫn muốn kinh doanh và hợp tác với chính phủ, họ sẽ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng”, David Hanke, một cựu nhân viên luật pháp của chính phủ Mỹ và hiện làm trong lĩnh vực tư vấn luật cho biết.
Mặc dù Huawei và ZTE đều không chiếm thị phần lớn tại Mỹ, thậm chí gần như đã bị cấm hoạt động tại nơi đây, họ vẫn chiếm thị phần lớn tại nhiều nơi trên thế giới.
“Bất chấp gặp khó khăn tại thị trường Mỹ do nhiều lý do, Huawei vẫn có thị phần lớn tại Trung Quốc, châu Âu và châu Phi. Nhiều công ty vẫn sẽ bán các sản phẩm liên quan đến họ”, Samantha Clark, luật sư tại công ty luật Covington & Burling nhận xét
Vì sao các công ty Mỹ đau đầu?
Một số công ty lớn như Amazon, Ford, Apple… đang hy vọng đạo luật sẽ được trì hoãn để họ có thể xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu, thứ gần như đã bị đại dịch Covid-19 thay đổi hoàn toàn.
Nếu đạo luật được thông qua, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải dừng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chính cho cơ quan chính phủ, bao gồm các loại thiết bị y tế để phòng chống virus corona.
Và, nếu đạo luật được thông qua, các công ty Mỹ sẽ không được sử dụng dịch vụ Internet, điện toán đám mây hay bất cứ dịch vụ nào liên quan đến các bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch hoặc các thành phần mạng khác của Trung Quốc.
Mỹ ngày càng mạnh tay kiểm soát các công nghệ để tránh sự can thiệp và sử dụng của Trung Quốc.
Ví dụ, một công ty của Mỹ có văn phòng ở London sẽ buộc phải sử dụng dịch vụ Royal Mail để vận chuyển bưu phẩm, vì hệ thống chuyển phát của bưu điện Anh có thể sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, thứ được phía Mỹ coi là mối nguy hại.
Hai năm trước, thời điểm dự luật mới được đề xuất, mâu thuẫn Mỹ – Trung Quốc chưa quá căng thẳng. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc và Mỹ liên tục có những mâu thuẫn xung quanh nhiều vấn đề như đại dịch Covid-19, tình hình chính trị tại Hoang Kong và Đài Loan hay mới nhất là vụ việc của Huawei đã khiến mọi thứ thay đổi nhanh chóng.
Đạo luật chi tiêu quốc phòng cho phép các công ty được thực hiện một số điều ngoại lệ để giúp các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết điều này không thể giúp họ vượt qua được cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 gây ra. Thay vào đó, họ muốn chính phủ đưa ra những gói hỗ trợ phù hợp.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tổng thống Donald Trump và Quốc hội Mỹ có quyết định tiếp tục thay đổi đạo luật hay không khi mà mối quan hệ Mỹ-Trung đang ngày một xấu đi.
Để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, nhiều chuyên gia đã khuyên các công ty nên thực hiện lại việc phân tích. Thậm chí, họ nên đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh và cân nhắc có nên tiếp tục làm việc với chính phủ nữa hay không.
Dự báo: Vượt mặt Apple, Microsoft sẽ sớm đoạt danh hiệu "công ty trị giá 2 ngàn tỷ"
Chỉ 2 năm nữa thôi!
Microsoft đang tập trung mạnh phát triển dịch vụ đám mây và coi đây là động lực hàng đầu giúp gã khổng lồ xứ Redmond sớm đạt được cột mốc mới về giá trị vốn hóa thị trường.
Với mức vốn hóa thị trường lên tới gần 1,39 ngàn tỷ USD, Microsoft hiện là một trong những công ty giá trị nhất thế giới chỉ sau Apple với giá trị vốn hóa vừa cán mốc 1,5 ngàn tỷ USD mới đây.
Theo nhà phân tích Philip Winslow đến từ hãng Wells Fargo Securities, Microsoft tất nhiên chưa bao giờ hài lòng với những gì đã có và công ty đang phấn đấu đạt giá trị lên tới 2 ngàn tỷ USD. Ước tính Microsoft có thể làm được điều này trong vòng 2 năm tới.
Đây là một dự báo khá bất ngờ khi Microsoft được cho sẽ trở thành công ty đầu tiên có giá trị 2 ngàn tỷ đô, thậm chí đánh bại cả Apple để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu.
Microsoft đẩy mạnh các sản phẩm đám mây và phục vụ doanh nghiệp
Winslow tin rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng dịch vụ đám mây sẽ là đón bẩy giúp Microsoft sớm đạt được mục tiêu này. Nói cách khác, dịch vụ đám mây sẽ sớm trở thành chìa khóa tăng trưởng cho Microsoft và dần thay thế các sản phẩm phần cứng và phần mềm văn phòng. Bên cạnh đó, các công cụ như Microsoft Teams chắc chắn cũng sẽ góp phần cho sự tăng trưởng của Microsoft.
Winslow tin rằng, cổ phiếu của Microsoft sẽ sớm có giá 283 USD và công ty sẽ duy trì mức tăng trưởng doanh thu trong vài năm tới.
Dưới thời Satya Nadella, ưu tiên chủ đạo trong phát triển của Microsoft là dịch vụ đám mây và thị trường doanh nghiệp. Nhiều người ban đầu còn hoài nghi về kế hoạch này của Satya Nadella có lẽ đang dần ngộ ra được sự đúng đắn trong chiến lược của vị CEO này.
Một Microsoft trì trệ vì thua kém trong mảng phần cứng trước kia sau khi quay trở lại với mảng dịch vụ và phần mềm lợi thế của mình đã nhanh chóng hồi sinh và đạt được rất nhiều thành tích ấn tượng.
Công ty Mỹ 'hoảng loạn' trước luật chống Huawei Các nhà thầu của chính phủ Mỹ đang lo lắng khi luật Ủy quyền quốc phòng, trong đó buộc không dùng công nghệ từ Trung Quốc, sắp thành hiện thực. Theo SCMP, đang có một sự "hoảng loạn thầm lặng" lan rộng ở Mỹ, khi các công ty nhà thầu cho chính phủ thuộc nhiều lĩnh vực trọng yếu, như hàng không vũ...